SJE - hội tụ của sự tăng trưởng, cổ tức và hành trình chinh phục các đỉnh cao mới!

E nhầm, hiện tất cả là 7 nhà máy đang hoạt động (6 thủy điện + 1 điện mặt trời) với tổng công suất là gần 80MW.
Hiện Thủy điện Ia Grai Thượng 8MW đang đẩy nhanh tiến độ để 2022 phát điện. Và dự kiến MA tầm 30MW thủy điện khác bác ơi.

ia tơi 2 và 2a bác xem ở đâu thế ? Em tìm không thấy ? 2 cái này và Đăk Brot đang đề xuất thôi nhỉ ?

Hóng.

  • Ia Tơi 2 + 2A và 01 Nhà máy điện mặt trời mới tại Phú Yên thì mọi thứ OK rồi bác ơi, chỉ đợi mỗi Chính phủ phê duyệt quy hoạc điện VIII thì lúc đó em nó mới bung lụa!
  • Đăk Brot thì MA mua lại, đang triển khai song song với Ia grai Thượng. Nhưng yêu tiên Ia grai Thượng hoàn thành trước.

3 nhà máy này đang ở bước được duyệt quy hoạch rồi đúng ko bác ? Em đọc thì Phú Yên đã có tài sản dở dang 425tr trong báo cáo rồi còn Ia Tơi 2 + 2A thì chưa rõ xuất hiện ở đâu nên nhờ bác share nguồn thêm. Nếu các dự án này thuận lợi thì SJE rẻ kỳ lạ.

Chưa cần nói tới các dự án mới thì giá SJE với những tài sản hiện có cũng tương đương 6X rồi bạn ơi. Bạn hình dung là Doanh thu điện tầm 350 tỷ, biên lợi nhuận tầm 70% thì đủ hiểu EPS của SJE nó sẽ dao động từ 6.000 đến 9.000đ, cổ tức đều như vắt chanh thì như vậy giá 6X có phù hợp?

Tất nhiên, Mình sẽ chia sẽ thêm các thông tin về tất cả các dự án trên!

1 Likes

NMĐ mặt trời Phú Yên có đang thi công luôn không bác ? Công suất con này bao nhiêu bác nhỉ ?

Điện mặt trời thì SJE đang dừng để đợi phê duyệt điện VIII bạn ơi. Giờ làm thì cũng chưa có giá để ký HĐMB. Hơn nữa cái điện mặt trời này thi công nhanh, nếu có mặt bằng và thủ tục thì 4 tháng là xong 1 nhà máy thôi.

Thực sự SJE rất cô đặc! rất tiềm năng và rất rất đáng để tích sản 2X 3x 4x nó rẻ lắm cơ.

1 Likes

thank bác.

Hàng cô đặc quá, trần cứng mà các bác không bán! Hy vọng tuần này volume tầm 100k/phiên và em nó chạm mốc 3X.

Giật mình khi thấy SDA 7x, vậy SJE sẽ phải là bao nhiêu để phù hợp???

Hàng ngon, chất - định giá quá thấp thì bất chấp thị trường chỉnh! SJE 6x thẳng tiến>>>>>>>!!!

Doanh thu điện 9 tháng 230 tỏi trên giá vốn 76 tỏi , tiếp tục duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp 70% (tỷ suất này sẽ gia tăng cùng với sự suy giảm các khoản vay dài hạn !!!)

Theo số liệu về công suất, vị trí địa lý các nhà máy của SJE thì trung bình doanh thu Quý 4/2021 ước đạt 120 tỷ bằng khoảng 35% doanh thu điện cả năm. Tuy vậy cần lưu ý rằng, thủy văn năm 2021 rất tốt, điện mặt trời Phong phú đã giải tỏa hết công suất nên thực tế doanh thu điện quý 4/2021 khả năng vượt qua con số 120 tỷ. Vậy với biên lợi nhuận gộp 70% thì lợi nhuận quý 4/2021 SJE dự kiến đạt là 84 tỷ ???

Đáng chú ý, EPS cho 9 tháng năm 2021 là 1.730đ và nếu không trích lập dự phòng thì đã là 3.000đ rồi!

Món 55k giá vàng quá ngon mà mình lại hết xiền :smiley:

CTCP Sông Đà 11 (SJE): Ngày 22/11 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thanh toán 24/12/2021.

Cơ hội tích sản SJE !

Cơ hội tích sản SJE trước báo cáo cực tốt quý 4/2021!

Nhìn quanh thì thấy hàng kém chất lượng, hàng rác tăng ảo ác quá mới càng thấy cổ vàng ròng SJE. 3X chào đón Q4.2021 vượt 200% kế hoạch năm nào.

Hút vốn tư nhân đầu tư vào truyền tải điện

Thanh Hương - 09/01/2022 09:35

Đầu tư hạ tầng truyền tải để bắt kịp tiến độ xây dựng nhà máy điện mới là thách thức lớn với ngành điện và sự có mặt của tư nhân được kỳ vọng sẽ giúp phá bỏ điểm nghẽn.

Cơ hội lớn cho SJE !


Đầu tư hệ thống hạ tầng truyền tải để bắt kịp tiến độ xây dựng các nhà máy điện mới là thách thức lớn đối với ngành điện.

Minh bạch ranh giới

Liên quan câu chuyện khuyến khích tư nhân đầu tư vào lưới truyền tải điện, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Lập pháp và Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET SE) vừa hoàn tất báo cáo “Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam về đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng truyền tải giai đoạn 2021 - 2030”.

Cụ thể, với đề xuất sửa đổi khoản 2, Điều 4, Luật Điện lực hiện hành từ “Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải…” thành “Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới truyền tải, trừ các dự án lưới điện do Nhà nước đầu tư được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo từng thời kỳ”, Báo cáo của VIET SE đã có kiến nghị rất chi tiết.

Đó là, “Nhà nước nên độc quyền trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các đường dây truyền tải trục xương sống 500 kV Bắc - Nam hoặc trục liên kết vùng, bao gồm đường trục và các trạm 500 kV; trục đường dây 220 kV và trạm biến áp 220 kV liên kết các tỉnh, thành phố hoặc cấp điện cho phạm vi nhiều huyện (hoặc có thể theo quy mô dân số, diện tích).

“Cụ thể, cần có nghị định dưới luật về quyền sở hữu của Nhà nước đối với các công trình 500 kV đấu nối trực tiếp vào trục đường dây truyền tải xương sống Bắc - Nam ở cấp điện áp ≥ 500 kV; các trục truyền tải 500 kV có tính chất kết nối liên miền, liên vùng; các trạm cắt 500 kV trên trục truyền tải chính; công trình 220 kV đấu nối trực tiếp vào trục đường dây truyền tải 220 kV có tính chất cung cấp điện cho 2 tỉnh, thành phố trở lên; hoặc cấp điện cho phạm vi nhiều huyện; trạm cắt 220 kV trên trục truyền tải chính”, Báo cáo của VIET SE viết.

Đồng tình với việc khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư lưới truyền tải điện, đại diện Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cũng cho hay, cần phân định rõ phạm vi giữa hệ thống truyền tải điện quốc gia và hệ thống truyền tải điện phục vụ đấu nối từ các nhà máy điện/cụm nhà máy điện tới điểm đấu nối vào hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Ngoài ra, các chuyên gia của VIET SE cũng kiến nghị, Luật Điện lực sửa đổi cần quy định rõ thêm các nội dung liên quan đến phạm vi và hình thức đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước để đảm bảo tính khả thi và hài hòa lợi ích của tất cả các bên, đồng thời đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia. Các quy định cần rõ ràng, minh bạch và đủ hấp dẫn để thu hút được nhà đầu tư.

Giá truyền tải hay dự án điện là điểm nhấn?

Trên thực tế, nhiều dự án nguồn điện do tư nhân đầu tư bấy lâu nay vẫn đảm trách xây dựng các đoạn truyền tải từ nhà máy tới điểm đấu nối với lưới điện quốc gia và các chi phí này được tính vào giá điện. Việc vận hành thời gian sau đó cũng do các nhà đầu tư tư nhân quản lý, bởi không ai muốn phải “đổ vỏ” về chất lượng cho những thiết bị không do mình đầu tư.

Ở phía bán điện, việc tư nhân, hợp tác xã đầu tư lưới điện hạ áp để bán điện tại khu vực nông thôn đã diễn ra từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do trình độ quản lý kém, tỷ lệ thất thoát lớn, dẫn tới giá bán điện cao, người dân phản đối, khiến Nhà nước phải yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp nhận lại lưới điện hạ áp và thực hiện bán điện trực tiếp tới hộ dân theo giá Nhà nước quy định từ gần chục năm nay.

Dẫu vậy, 2 năm trở lại đây, câu chuyện tư nhân tham gia làm đường truyền tải được liên tục nhắc tới. Đây cũng là thời điểm bùng nổ hàng loạt dự án điện mặt trời, chủ yếu do tư nhân đầu tư, diễn ra trong thời gian rất ngắn mà không theo bất cứ quy hoạch nào.

Cuộc đua về đích trước ngày 30/6/2019 để được hưởng giá điện cao là 9,35 UScent/kWh đã khiến các nhà đầu tư bỏ qua cảnh báo về lưới truyền tải điện hiện có tại một số khu vực không theo kịp được sự bùng nổ đầu tư điện mặt trời.

Thực trạng này cũng khiến có những doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn Trung Nam đề xuất làm hẳn đoạn truyền tải ở cấp điện áp 500 kV - điều mà trước đây chưa có doanh nghiệp tư nhân nào làm.

Tuy nhiên, theo chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình, với mức phí truyền tải chỉ chiếm khoảng 7% giá bán điện (khoảng 100 đồng), không ai mạo hiểm bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đầu tư đường dây 500 kV, nếu không gắn với lợi ích từ dự án của chính họ.

Chính Báo cáo của VIET SE cũng nhận xét, mức phí truyền tải đang được tính rất thấp, khoảng 86,25 đồng/kWh (chiếm 4,63% giá điện bình quân). Mức phí này dự kiến tăng lên cao nhất là 145,37 đồng/kWh trong giai đoạn 2021-2030.

“Với mức phí như dự báo hiện nay thì các phương án huy động vốn đều không khả thi, cho dù vốn đầu tư là nhà nước hay ngoài nhà nước. Kết quả mô hình hóa tài chính cho thấy, để đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư lưới truyền tải, thì cần tăng mức phí truyền tải lên từ 22,37% đến 52,90%, tuỳ thuộc vào tỷ lệ tham gia đầu tư của thành phần kinh tế ngoài nhà nước”, Báo cáo của VIET SE khẳng định.

Tư nhân khát khao đầu tư vào truyền tải điện

Nhiều nhà đầu tư tư nhân bày tỏ mong muốn được làm đường dây truyền tải điện bởi cho rằng, đây là điểm nghẽn chính trong phát triển năng…