Năm 2023, các động lực tăng trưởng kinh tế như xuất khẩu và tiêu dung có thể chững lại khi kinh tế các nước đối tác suy thoái và tiêu dùng trong nước khó tăng mạnh như năm trước. Giải ngân đầu tư công được kỳ vọng là trụ cột mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn này.
I/ Cập nhật về Ngành
1. Tốc độ giải ngân có sự tăng tốc trở lại
Thủ tướng chính phủ và nhiều lãnh đạo cấp cao trực tiếp thúc đẩy tiến độ giải ngân và mạnh tay xử lý các nhà thầu/ cơ quan quản lý gây chậm tiến độ. Giá nhiều loại vật liệu đã có sự hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022. Qua đó, vốn giải ngân đầu tư công trong 2022 có sự tăng trưởng 31.51% so với năm trước.
2. Kế hoạch giải ngân 2023
Năm 2023, nâng kế hoạch giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước lên 28.9% đạt tới 699,000 tỷ đồng với mục tiêu hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế và hạ tầng. Đồng thời để thể hiện quyết tâm, chính phủ đã nới lỏng mục tiêu lạm phát bình quân lên 4.5% so với mức 4% năm 2022.
Năm 2023 cũng là thời điểm vàng để đẩy mạnh phát triển các mục tiêu về hạ tầng do giá VLXD giảm đáng kể thời gian gần đây và những tháng sắp tới do nhu cầu về BĐS được dự báo thấp, ít nhất trong nửa đầu năm 2023.
Các nhà thầu xây dựng dự kiến sẽ có biên lợi nhuận tốt hơn so với năm ngoái. Chính vì vậy, việc đấu thầu, chỉ định thầu các dự án sẽ được đẩy mạnh hơn trong năm tới. Mức tăng giải ngân vốn đầu tư công có thể đạt 20-25% vsck với trọng điểm là các dự án cao tốc Bắc – Nam và sân bay Long Thành.
3. Các dự án trọng điểm
Dự án chuyển tiếp cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 (khởi công giai đoạn 2016 – 2020, đang tiếp tục hoàn thành). Nhằm rút ngắn thời gian để thực hiện dự án, Bộ GTVT đã được quyền chỉ định thầu CTBN giai đoạn 2 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp, di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Bộ cũng đã công bố các tiêu chí lựa chọn nhà thầy xây lắp rất khắt khe nhằm đảo bảo các dự án được thưc hiện một cách minh bạch.
Cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và trong 2023 sẽ tiến hành xây dựng đường băng và nhà ga).
Vành đại 3 (đã giải phóng mặt bằng được 95% và kỳ vọng đến giữa năm 2023 sẽ khởi công dự án này).
4. Khởi công toàn bộ các dự án tại CTBN giai đoạn 2 trong tháng 1/2023
Mới đây, 12/25 gói thầu đầu tiên tại CTBN giai đoạn 2 đã được khởi công vào ngày 01/01/2023 với các liên danh nhà thầu được Bộ GTVT chỉ định. Bộ GTVT cũng đặt kế hoạch lựa chọn xong nhà thầu tại 13 dự án còn lại trước ngày 10/01/2023 và khởi công trong ngày 15/01/2023. Đây sẽ là động lực để thúc đẩy doanh thu nhóm các công ty được hưởng lợi từ các dự án này trong 2023-2025 như VCG, HHV, C4G, …
II/ Tổng CTCP Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng Việt Nam
1. Hoạt động kinh doanh
VCG là một trong những doanh nghiệp lâu đời và có quy mô lớn trong quy mô lớn trong lĩnh vực xây lắp và cung cấp vật liệu xây dựng. Ngoài ra, VCG sở hữu danh mục hạ tầng các nhà máy điện, nước và cho thuê văn phòng, sàn thương mại.
Sau khi hoàn tất thoái vốn nhà nước, VCG tích cực đẩy mạnh phát triển mảng đầu tư bất động sản với các dự án trọng điểm Cát Bà Amatia (Hải Phòng).
2. Kết quả kinh doanh 2021
Doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng gấp 1,5 lần so với 2021 đạt 8.629 tỷ đồng hoàn thành 63% kế hoạch, chủ yếu đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực xây lắp khi các gói thầu hạ tầng giao thông lớn được đẩy mạnh tiến độ thi công.
LNST cả năm 2022 đạt 1.049 tỷ đồng tăng 102% so với 2021 song mới chỉ thực hiện được 75% kế hoạch năm. Đây là kết quả khá khả quan trong bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như: dịch bệnh covid 19, giá nguyên vật liệu tăng cao, tín dụng BĐS bị thắt chặt, lãi suất tăng cao, thị trường tài chính diễn biến khó lường. Khiến cho 2022 chưa thể là điểm rơi lợi nhuận của các dự án BĐS lớn của VCG như kế hoạch.
3. Luận điểm đầu tư VCG
Khôi phục vị thế ông lớn trong lĩnh vực xây dựng
-
Vinaconex từng là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng. Tuy vậy trong 10 năm gần đây vị thế của VCG suy giảm đáng kể khi: (1) Hạn chế trong năng lực kiểm soát chi phí gây sụt giảm khả năng cạnh tranh trước các nhà thầu tư nhân; (2) Nhiều sai phạm được thanh tra tại các dự án do VCG phát triển hoặc thi công.
-
Sau khi hoàn thành thoái vốn nhà nước và ổn định bộ máy, VCG đã thúc đẩy mạnh mẽ trở lại lĩnh vực xây dựng với việc trúng thầu nhiều dự án quy mô lớn với chất lượng thi công được đánh giá cao.
-
VCG sở hữu lợi thế tốt để cạnh tra tranh: (1) Quy mô lớn, hệ thống trải khắp cả nước và nguồn lực tài chính dồi dào; (2) Hiệu quả dòng tiền tại dự án cao hơn đáng kể so với đối thủ.
Tham vọng tại lĩnh vực Bất Động Sản
- Mảng BĐS sẽ được VCG đẩy mạnh trong các năm tới nhằm tận dụng các lợi thế: (1) Quỹ đất lớn và vị thế cao trong đấu thầu phát triển dự án, thậm chí các dự án tại vùng lõi đô thị; (2) Kinh nghiệm phát triển BĐS của nhóm cổ đông lớn.
- Tiến độ đầu tư dự án có thể chậm lại trong giai đoạn 1-2 năm tới do sự chững lại của thị trường BĐS. Tuy vậy khả năng tạo dòng tiền và tiềm năng dài hạn của các dự án là khá tốt nếu xét đến: (1) Các dự án đang mở bán sở hữu vị trí thuận lợi và đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân; (2) Dự án trọng điểm Amatia Cát Bà hưởng lợi từ cơ chế đặc thù cho TP. Hải Phòng.
Lợi thế từ chuỗi giá trị
VCG sở hữu mảng sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông thương mại, cấu kiện xây lắp,…) với mức đóng góp lớn trong cơ cấu lợi nhuận gộp. Điều ngày gíup VCG: (1) Thu được nhiều lợi ích hơn trên các dự án thi công khi doanh nghiệp đồng thời là nhà thầu xây lắp và nhà cung cấp một phần vật liệu, kết cấu công trình. (2) Với đặc điểm biên lợi nhuận cao và dòng tiền tích cực của mảng VLXD, VCG sở hữu hiệu quả lợi nhuận và dòng tiền cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp đơn thuần cung cấp dịch vụ xây lắp.
Định giá
LNST VCG đạt 1.049 tỷ đồng, EPS đạt 1.824 đồng/cp tương ứng với mức P/E 10.6 lần giá đóng cửa 19.35 phiên 07/02/2023. Theo em, mức PE hiện tại của VCG khá thấp với PE ngành khoảng 14 lần, việc giải ngân VCG trong vùng giá 19-20 cũng khá hợp lý.