SZC tím đẹp quá !!
Lạm phát ở khu vực Châu Âu tháng 1 tăng 2.8% yoy (kỳ vọng 2.8%; trước đó 2.9%). Core CPI của khu vực EU tháng 1 đạt 3.3%, cao hơn so với kỳ vọng 3.2% nhưng vẫn thấp hơn so với trước đó 3.4% yoy. Có thể thấy rằng, lạm phát tại khu vực EU cũng diễn biến tương tự với các nền kinh tế lớn khác, tạo điều kiện thuận lợi cho ECB có thể phát tín hiệu sẽ giảm lãi suất ngay trong năm 2024 tương tự Fed.
Kết hợp với chỉ số PMI sản xuất của hàng loạt các quốc gia Châu Á đều tích cực, như Việt Nam, Indo và Hàn Quốc đều lần lượt đạt 50.3; 52.9 và 51.2 ( trung bình khu vực là 50.3). Có thể nhận thấy rằng, triển vọng kinh tế phục hồi cùng lạm phát giảm về mức mục tiêu đang rất tích cực
bọn KCN mấy nay tăng quá thể
Nay bds KCN tăng quá bác ơi !!
Có tin gì không bác
TT chung vẫn chưa đủ mạnh để lắp GAP tháng 9/2023. Tín hiệu phân kỳ dương đã xuất hiện trên các chỉ báo kỹ thuật thông dụng (RSI, MACD), cho thấy sức mạnh dòng tiền đang yếu dần
TỶ GIÁ SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU LẠM PHÁT CÒN NEO CAO ?
Chỉ số lạm phát của Mỹ theo công bố đã tăng mạnh hơn trong tháng 1, cho thấy lạm phát còn nóng và dai dẳng. Điều này liệu sẽ tác động đến kế hoạch kết thúc thắt chặt tiền tệ của Fed?
Trước đó, các quan chức Fed mặc dù chưa rõ quyết định nhưng cho biết đang tìm cách thiết lập sự cân bằng phù hợp cho chính sách tiền tệ năm 2024. Dù thị trường tài chính đang kỳ vọng về những đợt cắt giảm mạnh về lãi suất, các nhà hoạch định chính sách đã khá thận trọng khi đưa ra tuyên bố chính sách, tập trung hơn vào số liệu thay vì đưa ra các dự báo cụ thể.
Fed đang kỳ vọng rằng lạm phát sẽ giảm trở lại mục tiêu 2% → Kì vọng vào việc giá nhà ở sẽ lao dốc trong năm nay. Mức tăng chỉ số lạm phát do chi phí giá nhà ở neo cao có thể sẽ là vấn đề đối với Ngân hàng trung ương trong nỗ lực tìm hướng nới chính sách tiền tệ sau chu trình thắt chặt.
Động thái của Fed sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường: Sự khác biệt giữa kịch bản tích cực và thận trọng của chúng tôi phụ thuộc chủ yếu vào tín hiệu của Fed.
Việc Fed tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao trong những tháng sắp tới sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tỷ giá và chính sách tiền tệ của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, thống kê từ Tổng Cục Thống kê (GSO) cho biết, trong tháng 1/2024, giá đồng đô la Mỹ trên thế giới có xu hướng tăng khi các nhà đầu tư tiếp tục mua vào đồng bạc xanh với kỳ vọng Fed sẽ không sớm cắt giảm lãi suất. Tính đến ngày 25/01/2024, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 103,18 điểm, tăng 0,24% so với tháng trước. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 24.555 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2024 tăng 0,52% so với tháng 12/2023 và tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước.
1) Thế Giới:
Chứng khoán Mỹ có phiên điều chỉnh sau đà tăng mạnh
Trung Quốc hạ 0.25% lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, tiếp nối động thái hạ dự trữ bắt buộc đầu năm
Tỷ giá đang gây sức ép trở lại. Sau khi CPI Mỹ công bố tăng lại thì vấn đề tỷ giá sẽ đáng quan tâm sắp tới -> Vấn đề này sẽ vẫn tiếp diễn nếu FED chưa hạ lãi suất thì biến động tỷ giá khi các dữ liệu kinh tế Mỹ ra ngược kỳ vọng sẽ cực kỳ đáng quan tâm
2) Thị Trường VN:
Thị trường có phiên kéo tăng điểm thứ 8 liên tiếp, đưa chỉ số chạm mốc 1230 cũng là mốc kháng cự tiếp theo của vnindex
Dòng tiền được đánh giá là mạnh mẽ với việc thanh khoản liên tục được cải thiện so với trước Tết.
Bđs, chứng khoán, thép, đầu tư công chưa có tín hiệu nào đáng chú ý
-> Tuy nhiên với đà tăng kéo dài thì việc sẽ có xuất hiện rung lắc điều chỉnh đỏ là hoàn toàn bình thường
Anh/chị tập trung tham gia các cổ phiếu có dòng tiền mạnh mẽ
Tăng trưởng tín dụng giảm 0.6% so với cuối năm 2023
Tín dụng giảm trong tháng 1 là tình trạng chung những năm gần đây. Thường thì tín dụng tăng mạnh vào tháng hoặc tuần cuối cùng của Quý và giảm vào ngay tháng tiếp theo.
Với việc tín dụng đã tăng mạnh trong tháng cuối năm 2023 thì tín dụng giảm nhẹ trong tháng 1 là điều bình thường.
Lý giải cho việc này mới đây: Phó Thống đốc NHNN lý giải nguyên nhân suy giảm là do kinh tế tiếp tục gặp khó khăn và khả năng hấp thụ tín dụng của doanh nghiệp hạn chế chứ không phải do vấn đề cơ chế.