Sóng Ngành Gạo x2 TK vì Hưởng lợi Kép 4 tháng cuối năm 2023

, , ,

TTCK Việt Nam đang vào pha tích luỹ và sideway với vùng biên độ an toàn là 116x-1200…Nhịp này TT cần thời gian tích luỹ và sideway chờ thêm nhiều tin tốt hỗ trợ hay vĩ mô phát tín hiệu rõ nét hơn khi tin tức hỗ trợ ít dần…Quan Sát 2 phiên cuối tuần DÒng Tiền đang đánh luan chuyển các nhóm ngành hút tiền (BDS, CK) hoặc được hưởng lợi theo Vĩ MÔ thời gian tới ( Xuất Khẩu sẽ khả quan và hưỡng lợi tỹ giá)…Ngày 24/8 thì nhóm Đường (LSS, SBT, QNS, SLS…) tăng mạnh, đến ngày sau thứ 6 ngày 25/8 thì nhóm Thuỷ Sản nổi sóng (IDI, ANV, VHC…)…Nên quan sát khả năng từ tuần sau DÒNG TIỀN SẼ QUA TRADE NHÓM KINH DOANH -XUẤT KHẨU GẠO vì đang có nhiều yếu tố tốt ủng hộ tăng giá thời gian tới.Cụ thể như sau:

Vĩ Mộ: Thế Giới đang khủng hoảng Lương Thực Toàn Cầu (sẽ kéo dài 2 năm 2023-2024)
1/ Đầu tiên Ấn độ , Nga , UAE cấm xuất khẩu gạo
2/ Tiếp theo Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo
3/ Malaysia nguy cơ mất an ninh lương thực trong ngắn hạn
4/ Lũ lụt nghiêm trọng ở vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, ảnh hưởng an linh lương thực của TQ
5/ Ấn Độ chính thức công bố áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% đối với mặt hàng gạo đồ .

Ấn , Thái lan , Việt nam : 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất TG .
Đông Nam Á là nơi trồng lúa nhiều nhất trên TG .
TQ, Ấn Độ : 2 nước tiêu thụ Gạo nhiều nhất TG .

Trong bối cảnh tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước .

Hiện tượng thời tiết tiêu cực của El Nino gây ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực.

Đặc biệt, diễn biến địa chính trị còn diễn biến phức tạp (Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen)

2 - Các Doanh Nghiệp Gạo trong nước đang có trữ lượng hàng tồn kho rất lớn và giá bán theo các hợp đồng từ quý 3 và quý 4 này rất cao nên Lợi NHuận so với năm trước chắc chắn là sẽ cực tốt , tăng trưởng mạnh.

3 - Hiện tại tỷ giá ngoại tệ đang có biến động, chênh lệch có hướng có lợi cho nhóm XK thu USD về nhiều nên nhóm Gạo lại có thêm 1 nguồn lợi nhuận từ việc chênh lệch tỷ giá => NHÓM GẠO SẼ CÓ LỢI NHUẬN KÉP, TĂNG TRƯỞNG MẠNH THẤY RÕ bắt đầu từ quý 3 /2023 trở đi cho đến năm 2024 => Khả năng cao sóng ngành Gạo sẽ tăng dài thời gian tới.

4 - Phân Tích sơ các cp nhóm Gạo:

A -Nhóm cp XK Gạo có lượng cp trôi nổi ít dẽ tăng giá khi dòng tiền vào mạnh như : (kỳ vọng trong 4 tháng)
AFX mua vùng 12-13 => Kỳ vọng 18-20
AGM mua vùng 7.5-8,5 => Kỳ vọng vượt 15 lên 20
KGM mua vùng 11-12.6 => kỳ vọng vượt 17.5 lên 2x
VSF mua vùng 25-27 => kỳ vọng vượt 3x lên 4x -5x
B - Nhóm cp Kd Gạo nhưng vol lớn, thanh khoản cao vì đã phát hành cp tăng vốn khá nhiều lần nên tăng giá sẽ phải DÒng Tiền Lớn và kéo từ từ như:
TAR mua vùng 17.9-19 => kỳ vọng lên lại vùng 22-23
PAN mua vùng 20.4-21.2 => kỳ vọng lên lại vùng 23-24
LTG mua vùng 36-38 => kỳ vọng vượt 40 lên lại vùng 44
TSC mua vùng 5.2-5.4 => Kỳ vọng vượt 6.5 tiến lên 8-10

=> THỜI GIAN TỚI NDT CŨNG NÊN gom cp nhóm Gạo để đón sóng tăng trưởng mạnh trong 4 tháng cuối năm…NDT nào quan tâm yêu thích nhóm cp ngành Gạo thì có thể vào topic này đàm đạo và chia sẽ về các thông tin của cp nhóm Gạo nhé…Goodluck to you

NDT nào chưa có cp cho sóng ngành Gạo quý 3/2023 thì nên canh gom cp KGM trong các phiên tới trước khi em nó phi mạnh như AGM nhé…gửi các CHART KGM cho anh em NDT Tham Khảo nhé… :two_hearts:

Xuất khẩu gạo có thể tiếp tục thuận lợi trong quý III năm 2023 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 660.738 tấn, trị giá 362,66 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 6,4% về trị giá so với tháng trước; còn so với cùng kỳ năm ngoái tăng 13,6% về lượng và 27,3% về trị giá. Lũy kế trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt gần 4,9 triệu tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. [​IMG] Số liệu: Tổng Cục Hải quan (H.Mĩ tổng hợp) Philippines vẫn thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39,6% tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước với 1,94 triệu tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu gạo sang thị trường tiêu thụ lớn thứ hai là Trung Quốc tăng mạnh hơn 54%, đạt 718.654 tấn, chiếm 14,7% tổng lượng xuất khẩu. Indonesia đã vươn lên đứng thứ ba về thị trường xuất khẩu gạo của nước ta với khối lượng đạt 602.667 tăng 16 lần về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 12,3% thị phần. Theo dữ liệu từ Reuters, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và hiện gần bằng giá gạo Thái Lan, quanh mốc 630 USD/tấn. Giá gạo Thái Lanh ở mức 655 USD/tấn. [​IMG] Số liệu: Reuters (H.Mĩ tổng hợp) Trong báo cáo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục tăng trong quý III do Nga rút khỏi Thoả thuận Sáng kiến Lương thực Biển Đen, cho phép Ukraine xuất khẩu lương thực và phân bón từ ba cảng chính của Ukraine ở Biển Đen, dẫn đến nỗi lo ngại sụt giảm nguồn cung lương thực trên toàn cầu. Bên cạnh đó, El Nino bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2-3 năm, có nguy cơ gây hạn hán trên một số vùng trồng lúa ở Đông Nam Á kéo theo năng suất giảm. Cuối cùng, Ấn Độ, nước đóng góp 37% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu hàng năm, cấm xuất khẩu gạo trắng nonbasmati, bên cạnh lệnh cấm xuất khẩu gạo 25% tấm và áp thuế 30% đối với gạo non-bastima kể từ tháng 9/2022. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) dự báo tình hình xuất khẩu gạo sẽ còn tích cực trong thời gian tới. Nguồn cung không tăng trong khi nhu cầu thế giới tiếp tục tăng. Hiện tượng El Nino gây ra thời tiết khô hạn tại các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, diện tích trồng cây lương thực giảm, thúc đẩy các nhà nhập khẩu tăng cường tích trữ do lo ngại nguồn cung bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Rủi ro biên lợi nhuận gộp giảm Tuy nhiên, giá gạo cao dẫn đến nhu cầu cây giống và nguyên vật liệu khác cho các vụ gieo trồng sắp tới tăng cao. Do đó, KIS cho rằng biên lợi nhuận gộp của một số doanh nghiệp gạo sẽ giảm theo quý và duy trì ổn định theo năm. Nhiều doanh nghiệp đang tìm thêm nguồn tài chính để mở rộng đầu tư vụ Thu Đông, có thể đẩy chi phí lãi vay lên cao bất chấp chính sách nới lỏng của NHNN. Thống kê một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy biên lợi nhuận gộp quý II có sự phân hoá. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp ghi nhận sự cải thiện trong biên lợi nhuận gộp như Lộc Trời (Mã: LTG), Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (VSF), XNK Nông sản Thực Phẩm An Giang (Mã: AFX) hay XNK An Giang (Mã AGM) thì mức tăng không đánh kể từ 0,1 đến 3,8 điểm phần trăm. Trong khi đó, ở nhóm có biên lợi nhuận gộp giảm như Trung An (Mã: TAR), Vinaseed (Mã: NSC) thì mức giảm mạnh hơn 3,7 - 7,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. [​IMG] Số liệu: Wichart (H.Mĩ tổng hợp) Việc một số doanh nghiệp ghi nhận biên lợi nhuận gộp giảm chủ yếu là do tốc độ tăng doanh thu không lớn bằng tốc độ tăng giá vốn bán hàng. Điển hình như trường hợp của Trung An khi doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu tăng 111% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.615 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng 129% lên 1.549 tỷ đồng. Số khác ghi nhận doanh thu giảm nhưng giá vốn lại tăng như trường hợp của Vinaseed. Công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, công ty sở hữu 7 công ty con khác, trong đó có Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) với tỷ lệ sở hữu 98,92% vốn điều lệ chuyên chế biến nông sản, hạt giống cây trồng. Các nhà máy Vinarice hiện có công suất chế biến 100.000 tấn gạo/năm và 50.000 tấn giống/năm.

Nóng: Myanmar hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo

25/08/2023 11:34 GMT+7

Một nguồn cho Thanh Niên biết, Myanmar sẽ hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo (trừ gạo đồ) kể từ ngày 1.9 đến 15.10.2023.

Bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập Công ty SSResource Media Pte.Ltd (Singapore) - đơn vị chuyên cung cấp thông tin và phân tích thị trường lúa gạo thế giới nói với Thanh Niên : Nguồn đáng tin cậy từ giới chức Myanmar cho biết, chính phủ nước này sẽ ra thông báo về việc hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo. Khả năng cao là lệnh hạn chế sẽ có thời hạn từ ngày 1.9 - 15.10.2023.

[​IMG]

[​IMG]

Lộ tin Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo

CÔNG HÂN

Thời điểm 15.10 được xem là lúc Myanmar sẽ cơ bản kết thúc vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm. Hiện tại, Myanmar và Indonesia đang có thỏa thuận (chưa được ký kết) mua bán gạo lớn nhất từ trước tới nay với sản lượng lên đến 80.000 - 100.000 tấn. Tuy nhiên, nếu lệnh hạn chế được ban bố, Myanmar sẽ phải cân đối lại sản lượng và giá cả cho phù hợp với thị trường.

Myanmar cùng với một số nước Đông Nam Á như Campuchia đang nổi lên là nguồn cung gạo quan trọng của thế giới sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo vào 20.7.2023; bên cạnh nguồn cung lớn từ Việt Nam và Thái Lan, vốn đang có sản lượng hạn chế.

Trước đó, Bloomberg dẫn nguồn từ quan chức Ấn Độ cho biết: Ấn Độ đang xem xét đánh thuế mặt hàng gạo đồ xuất khẩu. Tuy nhiên sau đó, Reuters dẫn thông tin từ nguồn khác bác bỏ thông tin này. Điều cần lưu ý, Bloomberg chính là nơi đầu tiên “lộ” thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

“Thị trường gạo thế giới hiện đang quá nhạy cảm. Chắc chắn thị trường toàn cầu hôm nay và ngày mai sẽ có những phản ứng tức thì với thông tin hạn chế xuất khẩu gạo từ phía Myanmar, nơi đang được xem là nguồn cung gạo có giá trị hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên bình tĩnh vì Myanmar chỉ hạn chế xuất khẩu có thời hạn”, bà Hương khuyến cáo.

Sáng 25.8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang là 638 USD/tấn còn Thái Lan thấp hơn 10 USD với mức 628 USD/tấn.

Thị trường được dự báo sẽ biến động trong vài ngày tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.

Xuất khẩu gạo tăng và khuyến nghị cho Việt Nam
Đỗ Văn Huân
Đã hơn một thập kỷ nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam mới có sự tăng cao như 7 tháng đầu năm 2023. Khi mặt hàng gạo xuất khẩu tăng cao hiếm thấy thì Việt Nam nên tranh thủ cơ hội này…


7 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 13/30 các mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD.
Việt Nam đã ra khỏi nước thiếu hụt lớn về lương thực, trở thành nước xuất khẩu gạo từ năm 1988. Mặt hàng này sớm và liên tục tham gia “câu lạc bộ” các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên (từ năm 1998 với 1.020 triệu USD).

XUẤT KHẨU GẠO TĂNG CAO VỚI NHIỀU KỲ VỌNG
Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc nhóm tương đối cao (trên 3 tỷ USD), đứng thứ 18 trong 35 thành viên và đứng thứ 18 trong 21 thành viên đạt trên 3 tỷ USD; 7 tháng năm 2023 đã vượt lên đứng thứ 13/30 các mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD.

[​IMG]
Từ diễn biến của 7 tháng năm 2023 và các yếu tố tác động, xuất khẩu gạo của Việt Nam có 2 kịch bản dự báo cho cả năm 2023.

Kịch bản 1 (kịch bản thấp): nếu bình quân 1 tháng trong 5 tháng còn lại đạt bằng mức của tháng 7, 5 tháng còn lại sẽ đạt 1.625 triệu USD, cộng với 7 tháng đầu năm thì cả năm 2023 sẽ đạt trên 4,2 tỷ USD, tăng 21,8%, hay tăng 753 triệu USD so với năm 2022, cao nhất từ trước đến nay, vượt xa so với kỷ lục đã đạt được vào năm 2012.

Kịch bản 2 (kịch bản cao): nếu bình quân 1 tháng trong 5 tháng còn lại đạt bằng với mức bình quân 1 tháng của 7 tháng đầu năm (369 triệu USD), thì 5 tháng còn lại sẽ đạt 1.845 triệu USD, cộng với 7 tháng đầu năm thì cả năm 2023 sẽ đạt trên 4,4 tỷ USD, tăng 28,2%, hay tăng trên 970 triệu USD so với năm 2022, cao nhất từ trước đến nay, vượt khá xa so với kỷ lục đã đạt được.

Đạt được kết quả trên là nhờ một số yếu tố quan trọng, như lượng gạo xuất khẩu. Sau khi có gạo xuất khẩu, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sớm đạt trên 1 triệu tấn từ năm 1989 và đạt quy mô lớn (đứng thứ 2, thứ 3 thế giới) từ đó đến năm 2022. Trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng rất cao (18,7%, hay tăng 762 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước) và đạt mức cao nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay.

[​IMG]
Từ diễn biến 7 tháng và các yếu tố tác động, có thể dự báo lượng gạo xuất khẩu cho cả năm 2023 với 2 kịch bản.

Kịch bản 1 (kịch bản thấp): nếu bình quân 1 tháng trong 5 tháng còn lại đạt được bằng với mức của tháng 7 (600 nghìn tấn), thì 5 tháng còn lại sẽ đạt 3000 nghìn tấn; cộng với 7 tháng đầu năm, thì cả năm 2023 sẽ đạt 7833 nghìn tấn, tăng 10,2% hay tăng 727 nghìn tấn so với năm trước, đứng thứ 2 lượng kỷ lục đã đạt được trong năm 2012.

Kịch bản 2 (kịch bản cao): nếu bình quân 1 tháng trong 5 tháng còn lại đạt được bằng với mức bình quân của 7 tháng đầu năm (690,4 nghìn tấn), thì 5 tháng còn lại đạt 3.452 nghìn tấn; cộng với 7 tháng đầu năm, thì cả năm 2023 sẽ đạt 8.285 nghìn tấn, tăng 16,6% hay tăng 1.179 nghìn tấn so với năm trước, đạt kỷ lục mới, cao hơn kỷ lục cũ đạt được vào năm 2012.

[​IMG]
Các kịch bản này đều có tính khả thi bởi nhiều yếu tố:

Một là, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ (hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo) bị hạn chế vì giá gạo trong nước tăng; lượng gạo của Thái Lan giảm do hạn hán phải chuyển một số diện tích sang cây trồng khác, lượng lương thực xuất khẩu từ Ukraine giảm vì chiến tranh, các nước Trung Quốc, Philippines bị mưa bão hoành hành và nhiều nước khác thiếu lương thực,…

Hai là, đơn giá xuất khẩu gạo tăng. Theo đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đã cao hơn mức bình quân của 7 tháng năm 2023 (543,3 USD/tấn so với 534,5 USD/tấn). Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2023 đã tăng gần 9,2%, hay tăng 45,5 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là đơn giá cao nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay, cao hơn các mức kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 và năm 2021.

TRANH THỦ XUẤT KHẨU KHI ĐƠN GIÁ TĂNG CAO
Từ diễn biến 7 tháng và các yếu tố tác động trong thời gian tới, có thể dự báo 3 kịch bản về đơn giá xuất khẩu trong cả năm 2023.

Kịch bản 1 (kịch bản thấp): nếu bình quân 5 tháng cuối năm bằng với mức bình quân của 7 tháng đầu năm (534,5 USD/tấn), thì bình quân năm 2023 sẽ đạt 534,5 USD/tấn, tăng 9,2%, hay tăng 45,5 USD/tấn so với năm 2022.

Kịch bản 2 (kịch bản cao): nếu bình quân 1 tháng trong 5 tháng cuối năm bằng với mức của tháng 7 (543,3 USD/tấn), thì bình quân năm 2023 sẽ đạt khoảng 539 USD/tấn, tăng trên 10,8%, hay tăng gần 53 USD/tấn.

Kịch bản 3 (kịch bản kỳ vọng): nếu trong 5 tháng cuối năm tiếp tục đà tăng trong 7 tháng đầu năm, thì cả năm 2023 sẽ đạt cao hơn nữa, có thể vượt qua 550, thậm chí 600 USD/tấn.

Cách đây hơn một thập kỷ, có những thời điểm giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 800 USD, thậm chí lên đến gần 1.000 USD/tấn.

Ba là, thị trường đạt khá. Trong 6 tháng đầu năm, mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt ở 30 thị trường, trong đó có 14 thị trường đạt 100 triệu USD trở lên (biểu đồ 4).

[​IMG]
Xuất khẩu gạo tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước ở các thị trường Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Gana. Tới đây có thể xuất hiện một số thị trường tăng thêm hoặc một số thị trường mới như Tanzania, Senegal, một số thị trường ở châu Phi…

Đứng trước diễn biến tăng cao của xuất khẩu gạo 7 tháng qua và khả năng thời gian tới theo dự đoán, hành động của Việt Nam nên như thế nào? Có 2 khuyến cáo đáng quan tâm.

Khuyến cáo thứ nhất, cần tranh thủ khi đơn giá xuất khẩu gạo ở mức cao, giá gạo ở trong nước chưa tăng lớn (giá lương thực tháng 7 mới tăng 0,31% so với tháng 6, tăng 2,44% so với tháng 12/2022). Nếu không tranh thủ thì sẽ bỏ lỡ cơ hội, bởi sau đó có thể giá gạo thế giới sẽ giảm xuống và giá gạo trong nước sẽ còn tăng.

Khuyến cáo này đã tính đến cả đầu vào là giá mua gạo ở trong nước và đầu ra là giá bán gạo ở nước ngoài. Giá gạo ở trong nước có thể cao lên khi thời tiết còn diễn biến phức tạp; lượng gạo sản xuất từ nay đến cuối năm thường không “dư dả” như đầu năm… Giá gạo trên thế giới cũng có thể không còn tăng, thậm chí có thể giảm, do Nga tăng mạnh xuất khẩu ngũ cốc…

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 33-2023 phát hành ngày 14-08-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

Công Ty Phát hành Báo Chí Trung Ương

Giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh những tháng cuối năm 2023
Ánh Ngọc 14:26 23/08/2023
Theo dõi Kinh tế đô thị trên
Kinhtedothi - Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu gạo thế giới tăng do cung ứng các nguồn lương thực khác hạn chế. Dự báo giá gạo xuất khẩu càng được đẩy lên mức cao và thậm chí vẫn còn dư địa tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2023.

Giá gạo lên cao hiếm có trong lịch sử

Thông tin từ Bộ NN&PTNT, trong tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu 660.738 tấn gạo, kim ngạch 362,66 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng trước.


7 tháng năm 2023, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo. Ảnh minh họa
Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, tổng kim ngạch đạt 2,62 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Về giá, dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, ngày 11/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu đạt mốc mới 638 USD/tấn, gạo 25% cũng vọt lên 618 USD/tấn. So với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng (ngày 20/7), gạo 5% tấm và gạo 25% tấm đã tăng thêm 105 USD/tấn, đưa giá mặt hàng này lên mức cao hiếm có trong lịch sử.

Đáng chú ý, cơ cấu gạo tiếp tục được chuyển dịch sang các loại gạo chất lượng và giá trị cao. 7 tháng qua, chủng loại gạo trắng thường vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 55,5% tổng lượng xuất khẩu (tương đương khoảng 2,35 triệu tấn); tiếp đến chủng loại gạo thơm các loại chiếm khoảng 24,2% tổng lượng xuất khẩu (khoảng 1 triệu tấn); chủng loại gạo nếp đứng thứ 3, chiếm khoảng 8,5% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 358,5 nghìn tấn); gạo tấm chiếm 7,6% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 324.000 tấn); còn lại là các loại gạo khác.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, thời gian qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng mạnh và các thương nhân xuất khẩu gạo đã đạt mục tiêu đề ra khi tiêu thụ lúa gạo cho người dân với giá cả tốt và bình ổn được thị trường trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Hiện chất lượng gạo của Việt Nam đáp ứng được tất cả các thị trường thế giới, đây là một tín hiệu đáng mừng.


Thu hoạch lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Giang Lam
Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế, thời điểm này, gạo Việt đang có lợi thế xuất khẩu để tăng được cả sản lượng lẫn giá xuất khẩu do hiệu ứng nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn bị hạn chế, nhưng lợi thế này sẽ không kéo dài.

Chưa kể, Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu khoảng 22 triệu tấn/năm có thể sẽ thu hồi lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo chắc chắn sẽ không thể duy trì ngưỡng cao. Do đó, các chuyên gia cho rằng, DN cần tận dụng thời cơ ngắn hạn để tăng xuất khẩu, chốt giá bán cao.

Dư địa tăng giá những tháng cuối năm

Theo đánh giá của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), việc Ấn Độ, nhà cung cấp tới 40% sản lượng cho toàn thế giới cấm xuất khẩu ngay trong bối cảnh tồn kho tại các quốc gia sản xuất, đặc biệt là châu Á đang xuống mức thấp theo mùa đã khiến lo ngại mất an ninh lương thực ngày càng trở nên sâu sắc.

Tình thế này buộc các nước nhập khẩu đẩy mạnh tích trữ trong khi các nước xuất khẩu có khả năng hạn chế bán hàng ra thị trường nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước. Do đó giá gạo càng được đẩy lên mức cao và thậm chí vẫn còn dư địa tăng mạnh trong những tháng cuối năm nay.

Bày tỏ quan điểm về việc xuất khẩu gạo, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khuyến cáo: DN cần thận trọng về giá lương thực có thể lên hoặc xuống tuỳ theo việc giải quyết lương thực của thế giới trong thời gian tới. Vì vậy, DN cần nhanh chóng triển khai nếu có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo có lãi, không nên kìm giữ giá hoặc tích trữ đợi tăng giá tránh rủi ro.

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định, xuất khẩu gạo trong quý III và quý IV/2023 sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu gạo thế giới còn tăng do cung ứng các nguồn lương thực khác hạn chế.

Những thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở những nước khu vực Trung Đông tạo ra cơ hội gia tăng xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao khi người tiêu dùng đang rất ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam…

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Đỗ Hà Nam nhìn nhận, nguồn cung gạo thế giới khan hiếm trong khi nhu cầu tiêu thụ rất cao, từ tất cả các thị trường. Ước tính, nhu cầu của khách hàng đối với gạo Việt Nam tăng thêm ít nhất hơn 1 triệu tấn trong năm 2023, so với mức trung bình các năm. Vì vậy, tình hình thị trường từ nay đến cuối năm vẫn rất khả quan.

KGM: Lãi quý 2 tăng 130%, hàng tồn kho cao ngất ngưởng trên ngàn tỷ

19/07/2023 09:09

  • KGM) có lãi sau thuế tăng 130% so với cùng kỳ, đạt 5.4 tỷ đồng. Đáng chú ý, hàng tồn kho phình to vượt ngàn tỷ đồng.

https://image.*********.vn/2023/07/18/kgm-ava.png

KGM là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Lương thực miền Nam. Doanh nghiệp là đơn vị chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu mặt hàng gạo, cá cơm, cá mai và kinh doanh xăng dầu.
Quý 2, KGM ghi nhận doanh thu thuần gần 2,244 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ. Nhờ giá vốn có mức tăng chậm hơn giúp lãi gộp nhảy vọt lên gần 264 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 6.7% lên 11.8%.

Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính tăng 59% nhưng đối trọng lại, chi phí tài chính cũng tăng 35%. Không những vậy, chi phí bán hàng cao ngất ngưởng ở mức trên 226 tỷ đồng (gấp gần 4 lần cùng kỳ), ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 52%.

Dù vậy, doanh nghiệp vẫn báo lãi sau thuế 5.4 tỷ đồng trong quý 2, gấp 2.3 lần cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023 của KGM
(Đvt: Tỷ đồng)

https://image.*********.vn/2023/07/18/KGM-KQKD-QUY-2-2023.png

Nguồn: VietstockFinance
Theo giải trình của KGM, động lực tăng trưởng tới từ sản lượng bán ra ngành hàng lương thực 166,575 tấn, đạt gần 67% kế hoạch và tăng hơn 65 % so với cùng kỳ, trong đó bán xuất khẩu tăng tới hơn 103% do Công ty tập trung giao các lô hàng lớn trong quý 2.

Trong khi đó, ngành cá bơm bán ra 64.52 tấn, đạt 23% kế hoạch; ngành xăng dầu bán ra gần 5.6 triệu lít, đạt 23% kế hoạch.

Nửa đầu năm, KGM đạt hơn 2,769 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế hơn 7 tỷ đồng, tăng lần lượt 45% và 95% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Công ty thực hiện gần 78% kế hoạch về doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận.

Tính đến cuối quý 2/2023, tổng tài sản của KGM gần 1,915 tỷ đồng, tăng mạnh 90% so với đầu năm. Chủ yếu do hàng tồn kho phình to từ mức 195 tỷ đồng lên trên 1,046 tỷ đồng (dự phòng xấp xỉ 26 tỷ đồng), trong đó ngành hàng lương thực chiếm tới 99%.

Tổng giá trị hàng tồn của KGM tới ngày 30/06/2023

https://image.*********.vn/2023/07/18/kgm-1.png

Nguồn: KGM
Mặt khác, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng tăng vọt lên 418 tỷ đồng (gấp gần 5 lần đầu năm), trong khi lượng tiền mặt và và các khoản tương đương tiền giảm 70% còn khoảng 142 tỷ đồng.

Nợ phải trả tại ngày 30/06/2023 trên 1,648 tỷ đồng, cao gấp 2.2 lần đầu năm, biến động từ vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng tới 150% lên gần 1,541 tỷ đồng (chiếm 94%), bao gồm vay BIDV chi nhánh Phú Quốc (hơn 600 tỷ đồng), Vietcombank chi nhánh Kiên Giang (hơn 226 tỷ đồng)…

Thế Mạnh

**=> KGM đang có hơn 1000 tỷ đồng Gạo tồn kho quý 2/2023 mà bán giá cao liên tục trong quý 3 và quý 4 năm 2023 thì lợi nhuận sẽ khủng bao nhiểu? EPS dự phóng có lên 4k hay 5k cuối năm thì Giá CP KGM sẽ định giá lại trên vùng 20-30 mới xứng đáng với tốc độ tăng trưởng của KGM trong năm 2023 này. NDT nào biết nắm bắt thì canh mua gom cp KGM vùng 12-13 này sớm truoc khi dòng tiền của CÁ Mập, Tay to hay các quỹ nhảy vào mua gom là không còn giá rẻ nhé…

Giá USD ngân hàng tiếp tục tăng lên 24.300 đồng
Giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại mở cửa sáng 29/8 tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất từ đầu năm đến nay.

Tại ngân hàng Vietcombank giá USD đã lên mức 23.930-24.300 đồng/USD (mua vào – bán ra).


Tại ngân hàng BIDV , sau khi vượt mốc 24.200 đồng ngày 28/8, giá USD tại đây tiếp tục đi lên và hiện ở mức 24.040 - 24.340 đồng (mua vào – bán ra).

Tại ngân hàng VietinBank cũng tăng lên mức tương đương, với 23.950-24.370 đồng/USD.

=> Lại thêm tin tốt cho nhóm Xuất Khẩu Gạo khi tỷ giá USD lại tiếp tục tăng lên => lại hưởng thêm lợi nhuận chênh lệch tỷ giá…nhóm Gạo đang có thiên thời địa lợi nhân hoà rất nhiều.

ại một ngày giao dịch thành công của nhóm cp Gao…đạc biệt là AGM, VSF vẫn là Leader ngành, tăng khoẻ, tiền mạnh…nay có thêm KGM, TSC dòng tiền quay trở lại gom hàng giá tốt, cạn dần nguồn giá rẻ…phiên nay có em AFX đánh theo Kỹ thuật cũng đẹp, chạm 13,3 tét lại hỗ trợ MA5 ngay 12.5 xong rút chân nến, rung rũ hàng khéo, DÒng tiền bên ngoài chờ gom AFX cũng mạnh dần…kỳ vọng phiên mai 2 cp KGM và AFX sẽ bật tăng mạnh chạy đua nhịp sau theo AGM và VSF …những cp GẠo đang dần dần hút DÒng Tiền THông Minh …cùng gom và nắm giữ cp GẠo để đón chào BCTC quý 3/2023 tăng trưởng mạnh mẽ nào

1 Likes

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt xa Thái Lan, thị trường “nín thở” đợi sản lượng vụ Hè Thu

Hiện giá các loại gạo xuất khẩu phổ biến của Việt Nam đã vượt từ 13 – 65 USD/tấn so với giá gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp của Thái Lan khi nhu cầu trên thị trường tăng vọt. Hiện thị trường toàn cầu tập trung chờ đợi thông tin về sản lượng vụ Hè Thu của các nước.

Nay tạm xuống tàu AGM nghỉ lễ, còn tàu VSF chờ ga tiếp.

tsc tím

Sau khi cp AGM, VSF vào sóng tăng mạnh thì các em cp Gạo khác hàng chất tăng nhịp sau sẽ là KGM, AFX, TSC…cứ nhìn Dòng Tiền THông Minh đang tìm đến nhóm cp Gạo cho kỳ vọng tăng trưởng mạnh cúa quý 3/2023 trước mắt…cty làm ăn tốt, tăng trưởng mạnh trở lại mà giá cp chưa tăng thì là cơ hội lớn cho NDT nào biết nhìn xa trông rộng…còn ai bán rẻ cp nhóm ngành Gạo thì nên đưa ra lý do ??? để biết là mình nên mua hay bán ? KẺ THỨC THỜI LÀ TRANG TUẤN KIỆT…cp Gạo là sóng lớn 4 tháng cuối năm 2023…toipic này hy vọng chia sẽ hữu ích cho anh em NDT .

Với CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX), tổng tài sản tính đến 30/6 tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.167 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng này đến từ khoản phải thu ngắn hạn ở mức 786 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ và cao hơn 25% so với cuối năm ngoái.

Trường hợp của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam ghi nhận tổng tài sản tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 4% so với cuối năm 2022. Trong đó, hàng tồn kho tăng mạnh 156% so với cuối năm ngoái lên hơn 3.000 tỷ đồng và tăng 40% so với cuối quý II/2022.

Khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 1.277 tỷ đồng.

Vòng quay hàng tồn kho của một số doanh nghiệp gạo được đẩy nhanh hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Điển hình như Trung An với 1,5 lần, nhanh gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. CTCP XNK Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX)) có vòng quay hàng tồn kho lớn nhất là 3,1 lần.

Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho của [AGM) tăng gấp đôi so với cùng kỳ, là 57 ngày.

Việc hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực là bị “chôn vốn”. Một số trường hợp, hàng tồn kho tăng lại là điều có lợi cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh giá cả hàng hoá tăng lên, nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng đó tăng. Nói cách khác, doanh nghiệp luôn sẵn sàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời hưởng lợi được đà tăng giá bán.

=> AFX còn khoản phải thu ngắn hạn là 786 tỷ, và hàng tồn kho quý 2 tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái thì NDT tự phỏng đoán xem quý 3/2023 này với việc bán Gạo giá cao và thu tiền kia về thì lợi nhuận sẽ tăng trưởng ĐỘT BIẾN là bao nhiêu? với KQKD dự phóng tăng mạnh vậy thì giá cp AFX này có lên 15 hay 17 thời gian tới hay là phải bán rẻ vùng 12-13k lúc này…anh em NDT sẽ biết dòng tiền sẽ nên đầu tư vào cp nào thời gian tới…

KGM nay cung giá rẻ không còn nhiều, tiền mạnh vào nuốt hết cục 13 có khi là đánh kéo Phi CE, cháy hàng là bà con NDT nhỏ lẻ nhao nhao vào đua lệnh giá CE ngay…lúc rẻ, đỏ, tham chiếu vàng không kê mua chỉ thích đu mua CE TÍM TÁI mới thích cảm giác phi mạnh

Thị trường ngũ cốc châu Á sẽ “nóng” cùng El Nino
Phạm Huỳnh Tấn Lạt
Tổng hợp từ Vietnam+ | Khoảng 3 tiếng
Theo dõi
]

Thời tiết khô bất thường trong tháng Tám năm nay đã ảnh hưởng nặng nề đến các vụ ngũ cốc và các loại hạt lấy dầu tại châu Á, khi hiện tượng El Nino tăng cường.

Lòng sông Ganges ở Prayagraj, Ấn Độ khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài. Ảnh: AFP/TTXVN

Thời tiết khô bất thường trong tháng Tám năm nay đã ảnh hưởng nặng nề đến các vụ ngũ cốc và các loại hạt lấy dầu tại châu Á, khi hiện tượng El Nino tăng cường, và dự báo lượng mưa thấp hơn trong tháng Chín đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung hơn nữa.

Năm nay, tại Ấn Độ, lượng mưa vốn đóng vai trò quan trọng với vụ Hè của các loại cây như lúa, mía, đậu tương và ngô, được dự đoán sẽ ở mức thấp nhất trong tám năm qua.

Các chuyên gia về khí tượng và các nhà phân tích cho biết lượng mưa thấp kỷ lục được dự đoán sẽ làm giảm sản lượng nhiều cây trồng tại Ấn Độ, trong đó có gạo. Nước này đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo, khiến giá mặt hàng này tăng lên mức cao nhất 15 năm qua.

Trong khi đó, lần đầu tiên trong bốn năm qua, giới phân tích đã hạ dự báo sản lượng lúa mỳ của Australia, khi ngày càng có nhiều khu vực chủ chốt không có đủ lượng mưa trong tháng Tám. Ông Ole Houe, Giám đốc dịch vụ tư vấn của công ty môi giới nông nghiệp IKON Commodities, cho biết sản lượng lúa mỳ được dự đoán sẽ thấp hơn 3 triệu tấn so với ước tính ban đầu của công ty này là 33 triệu tấn. Theo ông, nếu tình hình khô hạn tiếp diễn trong tháng Chín, sản lượng sẽ còn giảm hơn nữa.

Bên cạnh đó, lượng mưa thấp ở Đông Nam Á có thể làm giảm nguồn cung dầu cọ, loại dầu thực vật được sử dụng phổ biến nhất thế giới, cũng như sản lượng gạo, mía và cà phê. Trong đó, Indonesia và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ông Chris Hyde, một chuyên gia khí tượng của nền tảng phân tích dữ liệu khí hậu của Mỹ Maxar Technologies, cho biết khu vực phía Đông Indonesia và phần lớn Thái Lan có rất ít mưa trong 30-40 ngày qua, khi lượng mưa ở đây chỉ bằng 50-70% mức trung bình. Chuyên gia này cho hay lượng mưa ở Indonesia và Thái Lan được dự báo sẽ thấp hơn bình thường trong phần lớn thời gian của tháng Chín.

Theo ông Hyde, nhiều nơi trên thế giới đang hứng chịu El Nino và hiện tượng thời tiết này sẽ còn mạnh lên vào cuối năm nay. El Nino thường dẫn đến thời tiết khô hạn hơn ở châu Á, trong khi nhiều nơi ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ lại có lượng mưa cao quá mức./.

[Khánh Ly]

Ba đòn giáng kép tới giá lương thực toàn cầu

Tác giả Vũ Duy Bắc

Nam miền Bắc

(ĐTCK) Hiện tượng thời tiết El Nino năm nay dự kiến sẽ làm tăng thêm tác động lên giá lương thực toàn cầu do lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, có khả năng gây ra lạm phát trên các thị trường mới nổi.

Bắt đầu từ tháng 9, hiện tượng El Nino được dự báo sẽ mang lại nhiều tháng nắng nóng cực độ cho các khu vực Nam Á và Trung Mỹ, cũng như lượng mưa lớn trên dãy Andes.

Hiện tượng này thường làm gián đoạn chu kỳ cây trồng và có khả năng gây thêm căng thẳng cho sản lượng và giá lương thực toàn cầu sau khi lượng mưa lớn buộc Ấn Độ phải cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati và Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Kết hợp lại, ba cú sốc có thể làm tăng kỳ vọng lạm phát hộ gia đình ở các nước nghèo hơn, nơi lương thực thường chiếm khoảng 30% chi tiêu thông thường cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng – gấp đôi con số ở các nền kinh tế phát triển.

Sự lan tỏa đó có thể làm tăng áp lực lên các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi trong việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, gây ra sự biến động trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu chính phủ địa phương vốn được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, Zanna Aleksahhina, nhà phân tích ngũ cốc tại tập đoàn nghiên cứu hàng hóa Mintec cho biết, các nhà đầu tư vẫn chưa đánh giá được thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường hàng hóa và thị trường tài chính.

“Chúng tôi đang xem liên tục dự báo thời tiết từ 2 đến sáu 6 tuần tới, chúng sẽ rất quan trọng. Nhưng, thị trường chưa muốn tính đến bất kỳ loại phí bảo hiểm rủi ro nào cho những vấn đề này”, nhà phân tích Zanna Aleksahhina cho biết.

Những động thái của Ấn Độ và Nga đã bắt đầu ảnh hưởng đến giá lương thực toàn cầu. Chỉ số giá thực phẩm FAO của Liên hợp quốc đã giảm 26% từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2023 nhưng đã tăng 1,3% trong tháng 7 do giá dầu thực vật tăng 12,1%. Giá lúa mì quốc tế tăng 1,6%, tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 12, trong khi Chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO đã tăng 2,8% lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.

Laura Sanchez, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phát triển bền vững tại Morgan Stanley cho biết: “El Nino có xu hướng đạt đỉnh điểm vào tháng 11 đến tháng 2, nhưng những tác động đối với lạm phát lương thực, ngân sách tài chính, chính sách tiền tệ, tổng sản phẩm quốc nội và thương mại sẽ kéo dài hơn, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi”.

Diana Iovanel, chuyên gia kinh tế thị trường tại Capital Economics cho biết: “Đối mặt với hiện tượng El Nino mạnh mẽ, các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi sẽ cần duy trì lãi suất chính sách cao hơn trong thời gian dài hơn để chống lại tình trạng lạm phát dai dẳng hơn”.

Điều đó sẽ làm tăng chi phí đi vay của chính phủ vào thời điểm các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào nhiều đợt cắt giảm lãi suất.

Vào tháng 6, Shaktikanta Das, Thống đốc Ngân hàng trung ương Ấn Độ cho biết có “những lo ngại” về thời tiết khô hơn do El Nino gây ra vào cuối năm nay. Hai ngày sau, ủy ban chính sách tiền tệ của Thái Lan cảnh báo giá thực phẩm thô có thể bị ảnh hưởng.

Ehiwario Efeyini, nhà phân tích chiến lược thị trường cấp cao tại BofA cho biết, nhu cầu về phân bón, thuốc trừ sâu và hạt giống biến đổi gen sẽ cao hơn. “Các cổ phiếu trong chuỗi cung ứng kinh doanh nông nghiệp, bao gồm máy móc, hóa chất và chế biến, cũng sẽ được hưởng lợi”, ông cho biết.

Tuy nhiên, JPMorgan cho rằng tác động lên lạm phát toàn cầu từ “một hiện tượng El Nino lớn có thể lan rộng ra ngoài lĩnh vực lương thực”. Phân tích của JPMorgan về bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) về giá cả hàng hóa từ những năm 1960 cho thấy các sự kiện El Nino - thường xảy ra hai lần trong một thập kỷ - có tương quan cao với giá cao su, gỗ và kẽm trên toàn cầu.

Tại Úc, hiện tượng El Nino có xu hướng mang lại lượng mưa lớn cho vùng Pilbara phía Tây, nơi có trữ lượng quặng sắt khổng lồ. Úc chiếm khoảng 60% thị trường quặng sắt, do đó giá sẽ cao hơn trong trường hợp gián đoạn do thời tiết gây ra.

Các thị trường phát triển khó có thể thoát khỏi ảnh hưởng. Các khu vực ở Trung Mỹ là nơi El Nino được dự đoán sẽ mang đến nhiệt độ cực cao đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng đến mức chính quyền Kênh đào Panama – nơi có hệ thống tàu và hồ chứa phụ thuộc vào nguồn nước sẵn có – đã buộc phải cắt giảm số lần các con tàu qua lại hàng ngày.

Ngoài ra, nhu cầu về khí tự nhiên hóa lỏng được vận chuyển trên các tàu chở dầu đang chờ ở hai bên tuyến đường thương mại chắc chắn sẽ tăng lên nếu El Nino gây ra mùa đông lạnh hơn ở châu Âu như trước đây.

Joe DeLaura, chiến lược gia năng lượng cấp cao tại Rabobank cho biết: “Chúng ta hiện đang ở trong một thế giới đầy rủi ro và giá cả cao hơn. Chúng ta đang phải đối mặt với một thế giới mà độ sâu sông Rhine, số lượt vận chuyển qua Kênh Panama sẽ được theo dõi chặt chẽ như các báo cáo dầu mỏ hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)”.

Gạo sập hết rồi

tar