Sóng ngành thép 2021


Năm 2021 sẽ là năm của sóng ngành thép khi hưởng lợi từ chính sách đầu tư công của nhà nước, phát triển cơ sở hạ tầng, bất động sản khôi phục và giá sắt thép thế giới liên tục lập đỉnh.
Cổ phiếu tiêu biểu: HPG, HSG, NKG

1 Likes

Sóng ngành thép ngon quá! Đã vào hàng HPG, NKG haha

1 Likes

Xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc năm 2020 tăng tới…700% (cafef.vn)
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sắt thép của nước ta trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, kim ngạch gần 5,26 tỷ USD; tăng lần lượt 47,9% so với năm 2019; mặc dù giá trung bình năm qua giảm 15,5% còn 533,4 USD/tấn.

Trong top 10 thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất, xuất khẩu sang 4 thị trường tăng, trong đó sang Trung Quốc, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ đều tăng mạnh, trên 30%.

Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường sắt thép số 1 của Việt Nam - tăng gấp khoảng 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái do nước này hồi phục sớm và mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, và Chính phủ kích thích kinh tế mạnh mẽ thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.

Cụ thể, xuất khẩu sắt thép năm 2020 sang Trung Quốc đạt 3,54 triệu tấn, kim ngạch 1,48 tỷ USD, tăng lần lượt 717,7% và 669,6% so với năm trước đó, nâng thị phần trong tổng xuất khẩu thép Việt Nam lên 35,9%, mặc dù giá xuất khẩu trung bình sang Trung Quốc năm 2020 giảm 5,9% so với năm trước, chỉ đạt 419 USD/tấn.

Xuất khẩu sang Philippines – thi trường lớn thứ 6 của sắt thép Việt Nam – cũng tăng mạnh 95,15% về lượng và 81,23% về trị giá, đạt lần lượt 556.803 triệu tấn, kim ngạch khoàng 245 triệu USD. Xuất khẩu sang Thái Lan, thị trường sắt thép số 3 của Việt Nam, đạt 675.482 tấn (390.5 triệu USD), tăng 82,26 % về lượng (72,71% về kim ngạch) so với cùng kỳ năm trước.

Trái lại, Campuchia là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng xuất khẩu năm qua bị sụt giảm. Theo đó, khối lượng sắt thép xuất khẩu sang Campuchia năm qua đạt đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 839,69 triệu USD, giá trung bình 537 USD/tấn, giảm 8% về lượng, 14,9% kim ngạch và 7,5% về giá so với năm trước. Xuất khẩu sang Malaysia – thị trường đứng thứ 4 – cũng chỉ đạt 629.419 tấn, tương đương 367,97 triệu USD, giảm lần lượt 15,5% và 19,8% so với năm trước.

Năm 2021, kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục hồi phục, nhất là ở Trung Quốc, sẽ thúc đẩy nhu cầu sắt thép tăng lên. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tại Trung Quốc, giá sắt thép đang chững lại sau giai đoạn tăng mạnh trước đó. Vì vậy, tốc độ tăng xuất khẩu thép sang một số thị trường trọng điểm trong thời gian tới có thể sẽ chậm lại.

Điều đó thể hiện qua thực tế là trong tháng 12/2020, xuất khẩu sắt thép của cả nước giảm nhẹ 4,3% về lượng so với tháng liền trước, chỉ đạt 942.256 tấn; mặc dù kim ngạch và giá trung bình tăng lần lượt 1,9% và 6,5%, đạt 553,4 triệu USD (587,3 USD/tấn), theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

Siêu sóng CP thép là không thể bàn cãi. HSG là công ty hưởng nhiều lợi thế.

  1. Giá HRC tăng
  2. Tăng trưởng ngành thép
  3. Tái cơ cấu thành công và là công ty trên sàn tài cơ cấu nhanh nhất. Lịch sử có VCS nay là HSG. HĐQT dự tính tăng trưởng khiêm tốn 25%/ năm tuy nhiên lịch sử và quy luật thị trường cho thấy, DN đã vào đà tăng trưởng thì 30-50%/ năm.
  4. Công ty chỉ lớn mạnh thực sự khi Lãnh đạo tâm huyết với công ty. A Vũ đến nay dồn hết tâm huyết vào 4 năm cuối cùng trước khi xuất gia.
  5. Quay về định giá cơ bản, với EPS ~ 4, PE ~ 7 đối với công ty tăng trưởng >25% thì PE 15-20 là mức giá rẻ trên TTcK.

https://vietnambiz.vn/dau-hieu-dang-lo-tu-thu-phu-thep-trung-quoc-20210124140914912.htm?fbclid=IwAR2pe1VQpv1yf8GGl0iT5cAikhGnWO80kOzpwkLTYQtfUdQUSWLdS91agoo
Theo CNBC, Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới. Tỉnh Hà Bắc đóng góp hơn 20% tổng sản lượng thép trong nước và được mệnh danh là thủ phủ thép của Trung Quốc.

Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Hà Bắc bắt đầu tăng kể từ đầu năm 2021, khiến chính quyền tỉnh phải phong tỏa thủ phủ Thạch Gia Trang và ít nhất hai khu vực khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Các khu vực xung quanh nhiều nhà máy thép ở Hà Bắc cũng nằm trong diện phong tỏa. Động thái chống dịch này đang hạn chế hoạt động vận chuyển thép đến khách hàng trên khắp cả nước.

Đầu tháng 1, S&P Global Platts dự đoán các lệnh phong tỏa có thể chưa thể tác động đến sản lượng thép ở thời điểm hiện tại, song có thể gây ảnh hưởng đến nhu cầu thép khi các lĩnh vực chế tạo và xây dựng buộc phải ngừng sản xuất sớm hơn kế hoạch nghỉ Tết Nguyên đán dự kiến.

Theo giới phân tích, nhu cầu và giá của các nguyên liệu thô để sản xuất thép như quặng sắt và than cốc cũng có thể tăng cao do lệnh phong tỏa.

Dấu hiệu đáng lo từ thủ phủ thép Trung Quốc - Ảnh 1.

Hình ảnh một khu luyện thép tại Thừa Đức, Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

Tồn kho thép tại nhà máy tăng cao

Công ty cung cấp dữ liệu Mysteel (trụ sở tại Thượng Hải) cho biết, các chuyến xe tải vận chuyển thép ở Hà Bắc đã tạm dừng và hiện chỉ còn đường sắt là phương tiện duy nhất để cung ứng thép ra toàn quốc. Báo cáo của Mysteel cho biết, do các tuyến đường bị phong tỏa, thép thành phẩm bị chất thành đống tại các nhà máy lớn ở Hà Bắc.

Ông Atilla Widnell, đồng sáng lập công ty tư vấn Navigate Commodities (trụ sở tại Singapore), nhận định: “Trong nửa đầu tháng 1 năm nay, các lệnh phong tỏa rải rác đã hạn chế quá trình vận chuyển hàng hóa, khiến tồn kho tại các nhà máy thép của thủ phủ thép Hà Bắc tăng cao hơn là tại các kho dữ trữ”.

S&P Global Platts cho biết hàng tồn kho đang tăng đáng kể tại nhà máy thép Jingye Iron & Steel ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc. Theo công ty tư vấn này, Jingye Iron & Steel sản xuất đến 13 triệu tấn thép thô mỗi năm.

Lĩnh vực chế tạo, xây dựng phải nghỉ Tết sớm

Nhà máy và công trường xây dựng ở Trung Quốc dự kiến sẽ tạm ngừng hoạt động để nghỉ Tết Nguyên đán sớm hơn bình thường. Điều đó có thể ảnh hưởng đến nhu cầu thép, khi mà thép vốn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực này.

S&P Global Platts cho hay, chính phủ Trung Quốc đã khuyến nghị các công nhân ngành chế tạo và xây dựng nên về quê trước Tết Nguyên đán.

“Theo các nguồn tin thân cận, Bắc Kinh đã khuyên công nhân nên về quê ăn Tết sớm nhằm giảm nguy cơ bùng phát đại dịch COVID-19 trong và sau kì nghỉ Tết Nguyên đán năm nay”, S&P Global Platts nêu rõ.

Nếu các ngành chế tạo và xây dựng nghỉ lễ sớm, nhu cầu thép sẽ giảm và khiến hàng tồn kho tại các nhà máy tăng cao.

S&P Global Platts nói thêm: “Một số thương gia không muốn tăng lượng tồn kho thép vì họ dự đoán sẽ phải trữ lượng thép này lâu hơn bình thường. Hơn nữa, khi mà giá thép đang tiếp tục tăng cao, tồn kho lớn sẽ gây áp lực lên dòng tiền của họ”.

Tác động đến giá quặng sắt, than cốc

Ông Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cao cấp tại ngân hàng ANZ (trụ sở tại Australia), cảnh báo rủi ro có thể lan sang quặng sắt.

“Các chuyên gia lo ngại rằng số ca bệnh tiếp tục tăng ở Hà Bắc có thể khiến một số khu vực luyện thép bị đóng cửa. Điều này có ảnh hưởng rõ ràng đến nhu cầu quặng sắt, vì chuỗi cung ứng của các nhà máy luyện thép sẽ bị gián đoạn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thép nói chung”, ông Hynes lý giải.

Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho hay, giá của các nguyên liệu thô để luyện thép như than cốc có thể là một chỉ báo sớm cho tác động dây chuyền của vụ việc. Chuyên gia Wang Zhilu của Wood Mackenzie nói, giá than cốc đang tăng mạnh và cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 450 nhân dân tệ/tấn.

“Nguyên nhân là do các lệnh hạn chế di chuyển liên tỉnh ở Hà Bắc làm tăng chi phí vận tải hàng hóa”, ông Wang cho hay.

Giá than cốc tăng có thể hỗ trợ giá thép, song ông Wang dự đoán giá thép nhìn chung có thể suy yếu nhẹ vì các thương gia trữ ít thép hơn do lo sợ các ảnh hưởng tiềm tàng của dịch bệnh.

https://vietnambiz.vn/nganh-thep-but-toc-vao-cuoi-nam-2020-20210120183515792.htm

Tiêu thụ thép tăng phi mã trong những tháng cuối năm 2020

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trước tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt ở trong nước năm 2020, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA), CPTPP được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển hoạt động trong trạng thái bình thường mới.

Sản xuất thép các loại trong năm 2020 đạt hơn 25,9 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2019. Bán hàng thép các loại đạt hơn 23,4 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 4,5 triệu tấn, giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm 2019.

VSA cho biết năm 2020, giá thép toàn cầu đã kết thúc một năm bất thường ở mức cao và phần lớn đà tăng có khả năng tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2021.

Điều này cũng giúp hoạt động sản xuất, tiêu thụ thép trong nước tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng cuối năm.

Theo đó, chỉ tính riêng trong tháng 12, sản xuất thép các loại đạt 2,6 triệu tấn tấn, tăng 6,7% so với tháng 11 và tăng 15,9% so với cùng kỳ 2019.

Bán hàng thép các loại đạt 2,4 triệu tấn, giảm 1,02% so với tháng 11/2020, nhưng tăng 21,2% so với cùng kỳ 2019.

Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu thép thô tăng trưởng mạnh tới 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2019 đạt hơn 3,2 triệu tấn.

Ngành thép bứt tốc vào cuối năm 2020 - Ảnh 1.

Sản xuất - bán hàng sản phẩm thép các loại trong tháng 12/2020 (Số liệu: VSA)

Trong tháng 12/2020, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng tăng lên khoảng khoảng 14.950- 15.100 đồng/kg vào thời điểm cuối tháng 12/2020.

Năm 2020 có biến động rất lớn đặc biệt cuối năm khi thị trường nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh.

Ngành thép bứt tốc vào cuối năm 2020 - Ảnh 2.

Diễn biến giá nguyên liệu sản xuất thép trong năm 2020. (Nguồn: Platts)

Theo đó, giá quặng sắt giao dịch ở mức 166,9- 167,4 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng đáng kể khoảng 30 USD/tấn tương ứng với 17-18% so với đầu tháng 12/2020.

Đại diện VSA cho biết hiện chưa có dự báo chính xác giá nguyên liệu sẽ thế nào.

Giá thép phế chào bán tại các thị trường Đông Á có xu hướng tăng mạnh, Châu Âu và Châu Mỹ có chiều hướng đi ngang.

Theo trang China Macro Economy, bắt đầu từ tháng 1/2021, Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thép phế liệu vốn được ban hành 2 năm trước đó. Đồng thời, Trung Quốc cũng giảm thuế nhập khẩu thép phế liệu phục vụ cho tái sản xuất thép xuống còn 0%.

Tại hội thảo tổng kết ngành ngành thép năm 2020, ông Nguyễn Văn Đại, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á cho biết từ tháng 8/2019, lượng nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc gần như về 0 tấn vì chính sách cấm nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất thép nhằm bảo vệ môi trường.

Nhưng bắt đầu từ tháng 1/2021, Trung Quốc thay đổi chính sách và cho phép nhập khẩu thép phế liệu dẫn đến khả năng nhu cầu về nguyên liệu thép phế liệu tăng trong năm nay. Hiện tại, một số công ty đã bắt đầu tận dụng để nhập khẩu.

Ở thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải nhập khẩu thép phế với giá 475 USD/tấn cuối tháng 12/2020, tăng mạnh tới 475 USD/tấn.

Giá phôi cũng tăng mức 89 USD/tấn giữ mức 586-588 USD/tấn. Giá phôi nội địa tăng 1.800 đồng/kg tới 2.000 đồng/kg giữ giá ở mức 13.400 đồng/kg đến 13.600 đồng/kg.

Kỳ vọng ngành thép tiếp tục tăng trưởng nhờ kinh tế phục hồi

Tăng trưởng sản xuất thép thô tăng 6%. Đồng thời, sản lượng các sản phẩm thép tăng 6% lên 17,4 triệu tấn. Nhập khẩu thép có thể giảm 3,5% xuống 13 triệu tấn.

Đại diện VSA cho biết nhu cầu thép tại Trung Quốc đang phục hồi mạnh do sự trở lại của ngành xây dựng và phục hồi của sản xuất công nghiệp.

Ở thị trường trong nước, với mục tiêu tăng trưởng GDP tăng khoảng 6 - 7%, ngành thép kì vọng đây là bước đệm để tăng trưởng tiêu thụ thép nội địa. Trong năm 2020, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,7% cơ cấu GDP.

Hiệp hội thép dự báo tiêu thụ thép trong năm 2020 tăng 2% lên 23,8 triệu tấn.

Tuy nhiên, VSA quan ngại một số rủi ro liên quan chủ nghĩa bảo hộ gia tăng khi các quốc gia tăng cường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Ngon, đang full HPG

Lên tầu 45 đây chưa thấy ngon ở đâu âm mịa 175tr

1 Likes

Ở 1 quốc gia quản lý đất đai tài sản yếu kém như VN mới có chuyện vua thép thua vua BĐS. A Long phải ngang hoặc hơn a Vượng mới đúng

Ai đã ăn hàng thép theo mình :slight_smile:

Nhìn lại :slight_smile: