CỔ TỨC NHƯ NÀY THÌ VÔ ĐỊCH 3 SÀN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG MỸ, EU VÔ CÙNG LỚN
Ấn tượng với màn chia cổ tức và ban lãnh đạo
Lịch sử chia cổ tức của GDT qua các năm!
CỔ TỨC NHƯ NÀY THÌ VÔ ĐỊCH 3 SÀN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG MỸ, EU VÔ CÙNG LỚN
Ấn tượng với màn chia cổ tức và ban lãnh đạo
Lịch sử chia cổ tức của GDT qua các năm!
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cho biết năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Ba Lan, Đức, Ý để vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau Trung Quốc trong tốp các quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. “Chúng ta tìm thấy ngay cơ hội từ trong mùa dịch khi sản xuất của các nước bị gián đoạn, còn chúng ta giữ được sản xuất và tận dụng được cơ hội từ thương chiến Mỹ - Trung” - ông Phương lý giải.
Hiệu quả bất ngờ
Vừa nhận đơn hàng xuất khẩu sản phẩm nhà bếp và đồ gia dụng sang Hàn Quốc trị giá 920.000 USD ngay sau Tết nguyên đán, Công ty CP Gỗ Đức Thành lạc quan sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm nay. Bà Nguyễn Hà Ngọc Diệp, phó tổng giám đốc công ty, cho hay tổng doanh thu của Gỗ Đức Thành năm vừa qua đạt tới 400 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2019 và vượt kế hoạch năm 2%.
“Năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 17 triệu USD, tăng khoảng 15% so với năm 2020 nhưng mới hết tháng 2 đã hoàn thành được gần 50% kế hoạch” - bà Diệp thông báo và cho biết sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Gỗ Đức Thành là gỗ gia dụng, nhà bếp, đồ chơi trẻ em…
“Về khách quan, dịch Covid-19 khiến người dân các nước ở nhà thường xuyên hơn và có nhu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm gia đình nhiều hơn. Về chủ quan, những nhà mua hàng bị đứt gãy chuỗi cung ứng với thị trường Trung Quốc nên chuyển qua Việt Nam. Ngoài ra, một số nhà mua hàng lớn tăng mua hàng của doanh nghiệp (DN) Việt vì an tâm về chất lượng sản phẩm” - bà Diệp lý giải. Theo bà, cũng nhờ xu hướng chuyển dịch này, cộng với việc tham gia gian hàng trên “showroom trực tuyến” HOPE, Gỗ Đức Thành đã phát triển được nhiều khách hàng mới.
Bà Phạm Thị Hồng Quang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Nguồn Việt, kể câu chuyện vui khi bà bất ngờ bán được những mặt hàng ế do dịch Covid-19. Đó là sản phẩm tấm ván do công ty sản xuất tạm thời không tiêu thụ được. Một số nhân viên có ý tưởng lắp ráp 2 tấm ván lại và trang trí thêm để thành chiếc bàn độc nhất vô nhị dùng cho phòng họp. Khi quay hình phòng họp của công ty và đăng lên HOPE, có khách hàng quốc tế thích thú và đặt hàng mẫu bàn đặc biệt này.
“Nếu đi hội chợ trực tiếp, do hạn chế về chi phí nên mỗi lần chúng tôi chỉ mang theo được 50-60 sản phẩm, khách hàng thường không thỏa mãn. Còn trên kênh online, họ được nhìn tổng thể tất cả sản phẩm, thậm chí còn có ý tưởng kết hợp các món hàng với nhau thành những bộ sản phẩm độc đáo, riêng biệt. Từ đó, tôi rút ra bài học lớn là đầu tư online rất quan trọng, thay vì một năm mất mấy trăm ngàn USD đi hội chợ ở các nước thì marketing online có thể tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao” - bà Quang so sánh. Theo bà, doanh thu năm 2020 của Nguồn Việt tăng 40% dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhờ chuyển biến cách thức marketing và chủ động thay đổi sản xuất đáp ứng yêu cầu của các hệ thống mua hàng.
Còn ông Nguyễn Thanh Được, Giám đốc Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng, cho biết đang lập dự án xây dựng nhà máy trên diện tích 10 ha, chuyên làm các sản phẩm tinh chế để xuất khẩu vì nhà máy hiện tại đã tận dụng hết 100% công suất. “Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (chiếm khoảng 50%), còn lại là Úc, Anh, New Zealand. Hiện nhà máy sản xuất tới đâu, xuất khẩu đến đó và đơn hàng đã kín đến hết tháng 6” - ông Được phấn khởi.
Chế biến gỗ tại Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương). Ảnh: NGỌC ÁNH
Hướng đến tăng trưởng bền vững
Ông Trần Lam Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành HAWA, nêu tín hiệu tốt cho ngành gỗ là nếu như 3 năm trước, các nhà mua hàng thế giới khi xếp lịch đến tìm hiểu nơi sản xuất thường sẽ chọn tới Trung Quốc trước, sau đó mới đến Việt Nam thì hiện nay đã ngược lại. Nguyên nhân là nhờ DN Việt gần đây có sự thay đổi rất lớn về mẫu mã và phong cách bán hàng, đồng thời bắt kịp những tiêu chuẩn xuất khẩu và chủ động marketing sản phẩm.
“Những tập đoàn lớn đã chọn Việt Nam để mở văn phòng đại diện và hoạt động vài năm nay nhưng khâu truyền thông kết nối rất chậm. Vì vậy, ngày 13-4, chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện kết nối các văn phòng đại diện với nhau và với các nhà sản xuất để chia sẻ về cách thức, văn hóa mua hàng và cả phương thức thanh toán…” - ông Sơn thông tin.
Theo bà Dương Thị Minh Tuệ, Ủy viên Ban Chấp hành HAWA, để có thể giữ vững vị thế, việc giữ chân khách hàng và tìm kiếm thị trường mới phải được triển khai xuyên suốt. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các chuỗi sự kiện marketing dịp tháng 3 và 4 hằng năm không thực hiện được, DN cần tận dụng tối đa các kênh quảng bá, xúc tiến thương mại từ online đến offline để duy trì sự hiện diện và năng động của mình với các đối tác mua hàng. “Chuỗi sự kiện Vietnam Furniture Matching Week được HAWA tổ chức từ ngày 12 đến 19-4 sẽ kết nối nhà sản xuất Việt Nam với hàng ngàn người mua hàng trên thế giới” - bà Tuệ nêu ví dụ.
Riêng kênh online, nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE dành cho ngành gỗ được khai sinh trong cao điểm của đại dịch Covid-19 và đã ghi nhận hơn 20.000 m2 diện tích showroom với gần 10.000 sản phẩm đến từ 70 DN triển lãm tính từ tháng 8-2020 đến nay. “Khi đại dịch còn chưa được kiểm soát, đây chính là kênh thương mại hiện đại và đắc lực. Tuy nhiên, DN cần dành thời gian tìm hiểu về cách vận hành và đầu tư nhân sự để quản lý tốt kênh truyền thông mới, kịp thời tương tác với khách hàng khi có thư hỏi cũng như thay đổi mẫu mã mới và đầu tư hình ảnh sản phẩm, showroom đẹp” - bà Tuệ lưu ý.
Ông Nguyễn Chánh Phương cho rằng các DN nên chú ý về xu hướng của các nhà mua hàng hiện nay là tìm kiếm những nhà sản xuất sử dụng vật liệu có nguồn gốc, có yếu tố bền vững như hàng tái sử dụng, tái chế được, hàng tháo ráp…, từ đó có định hướng sản xuất phù hợp.
Tiềm năng gỗ cao su
Theo đánh giá của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), xuất khẩu gỗ cao su đang có nhiều tiềm năng, triển vọng và lợi thế để phát triển. Đây là lĩnh vực có biên lợi nhuận khá tốt, đặc biệt có cơ hội phát triển trong điều kiện Việt Nam và các nước đang thắt chặt chính sách đóng cửa rừng nên nhu cầu về sản phẩm sản xuất từ gỗ cao su sẽ tăng vì đây là nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp.
Trong 5 năm tới, mục tiêu của VRG là tăng gấp đôi sản phẩm tinh chế bằng việc tiếp tục đầu tư trang thiết bị, quan tâm công tác quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu sản phẩm mới không còn chú trọng từng sản phẩm riêng biệt mà sáng tạo cả không gian nội thất, tạo ra giải pháp cho khách hàng - đây là xu hướng mới của ngành gỗ hiện nay. Ngoài ra, tập đoàn cũng thay đổi phương thức bán hàng sang online để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
GDT - Ông trùm về chế biến gỗ tại Việt Nam
ĐTCK) Ngày 8/5, Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành ( Mã chứng khoán: GDT - sàn HOSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 và tổng kết năm tài chính 2020.
Tại Đại hội, cổ đông đã thông qua 11 tờ trình liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh năm 2020 và định hướng phát triển năm 2021.
Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2020, doanh nghiệp cho biết đã đạt doanh thu 400 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước đạt 100 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.
Dựa trên kết quả kinh doanh tích cực, doanh nghiệp đã thông qua việc tăng tỷ lệ cổ tức năm 2020 từ 40% (theo nghị quyết cũ) lên 50%, trong đó 40% bằng tiền mặt và 10% thưởng cổ phiếu. Trong năm, GDT đã tạm ứng 20% cổ tức, 30% còn lại ủy quyền cho HĐQT quyết định thời gian và phương thức thực hiện.
Sang năm 2021 với tình hình kinh doanh khá lạc quan, đơn đặt hàng dày đặc, hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn, vì vậy, HĐQT Công ty trình Đại hội và đã được cổ đông thông qua mức chia cổ tức dự kiến là 50% bằng tiền mặt.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2021. Cụ thể, dự kiến phát hành tỷ lệ ESOP là 5% cho người lao động với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.
Ngoài ra, doanh nghiệp dự kiến chào bán cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 5% với giá ưu đãi 20.000 đồng/cổ phiếu cho các nhà cung cấp và đối tác có quan hệ làm ăn lâu năm với doanh nghiệp, số cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm sau ngày phát hành.
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT chia sẻ: “Các anh chị này là yếu tố góp phần tạo nên thành công cho GDT ngày hôm nay, không có nhà cung cấp gỗ, không có keo, không có thùng carton thì mình không làm gì được".
Xét về định hướng trong tương lai, tính đến cuối tháng 4/2021, GDT đã hoàn thành gần 70% kế hoạch đơn hàng đã đặt của cả năm 2021. Vì vậy, GDT tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng 15% trong 2021 với chỉ tiêu tổng doanh thu là 460 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 108 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện trong năm 2020.
Ngoài ra, GDT sẽ tập trung đầu tư công nghệ thông tin, kiểm soát nội bộ, đào tạo nhân sự; đầu tư công nghệ, máy móc cho sản xuất; khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh nhà máy mới mua ở Bình Dương, để kịp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Đối với nhà máy số 4 tại Bình Dương mà GDT vừa M&A, bà Liễu cho biết, đến nay công ty vẫn chưa rót thêm vốn đầu tư thiết bị, mà hiện tại vẫn đang là bước chuẩn bị trong trường hợp GDT muốn mở rộng năng lực sản xuất và kho chứa. Trong khi đó, nhà xưởng và các đơn hàng sẵn có của nhà máy số 4 vẫn đang tạo ra thu nhập cho GDT. Ngoài ra, giá trị khu đất đặt nhà máy hiện đã tăng lên đáng kể so với thời điểm đầu tư.
GDT: Giải trình biến động KQKD bán niên năm 2021 đã soát xét so với cùng kỳ năm 2020
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT GDT, cho biết do đã nhận nhiều đơn hàng nên công ty chủ động không nhận thêm đơn hàng nhiều để giữ uy tín với khách hàng.
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT GDT chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2020. (Ảnh: P.Dương)
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2020 của CTCP Gỗ Đức Thành (mã: GDT), cổ đông đã thống nhất thông qua kế hoạch doanh thu năm 2021 đạt 460 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2020, trong đó doanh thu xuất khẩu hơn 387 tỷ đồng, tăng 14%. Lợi nhuận sau thuế đạt 86,5 tỷ đồng, tăng 8%.
Tại đại hội, cổ đông cho rằng kế hoạch nhận đơn hàng đến nay của công ty đã đạt 70%, trong khi cách đây hai tháng GDT cho biết con số này đã là 50%, vậy hai tháng vừa qua việc nhận đơn hàng của công ty đã chậm hơn đầu năm?
Trả lời thắc mắc này, bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT GDT, cho biết: “Thực tế công ty đang làm không nổi do đã nhận nhiều đơn hàng. Chúng tôi chủ động không nhận đơn hàng nhiều để giữ uy tín với khách hàng. Hiện công ty đang có đơn hàng gần triệu USD mà không dám nhận vì không biết làm sao đủ sức thực hiện”.
Bà Liễu cho biết thêm việc cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc khá gay gắt nhưng công ty vẫn cạnh tranh được bằng chất lượng và giá cả.
“Tiềm lực của công ty rất nhiều nhưng sức hạn chế nên chủ trương của công ty là thận trọng, dè dặt. Tuy nhiên nếu có nhiều đối tác tiềm năng vào phụ với GDT thì công ty tự tin sẽ bật lên rất tốt”, đại diện HĐQT GDT chia sẻ.
Cũng theo bà Liễu từ cuối năm 2020 và cho đến thời điểm này đơn hàng của GDT dồn dập, vừa nhiều vừa gấp khiên công ty trở nên căng thẳng. Nguyên nhân đơn hàng tăng là do đối thủ “rơi rụng” nhiều trong khủng hoảng, dịch bệnh cùng với làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc khiến khách hàng tìm đối tác khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, từ đó góp phần làm doanh thu của GDT tăng lên.
Theo thông tin của ban lãnh đạo công ty để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng xuất khẩu và nội địa doanh nghiệp vừa mua thêm 14.000 m2 nhà xưởng tại Tân Uyên, Bình Dương và bắt đầu triển khai hoạt động nhà máy thứ 3.
Việc đầu tư này được cho là sẽ giúp GDT mở rộng dây chuyền sản xuất, mở rộng kho dự trữ nguyên liệu, đáp ứng kịp thời đà tăng trưởng của công ty.
Chia sẻ thêm về nhà máy tại Bình Dương mà công ty vừa mua lại, Chủ tịch HĐQT GDT cho biết quyết định này đã mang lại 3 lợi ích kịp thời, đúng đắn cho GDT.
“Nhà máy được công ty mua cuối năm 2020 khi tiềm lực tài chính mạnh để chuẩn bị cho nâng suất lao động tăng lên. Chúng tôi mua mặt bằng mấy chục tỷ đồng, giờ đã tăng giá sau thời gian ngắn và sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai, ngoài ra, nó đã có khách hàng sẵn và cho thuê mặt bằng cũng đã cao hơn lãi suất gửi ngân hàng”, bà Liễu cho biết.
Đồng thời nói rằng đây có thể là một trong những yếu tố làm tăng giá cổ phiếu của GDT. “Hiện nay chưa đủ sức “bung” và mặt bằng này chỉ đang để đó cho thuê dù công ty đã lên kế hoạch triển khai nhưng chưa thể tiến hành do đơn hàng dày đặc”, Chủ tịch HĐQT GDT cho biết thêm.
Giữ cổ tiềm năng, chia cổ tức hàng năm 50% trở lên, lãnh đạo có tâm tuyệt vời thì không có gì yên tâm hơn.
TheLEADERBà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP gỗ Đức Thành (GDT), người được dân trong ngành ví là ‘nữ tướng ngành gỗ’. Triết lý kinh doanh của bà là win-win, các bên cùng có lợi, khi bà thắng, bà mong muốn khách hàng hay đối tác cũng thắng và khi bà giàu có, bà cũng muốn nhân viên dưới quyền mình có đời sống sung túc.
Vinh danh nhân viên và quyết liệt bảo vệ quyền lợi của họ
Đại hội đồng cổ đông 2021 của Gỗ Đức Thành tổ chức gần đây đã thông qua hai điểm mới chưa có tiền lệ. Điểm thứ nhất là phát hành cổ phiếu ưu đãi cho toàn thể nhân viên trước rồi chia luôn cổ tức năm 2020 cho họ. Điểm thứ hai là phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho nhà cung cấp và các cá nhân có quan hệ mật thiết với Gỗ Đức Thành.
Hai điểm mới này khởi nguồn từ đề nghị của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT công ty, với những lý lẽ mà bà đưa ra vừa sắc bén, vừa chân thành là mong muốn hài hoà lợi ích của tất cả các bên.
Kết thúc năm tài chính 2020, doanh thu toàn công ty Gỗ Đức Thành đạt 400 tỷ đồng, tăng 17%; lợi nhuận sau thuế, đạt 80 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019. Vì thế, bà Liễu đã đề nghị tăng tỷ lệ cổ tức năm 2020 từ 40% (theo nghị quyết cũ) lên 50%, trong đó 40% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.
Không chỉ làm vui lòng cổ đông bằng cách chia cổ tức với tỷ lệ cao , bà Liễu còn muốn san sẻ niềm vui cho toàn thể nhân viên của mình. Bằng mọi lý lẽ, bà đã thuyết phục các cổ đông đồng ý cho Gỗ Đức Thành phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên trước, sau đó mới chia cổ tức còn lại của năm 2020 - nghĩa là người lao động của công ty được duyệt mua cổ phiếu năm nay sẽ được hưởng khoản cổ tức của năm 2020. Đây là một khoản ưu đãi bất ngờ đối với người lao động và chưa có tiền lệ.
Triết lý sống Win-Win của ‘nữ tướng ngành gỗ’ giúp bà có những nhân viên trung thành và nhiều đối tác chung thủy
Sự thay đổi trật tự này đã dẫn đến thái độ bất bình của một cổ đông. Người này đã gửi thư điện tử cho bà Liễu để phản đối. Sau khi đọc nguyên văn bức thư của cổ đông đó trước đại hội, bà thẳng thắn nói: “Tôi không phải là lãnh đạo chỉ biết đi đánh golf, đi ngoại giao, đi làm tóc hay đi spa… mà tôi dành thời gian để lăn xả với anh em, để hiểu anh em khổ như thế nào, và tôi phải đền đáp cho họ như thế nào. Nếu chọn cách tăng lương nhiều cho anh em thì tôi khỏe lắm, nhưng sẽ tăng chi phí, và sẽ giảm lợi nhuận. Tôi không thể làm như vậy, vì lúc nào cũng mong muốn đem lại lợi nhuận cao nhất cho cổ đông. Nhưng khi tôi đã làm tròn trách nhiệm của mình là đem lại lợi ích cao nhất có thể cho các cổ đông, thì đây lại là lúc tôi muốn anh em cũng phải được hưởng phần của họ”.
Sau đó, bà phát biểu: “Một chút thôi mà, có đáng gì đâu? Tỷ lệ sở hữu của họ có là bao? Nếu có tặng cho cổ đông số phần trăm tiền cổ tức nhỏ nhoi này, xin cũng đừng tính toán thiệt hơn… vì anh em luôn dè sẻn từng đồng, Đức Thành hầu như không bao giờ có chi phí ngoại giao, hầu như có rất ít chi phí bồi thường cho khách hàng. Ở đâu ra cho chúng ta những con số rất tốt về doanh thu và lợi nhuận trong bối cảnh đầy khó khăn của năm 2020 như vậy? Có phải là từ họ?”.
Những lập luận sắc bén của bà chủ tịch về cái tình đối với người lao động đã hoàn toàn thuyết phục họ. Mà không thuyết phục sao được khi kết thúc quý I/2021, doanh thu và lợi nhuận của Gỗ Đức Thành đều tăng so với cùng kỳ, kể cả năng suất làm việc của người lao động cũng tăng? Điều này có được từ đâu?
Bà Liễu kết luận: “Điều đó chỉ có thể có được khi chúng ta trọng thị người lao động. Người lao động của chúng tôi luôn làm việc hết lòng, vì tôi thương họ và họ cũng thương tôi. Đó là quy luật, có nhân có quả, có vay có trả, mà tôi đã áp dụng vào doanh nghiệp của mình từ trước cho đến nay, và chắc chắn cả từ nay trở về sau”.
Nguyên lý ‘Nhường nhịn một chút rồi chúng ta sẽ có thêm’
Không chỉ nghĩ đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty, bà Lê Hải Liễu còn băn khoăn nghĩ ngợi đến quyền lợi của các đối tác và nhà cung cấp thân thiết của mình, nên bà thuyết phục các cổ đông đồng ý cho Gỗ Đức Thành phát hành cổ phiếu riêng lẻ dành cho họ.
Bà nói: “Đây là một việc mới tinh, trước giờ tôi quên không nghĩ tới. Nếu chúng ta hiểu đầy đủ ý nghĩa của mấy chữ chung thủy, trung thành, nghĩa tình, các anh chị sẽ thấy ý nghĩa của việc làm ăn với nhau hơn 10 năm hay hơn 20 năm, thậm chí cả 30 năm. Đối tác và mình, đó là 2 chủ thể khác nhau hoàn toàn, thế mà chúng tôi có rất nhiều đối tác gắn bó với nhau rất lâu năm, từ đời cha sang đời con. Khi không ai mua được gỗ thì chúng tôi luôn mua được. Khi chúng tôi thiếu công nhân, mới than thở với một đối tác, thế là họ giới thiệu với tôi hàng chục công nhân. Như vậy có nên quý họ không? Có nên trân trọng và chia sẻ với họ không các anh chị?”.
Chủ tịch HĐQT Công ty Gỗ Đức Thành là người không chỉ thích làm giàu cho riêng mình
Theo bà, làm việc hay mua bán với Gỗ Đức Thành không hề dễ, vì luôn phải bảo đảm chất lượng và thời hạn giao hàng, nên chúng ta có dành cho họ chút gì đó thì cũng hoàn toàn xứng đáng.
Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi cho họ thì chúng ta không hề mất mà chỉ có được. Chúng ta sẽ được thêm tình thân, thêm những đối tác không bao giờ bỏ Gỗ Đức Thành và Gỗ Đức Thành sẽ luôn là ưu tiên của họ. Quyền lợi của mình chia sẻ cho những người rất đáng chia sẻ như vậy thì có nên không?”.
“Nhường nhịn một chút rồi chúng ta sẽ có thêm”, với lập luận này, bà Liễu cũng đạt được điều mong ước ở đại hội là hài hòa lợi ích của tất cả các bên: cổ đông nhận được cổ tức tăng lên so với nghị quyết cũ; toàn thể nhân viên Gỗ Đức Thành sẽ vừa được mua cổ phiếu ESOP, vừa được nhận tiền cổ tức của năm 2020; các đối tác và những cá nhân có quan hệ mật thiết với công ty sẽ được mua cổ phiếu GDT với giá thấp hơn giá thị trường.
Mọi tờ trình lấy ý kiến đại hội đều đạt được sự đồng thuận gần như 100%. Tinh thần “win-win” các bên cùng có lợi mà bà Liễu coi trọng trong mọi mối quan hệ, một lần nữa được bà thể hiện nhất quán tại đại hội.
‘Nữ tướng ngành gỗ’ không chỉ thích làm giàu cho riêng mình. Và có lẽ đó là nguyên nhân giúp bà có những nhân viên trung thành và nhiều đối tác chung thủy.
Đặc thù của GDT là công ty không tham gia vào mắt xích trồng rừng, chế biến gỗ thô sơ. Công ty tập trung vào sản xuất và phân phối, bán hàng cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Gỗ đầu vào GDT sử dụng là gỗ cao su, với nguồn nguyên liệu phong phú về số lượng và an toàn về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận, mua từ các trang trại cao su trong nước. Đặc thù của cây cao su là cây lâu năm, cho mủ từ khi cây 6 tuổi và khi cây đến 25 tuổi sẽ được chặt bỏ để tái trồng cây mới cho năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước sản xuất mủ cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới. Kết hợp 2 điều này giúp đảm bảo đầu vào sản xuất cho GDT về mặt nguyên liệu.
Công ty chọn sản xuất mặt hàng gỗ gia dụng và đồ dùng nhà bếp, đồ chơi trẻ em làm từ gỗ trồng như cao su. Đặc điểm của nhóm sản phẩm này là ít phụ thuộc đầu vào so với gỗ nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ làm hàng gỗ nội-ngoại thất. Giá trị đầu vào cũng ổn định, ít biến động hơn so với ngành hàng gỗ nội-ngoại thất.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp, nhưng tỉ trọng chỉ chiếm 4,5% tổng trị giá nhập khẩu, vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này.
![Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp.]
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Pháp đã tăng 59,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 2,4 tỷ USD.
Bộ Công Thương cho biết, người Pháp là những người tiêu dùng lớn đối với đồ nội thất. Đặc biệt, hơn một năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, người dân phải ở nhà nhiều hơn, vì vậy họ dành thời gian để tân trang lại ngôi nhà và quan tâm nhiều tới các sản phẩm nội thất.
Cụ thể, Pháp tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường trong nửa đầu năm 2021, trong đó, nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Italy, Trung Quốc và Đức, trị giá nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 49,8% tổng trị giá nhập khẩu.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360), ghế khung gỗ (mã HS 940161 + 940169) là hai mặt hàng chính trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Pháp nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 930,6 triệu USD, tăng 65,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Pháp nhập khẩu ghế khung gỗ trong nửa đầu năm 2021 đạt 730 triệu USD, tăng 63,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này chiếm 30,8% tổng lượng nhập khẩu. Việt Nam là thị trường cung cấp ghế khung gỗ lớn thứ 5 cho Pháp. Trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ của Pháp từ Việt Nam chỉ chiếm 6,7% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 cho Pháp, nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 4,5% tổng trị giá nhập khẩu, vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Do đó, cơ hội mở rộng thị phần tại Pháp là rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Tương tự như với Pháp, trên thực tế, mặc dù xuất khẩu sản phẩm từ gỗ sang thị trường EU nói chung tăng mạnh, nhưng đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Điều này cho thấy, dư địa cho việc mở rộng thị trường cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU là rất lớn.
Các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU sẽ tăng mạnh khi dịch COVID-19 được kiểm soát, EU dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa thông thương thuận tiện hơn. Nền kinh tế các quốc gia thuộc EU khởi sắc sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh.
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) đang thực thi sẽ mang đến một số lợi ích đối với ngành gỗ như giảm các rào cản phi thuế quan: Truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm giải trình khi xuất hàng, tạo uy tín thương hiệu gỗ Việt Nam… Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Hiệp định EVFTA trong quá trình nhập khẩu máy móc hiện đại cũng sẽ giúp tăng năng suất và sức cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam tại thị trường EU.
Mốc tiếp theo là 80
GDT đã ESOP xong, chuẩn bị có 2 đợt trả cổ tức.
Chuẩn bị trả cổ tức đợt 2 năm 2020, đợt 1 năm 2020 đã trả 20% tiền mặt , đợt 2 sẽ là 20% tiền mặt và 10% cổ phiếu trả sau khi ESOP.
Trả cổ tức đợt 1 năm 2021 (Cổ tức năm 2021 đã thông qua là 50% tiền mặt)
Bắt đầu từ quý II/2021, Gỗ Đức Thành cho biết đã bắt đầu tăng giá bán nhằm chuyển bớt một phần tác động từ việc tăng giá nguyên liệu đến khách hàng.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng điều này khả năng sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong những quý tới. Các chuyên gia cũng nhận định tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quý II của Gỗ Đức Thành sẽ cao hơn tăng trưởng doanh thu.
BVSC cũng dự báo doanh thu thuần năm 2021 của Gỗ Đức Thành đạt gần 524 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước. Đồng thời lợi nhuận sau thuế đạt trên 112 tỷ đồng, tăng khoảng 40% so với năm trước.
Lợi nhuận 112 tỷ, EPS là 6.5, P/E là 15 thì giá GDT là 6.5 x 15 = 97.500
Tiềm năng bằng giá ACG 109.000 .
Trong nửa đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ tới thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 991,4 triệu USD, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ trong tháng 6/2021 đạt 238,2 triệu USD, tăng 48,2% so với tháng 6/2020.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ đạt 1,24 tỷ USD, tăng gần 59% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong nửa đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ tới thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 991,4 triệu USD, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Các sản phẩm đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ. (Ảnh: Như Huỳnh)
Sự dịch chuyển trong nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ của Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam khi thuế chống bán phá giá được áp dụng cho Trung Quốc từ tháng 6/2004, với mức thuế suất toàn quốc là 198% và tăng lên 216% trong kỳ rà soát một năm sau đó, hiện tại mức thuế suất này vẫn được áp dụng đối với đồ nội thất phòng ngủ của Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, năm 2005 nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam đạt 367,4 triệu USD, tăng so với 151,2 triệu USD trong năm 2004 và từ mức 36,3 triệu USD trong năm 2003.
Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2020, Việt Nam vượt Trung Quốc là thị trường cung cấp số 1 về mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ cho Mỹ và tốc độ tăng trưởng bình trong giai đoạn này là 9,5%/năm.
Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tăng từ 30,7% trong năm 2009, lên 50% trong năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2009 là 28,7% và giảm xuống còn 7,02% trong năm 2020.
Hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất bằng gỗ nói chung và đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam nói riêng đã đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả kênh tiếp thị.
Do đó, các sản phẩm đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ và ngày càng có xu hướng tăng thị phần tại thị trường này.
Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh sang các thị trường như Anh, Canada, Pháp và Australia… cũng góp phần thúc đẩy trị giá xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ trong thời gian tới, bởi nhu cầu của các thị trường này đối với đồ nội thất phòng ngủ đều ở mức cao.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong giai đoạn 2016 – 2020, trị giá nhập khẩu bình quân đồ nội thất phòng ngủ của Anh đạt 663 triệu USD/năm, Canada 363 triệu USD, Pháp đạt 335 triệu USD, Úc đạt 285 triệu USD…
Đứng theo số thứ tự trong số 10 thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới thì Anh đứng thứ 3 thế giới, Canada thứ 4, Pháp thứ 5 và Australia ở vị trí thứ 7.
Nước ngoài mấy phiên nay mua vào nắm giữ, tiềm năng nhà máy mới vào hoạt động thì bung lụa xuất khẩu Mỹ, EU. GDT sẽ là kim cương cho giai đoạn tiếp theo.
Tăng trưởng 2 chữ số với mũi nhọn là thị trường Âu Mỹ
CỔ TỨC NHƯ NÀY THÌ VÔ ĐỊCH 3 SÀN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG MỸ, EU VÔ CÙNG LỚN
Ấn tượng với màn chia cổ tức và ban lãnh đạo tuyệt vời
Lịch sử chia cổ tức của GDT qua các năm!
Tây mua vào liên tục chờ lên 100 rồi họ mới bán.
Sắp tới tập trung cho GDT, HII
An Tiến Industries (HII) báo lãi nửa đầu năm gấp 3 lần cùng kỳ, hoàn thành 91% kế hoạch cả năm
CTCP An Tiến Industries (HII) - công ty con của CTCP Nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, riêng quý 2 doanh thu thuần đạt hơn 2.179 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ do hoạt động sản xuất và thương mại hoạt động hiệu quả hơn cùng kỳ năm trước dẫn tới doanh thu bán hàng tăng cao hơn gần 1.000 tỷ đồng con số ghi nhận quý 2/2020.
Chi phí giá vốn cũng tăng cao nhưng lợi nhuận gộp vẫn đạt 152,5 tỷ đồng cao gấp 2,7 lần so với quý 2/2020.
Trong kỳ chi phí bán hàng và chi phí QLDN lần lượt tăng thêm 204% và 67% nên kết quả HII lãi sau thuế 34 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần kết quả quý 2/2020.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, HII đạt hơn 3.461 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 84% so với cùng kỳ, LNST đạt 63,5 tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần so với nửa đầu năm ngoái. LNST Công ty mẹ ghi nhận 48,4 tỷ đồng.
Được biết, năm 2021, Công ty đặt chỉ tiêu kinh doanh với tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng, lần lượt giảm nhẹ 2,2% và tăng 32% so với thực hiện năm ngoái.
Như vậy kết thúc quý 2 HII đã hoàn thành được 86,5% mục tiêu về doanh thu và 91% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2021.
Năm 2021, HII định hướng tập trung nâng cao năng lực các nhà máy cũ như nhập thêm 3 dàn máy nghiền mịn bột đá và 1 dàn máy nghiền thô bột và sản xuất đại trà. Sản lượng bột đá sẽ tăng từ 8.000 tấn/tháng lên 16.000 tấn/tháng.
Mặt khác, Công ty có kế hoạch mở rộng kho, tối ưu hóa diện tích kho; cân nhắc mua thêm 2 máy Ancal nếu sản lượng đạt tối đa và biên lợi nhuận được duy trì. Sản lượng tiêu thụ cán mốc 130.000 tấn hạt phụ gia và bột đá/năm.
Doanh nghiệp lãnh đạo tốt có tâm
Thứ ba, 17/08/2021
Tiếp theo các hoạt động đóng góp vì công đồng, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh tại TPHCM thì mới đây ngày 13 & 14/8/2021, đại diện Công ty Gỗ Đức Thành đã trao tặng cho Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương 12 tấn gạo và cũng trong ngày này Đức Thành đã tặng cho UBND P.Tân Hiệp, TX.Tân Uyên 1 tấn gạo. Số gạo này nhằm mục đích gửi cho bà con nghèo tại Bình Dương và phục vụ nấu các suất cơm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng như các bệnh nhân là F0 trên địa bàn.
Hiện nay, Bình Dương là địa phương có số ca nhiễm COVID đứng thứ 2 trên cả nước chỉ sau TP.HCM. Tại đây, người lao động chủ yếu làm việc tại các KCN, phần lớn là dân nhập cư có hoàn cảnh khó khăn, lưu trú tại các khu nhà trọ… do đó nguy cơ tiềm ẩn, phát sinh dịch bệnh là rất lớn… Đến nay, các ca nhiễm ngày một gia tăng nhiều hơn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trước tình hình cấp bách như hiện nay, việc tặng gạo của Công ty Đức Thành là một hành động vô cùng thiết thực, kịp thời nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương có thêm nguồn lực trong công tác phòng chống dịch.
Với tinh thần tương thân tương ái, chung sức, đồng lòng cùng với chính quyền và nhân dân Bình Dương, Gỗ Đức Thành hy vọng tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Mốc tiếp theo là 80
GDT đã ESOP xong, chuẩn bị có 2 đợt trả cổ tức.
1. Chuẩn bị trả cổ tức đợt 2 năm 2020, đợt 1 năm 2020 đã trả 20% tiền mặt , đợt 2 sẽ là 20% tiền mặt và 10% cổ phiếu trả sau khi ESOP.
2. Trả cổ tức đợt 1 năm 2021 (Cổ tức năm 2021 đã thông qua là 50% tiền mặt)
Tiền đang đổ vào xuất khẩu Mỹ, EU. Nhóm này tiềm năng dài vô tận.
Sợ đợt này đang dịch liệu có phải dừng sx ko bác, còn ko rất tiềm năng.