STB ACB VPB - Không thể thiếu trong con sóng thần sắp tới

, ,

Nhóm ngành không thể thiếu trong con sóng thần sắp tới!

  • Ngay từ đầu năm Ngân hàng nhà nước đã mở Full Room tín dụng cho các ngân hàng 15% trong năm 2024.

  • Lãi suất huy động giảm về mức thấp và kỳ vọng giữ ở mức ổn định sẽ là chìa khóa để các ngân hàng quản trị tốt, chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ tăng tiếp tục bứt phá trong năm nay.

  • Đặc biệt, mỗi ngân hàng hàng đều có câu chuyện riêng để kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong năm 2024.

  • Một số cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nổi bật: STB ACB VPB

STB: Đôi nét về kết quả 3 quý đầu năm 2023 của STB

  • Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của STB ước đạt gần 664.000 tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 90,3%. Tổng huy động vốn ước đạt hơn 574 nghìn tỷ đồng; cho vay ước đạt hơn 487 nghìn tỷ đồng.

  • Trong 9 tháng đầu năm 2023, STB báo lãi trước thuế đạt 6.840 tỷ đồng , tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 của STB ước đạt hơn 9.500 tỷ, tăng 50% so năm trước và đạt 100% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2%.

  • Theo STB, công tác thu hồi và xử lý nợ được ngân hàng quyết liệt thực hiện, ước gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý thành công, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ.

  • Các tỷ lệ an toàn hoạt động và chỉ số tài chính được cân bằng giữa mục tiêu an toàn và hiệu quả: Tỷ lệ CAR ước đạt 9,45%, tỷ lệ LDR ước đạt 83%, tỷ lệ NIM ước đạt 3,88%, các chỉ số ROA, ROE lần lượt ước đạt 1,21% và 18,03%, tăng 0,3 và 4,2%.

ACB: Đôi nét về kết quả 3 quý đầu năm 2023 của ACB

  • Lợi nhuận ACB quý 3/2023 đạt hơn 5.000 tỷ, ghi nhận sự tăng trưởng so với quý 2 vừa qua cũng như so với quý 3 cùng kỳ năm 2022. Thu nhập ngoài lãi tăng 45% so với cùng kỳ đã góp phần giúp ACB tăng trưởng lợi nhuận. Trong đó, mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư tiếp tục đóng góp lớn vào thu nhập giúp đưa tỷ trọng thu nhập ngoài lãi lên 23% trong tổng doanh thu, cao hơn so với cùng kỳ (18%).

  • Tính đến tháng 9, ACB vẫn đảm bảo mức sinh lời thuộc tốp cao nhất thị trường, với ROE ở mức 24,5%. Bên cạnh đó, ACB kiểm soát chi phí hoạt động một cách hiệu quả, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 trong khi doanh thu tăng trưởng 17%. Nhờ đó tỷ lệ CIR được cải thiện còn 32%, giảm so với cùng kỳ năm 2022 (36%).

  • Với tăng trưởng tiền gửi khách hàng trong 9 tháng đầu năm đạt 7,6%, ACB tiếp tục vượt hơn trung bình ngành (~ 6%) từ đó giúp gia tăng thị phần huy động. Quy mô tiền gửi không kỳ hạn liên tục được cải thiện, tăng trưởng tốt trong quý 3 và đã phục hồi so với mức đầu năm.

  • Tính đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay của riêng ngân hàng ghi nhận mức tăng 8,2% so với đầu năm, cao hơn so với tăng trưởng toàn ngành (~ 6,9%). Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của công ty chứng khoán ACBS phục hồi khi dư nợ tăng gấp đôi so với cuối năm 2022. Kết quả chung cho thấy tăng trưởng tín dụng của toàn tập đoàn ACB lên 8,7% so với đầu năm, đạt 450.000 tỷ.

VPB: Đôi nét về kết quả 3 quý đầu năm 2023 của VPB

  • Thỏa thuận phát hành riêng lẻ 1,19 tỷ cổ phiếu VPB cho định chế tài chính lớn thứ 2 Nhật Bản về tổng tài sản đã mang về cho VPBank hơn 35,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD) vốn cấp 1. Vốn chủ sở hữu của VPBank, theo đó, nâng từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng, theo sát ông lớn Vietcombank. Hoạt động bán vốn này được VPBank triển khai từ năm 2022, trong nỗ lực củng cố năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển 5 năm lần thứ 3 (2022-2026).

  • Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng, theo tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, sẽ tăng lên gần 19% sau giao dịch nói trên. Tỷ lệ này cũng đang cao hơn rất nhiều so với CAR trung bình 11,5% theo Thông tư 41 của khối ngân hàng thương mại cổ phần và tiệm cận ngưỡng trung bình 20,87% của các ngân hàng nước ngoài tính tới thời điểm cuối tháng 9/2023, theo số liệu từ NHNN.

  • Một nền tảng vốn lớn sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh tài chính cho VPBank, qua đó cho phép ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Đồng thời, VPBank sẽ có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược SMBC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank bằng các bí quyết, kinh nghiệm mà tập đoàn này đã tích lũy được trong nhiều năm qua ở nhiều thị trường châu Á.

  • Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) – nguồn vốn chi phí rẻ của ngân hàng, trong đó, đạt tăng trưởng hơn 22% so với đầu năm, góp phần nâng tỷ lệ CASA lên mức 17% trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank.

1 Likes

STB đã hoàn tất xử lý nợ xấu. Và giờ là lúc để cất cánh bay cao

mỗi ACB ngon thôi

STB có yếu tố bao lãnh đạn thiếu minh bạch

ACB quản trị tốt. Nợ xấu ở mức rất. Tỷ lệ bao nợ xấu cao. Lãi ròng tăng trưởng vượt trội 4 năm gần đây.

1 Likes

Ông Minh tay trái tay phải nhưng cũng đã dẫn dắt STB hoàh thành xử lý nợ xấu từ thời ông Bê đúng kế hoài. Câu chuyện 32.5% cổ phần và KCN Phong Phú sẽ là miếng bánh hấp dẫn trong năm 2024

VPB quản trị tốt, năng động, tiềm lực tài chính dồi dào và luôn có những bước đi táo bạo đột phá. Tuy nhiên, điểm trừ của VPB là hệ số LDR lớn hơn 1 (LDR = 1.21). Tiền cho vay nhiều hơn tiền huy động nên có rủi ro về thanh khoản

STB sẽ lên được bao nhiêu bác?

Nếu không có yếu tố quá xấu thì khả năng cao sẽ lên được vùng giá 38.x-40.x bác ạ

1 Likes

Room tín dụng Bank năm 2024


Top 10 Bank

Sacombank cho biết, tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của nhà băng này ước đạt gần 664.000 tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 90,3%. Tổng huy động vốn ước đạt hơn 574 nghìn tỷ đồng; cho vay ước đạt hơn 487 nghìn tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 của Sacombank ước đạt hơn 9.500 tỷ, tăng 50% so năm trước và đạt 100% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2%.

Theo Sacombank, công tác thu hồi và xử lý nợ được ngân hàng quyết liệt thực hiện, ước gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý thành công, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ.

Các tỷ lệ an toàn hoạt động và chỉ số tài chính được cân bằng giữa mục tiêu an toàn và hiệu quả: Tỷ lệ CAR ước đạt 9,45%, tỷ lệ LDR ước đạt 83%, tỷ lệ NIM ước đạt 3,88%, các chỉ số ROA, ROE lần lượt ước đạt 1,21% và 18,03%, tăng 0,3 và 4,2%.

Trước đó, trong 9 tháng đầu năm, Sacombank báo lãi trước thuế đạt 6.840 tỷ đồng , tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, ước tính trong quý 4/2023, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.600 tỷ đồng.

1 Likes

Lãi suất ngân hàng Big4 tiếp tục có dấu hiệu hạ nhiệt

So sánh tài sản 3 anh chàng STB - ACB - VPB

1 Likes

Nhìn biểu đồ thống kê có thể thấy tuy STB có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu chỉ bằng 1/2 so với VPB nhưng tổng tài sản lại tương đương, thậm trí vốn huy động còn lớn hơn VPB cho thấy sức hút mạnh mẽ của STB

Bảng so sánh lãi ròng và EPS của bộ 3 STB-ACB-VPB

Xét về quy mô lãi ròng thì STB kém ACB và VPS. Nhưng xét về hiệu quả sử dụng nguồn vốn thì STB vượt trội so với ACB và VPB

Tiền trong nền kinh tế vẫn rất dồi dào. Khi các nhà băng tiếp tục hạ lãi suất huy động thì dòng tiền tiếp tục tìm kiếm đến các kênh đầu tư sinh lời tốt hơn, trong đó có đầu tư chứng khoán!

Bảng so sánh hay quá. Cảm ơn bác

1 Likes

BID tăng nóng giá vượt hẳn ra ngoài BB. Các bác có thích đu mua đuổi không? Nợ xấu bank, tín dụng không tăng… mà cổ phiếu lên đỉnh bong bóng