Xin chào ACE nhà đầu tư !
- STB là ngân hàng niêm yết lớn thứ 7 của Việt Nam về mặt tài sản, hoạt động tập trung chủ yếu vào mảng bán lẻ và SME. STB đang trong giai đoạn cuối của quá trình tái cơ cấu dưới sự giám sát của NHNN, và được kỳ vọng sẽ bước sang chu kỳ hồi phục mạnh mẽ trong những năm tới.
- Hôm nay chúng ta cùng phân tích những điểm đáng chú ý của STB trong ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU 2025 nhé !
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
- Thu nhập lãi duy trì tích cực: Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 14% với động lực tăng trưởng đến từ 2 phân khúc cho vay chính (bán lẻ phục vụ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp SME) đang trên đà hồi phục tốt. NIM dự kiến duy trì mức 3,7% trong năm 2025.
- Thu nhập ngoài lãi khả quan hơn: Thu nhập từ phí của STB đã có sự hồi phục tích cực trong 2024 và dự báo sẽ nối tiếp đà tăng trong thời gian tới với động lực từ hoạt động thanh toán, thẻ, bảo hiểm. Thu nhập từ thu hồi nợ cũng kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt khi thị trường bất động sản khởi sắc và được tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý.
- Áp lực trích lập dự phòng ở mức thấp trong 2025 nhờ: (1) STB đã trích lập hầu hết cho trái phiếu VAMC ; (2) Chất lượng danh mục cho vay ổn định với các khoản nợ quá hạn và nợ tái cơ cấu giảm dần, rủi ro tập trung và nợ liên đới qua CIC ở mức thấp.
- Kỳ vọng tiến độ xử lý tài sản tồn đọng của STB sẽ hoàn thành trong 2025-2026: Thu nhập từ việc đấu giá thành công khoản nợ liên quan KCN Phong Phú đang được thực hiện theo tiến độ tại hợp đồng và thời điểm hạch toán phụ thuộc vào quyết định của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Đồng thời, STB vẫn đang tích cực làm việc với các bên liên quan để xử lý 32,5% cổ phần của STB do VAMC quản lý. Do đó, chúng tôi chưa đưa khoản thu nhập khác có thể ghi nhận từ việc bán các tài sản này vào dự báo của STB trong năm 2025.
CẬP NHẬT KQKD:
Lợi nhuận tăng trưởng nhờ tiết giảm chi phí trích lập dự phòng
- Dư nợ cho vay khách hàng của STB đạt hơn 539 nghìn tỷ đồng (+11,7% ytd), thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân chiếm khoảng 55% dư nợ; cho vay doanh nghiệp tư nhân chiếm 44% và cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 1%. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản, xây dựng chiếm khoảng 11%. STB không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.
-
Huy động từ tiền gửi và giấy tờ có giá đạt 604 nghìn tỷ đồng (+11,8% ytd), tương đương tăng trưởng tín dụng. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt khoảng 102 nghìn tỷ đồng (+9% ytd), tỷ lệ CASA ở mức 18%.
Trong 2024, STB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và LNTT đạt lần lượt 28.677 tỷ đồng (+9,6% yoy) và 12.730 tỷ đồng (+32,6% yoy):
- (1) Thu nhập lãi thuần ghi nhận 24.532 tỷ đồng (+11,1% yoy), tương đương tốc độ tăng trưởng tín dụng khi STB nỗ lực tiết giảm chi phí vốn nhằm duy trì biên lãi ròng NIM đạt 3,7%, giảm nhẹ so với 2023.
- (2) Thu nhập ngoài lãi đạt 4.145 tỷ đồng (+1,1% yoy) với đóng góp chủ yếu từ thu nhập phí dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, đạt lần lượt 2.978 tỷ đồng (+13,8% yoy) và 1.106 tỷ đồng (+0,6% yoy). Ngược lại, ngân hàng hầu như không ghi nhận thêm khoản thu hồi xử lý nợ xấu nào trong năm 2024.
Chi phí hoạt động đạt 13.982 tỷ đồng (+8,5% yoy), tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) đạt 48,8%, tiếp tục cải thiện so với mức 49,2% của năm 2023.
-
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đạt 2,4%, cao hơn so với cuối 2023 tuy nhiên có ghi nhận cải thiện so với quý trước khi ngân hàng sử dụng 570 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xóa nợ xấu trong Q4. Tỷ lệ nợ nhóm 2 duy trì thấp ở mức 0,77%. Chi phí dự phòng ghi nhận 1.974 tỷ đồng (-46,5% yoy), tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) đạt 68%.
Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBS, ID: 117494 - lãi Margin T+10: 5%
Tiến độ xử lý tài sản tồn đọng
- Tỷ trọng tài sản không sinh lời của STB tiếp tục giảm xuống còn 2,62% tổng tài sản (so với mức trên 20% trong các năm đầu của Đề án tái cơ cấu). Tính tới cuối 2024, dư nợ xấu VAMC sau dự phòng còn 1.690 tỷ đồng. Trong đó có một số tài sản bảo đảm đáng chú ý bao gồm:
‐ 18 khoản nợ với dư nợ gốc 5.134 tỷ đồng được đảm bảo bằng tài sản tại KCN Phong Phú đã được đấu giá thành công với giá trị 7.934 tỷ đồng. Đến cuối 2024, STB đã thực thu được 1.587 tỷ đồng tương đương 20% trên tổng số tiền đấu giá và dự kiến phần còn lại được hoàn trả trong 2025.
‐ 32,5% cổ phần STB của Trầm Bê được dùng để bảo đảm cho khoản nợ gốc khoảng 10.000 tỷ đồng theo ước tính của chúng tôi. Số cổ phần này có giá trị thị trường khoảng 24.000 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại.
- Dự phòng lũy kế cho trái phiếu VAMC đạt 13.258 tỷ đồng, trong đó STB đã sử dụng 1.305 tỷ đồng để xử lý nợ và hoàn nhập trích lập 40 tỷ đồng trong kỳ. STB chưa thực hiện tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC trong năm 2024 như dự báo trước đó của chúng tôi, nhiều khả năng do các khoản nợ còn lại chưa đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ hạch toán theo quy trình với VAMC. Trong khi đó, STB đang đẩy nhanh tiến độ thu hồi tiền đấu giá khoản nợ liên quan đến KCN Phong Phú và có thể sẽ hoàn thiện hồ sơ hạch toán cho khoản nợ này trước kế hoạch. Đối với khoản nợ đảm bảo bằng 32,5% cổ phần STB do VAMC quản lý, Sacombank vẫn đang tiếp tục làm việc với các bên liên quan để được thông qua kế hoạch xử lý số cổ phần này.
Số dư trái phiếu VAMC
TRIỂN VỌNG
- Thu nhập lãi duy trì tích cực: Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 14%, thấp hơn mức trung bình ngành khi vốn chủ sở hữu của STB tăng trưởng hạn chế trong giai đoạn tái cơ cấu với tỷ lệ CAR hiện ở mức 10,1%. Động lực tăng trưởng đến từ 2 phân khúc cho vay chính (bán lẻ phục vụ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp SME) đang trên đà hồi phục tốt. NIM dự kiến duy trì mức 3,7% trong năm 2025. Thêm vào đó, trong trường hợp ngân hàng đủ điều kiện hoàn nhập thu nhập lãi từ các khoản nợ lớn, biên lãi ròng cũng như lợi nhuận của STB sẽ có sự tăng trưởng đột biến.
- Thu nhập ngoài lãi khả quan hơn: Nhờ thế mạnh về bán lẻ với thương hiệu mạnh và mạng lưới rộng khắp trong thị trường miền Nam, thu nhập từ phí của STB đã có sự hồi phục tích cực trong 2024 và dự báo sẽ nối tiếp đà tăng trong thời gian tới với động lực từ hoạt động thanh toán, thẻ, bảo hiểm. Thu nhập từ thu hồi nợ cũng kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt khi thị trường bất động sản sôi động và được tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý với việc luật hoá Nghị định 42.
- Áp lực trích lập dự phòng ở mức thấp trong 2025: Áp lực trích lập dự phòng ở mức thấp trong 2025 nhờ: (1) STB đã trích lập và xử lý, thu hồi 100% trái phiếu VAMC (trích lập 100% cho trái phiếu chưa xử lý, phần còn lại đã xử lý và thực thu tiền mặt, chờ hoàn tất thủ tục tất toán). Kỳ vọng STB có thể hoàn nhập trích lập từ các khoản nợ lớn với triển vọng rõ ràng nhất từ khoản nợ liên quan đến KCN Phong Phú với dư nợ gốc được hoàn nhập là 5.134 tỷ đồng; (2) Chất lượng danh mục cho vay ổn định với các khoản nợ quá hạn và nợ tái cơ cấu giảm dần, rủi ro tập trung và nợ liên đới qua CIC ở mức thấp.
- Thu nhập lãi duy trì tích cực: Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 14%, thấp hơn mức trung bình ngành khi vốn chủ sở hữu của STB tăng trưởng hạn chế trong giai đoạn tái cơ cấu với tỷ lệ CAR hiện ở mức 10,1%. Động lực tăng trưởng đến từ 2 phân khúc cho vay chính (bán lẻ phục vụ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp SME) đang trên đà hồi phục tốt. NIM dự kiến duy trì mức 3,7% trong năm 2025. Thêm vào đó, trong trường hợp ngân hàng đủ điều kiện hoàn nhập thu nhập lãi từ các khoản nợ lớn, biên lãi ròng cũng như lợi nhuận của STB sẽ có sự tăng trưởng đột biến.
- Thu nhập ngoài lãi khả quan hơn: Nhờ thế mạnh về bán lẻ với thương hiệu mạnh và mạng lưới rộng khắp trong thị trường miền Nam, thu nhập từ phí của STB đã có sự hồi phục tích cực trong 2024 và dự báo sẽ nối tiếp đà tăng trong thời gian tới với động lực từ hoạt động thanh toán, thẻ, bảo hiểm. Thu nhập từ thu hồi nợ cũng kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt khi thị trường bất động sản sôi động và được tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý với việc luật hoá Nghị định 42.
- Áp lực trích lập dự phòng ở mức thấp trong 2025: Áp lực trích lập dự phòng ở mức thấp trong 2025 nhờ: (1) STB đã trích lập và xử lý, thu hồi 100% trái phiếu VAMC (trích lập 100% cho trái phiếu chưa xử lý, phần còn lại đã xử lý và thực thu tiền mặt, chờ hoàn tất thủ tục tất toán). Kỳ vọng STB có thể hoàn nhập trích lập từ các khoản nợ lớn với triển vọng rõ ràng nhất từ khoản nợ liên quan đến KCN Phong Phú với dư nợ gốc được hoàn nhập là 5.134 tỷ đồng; (2) Chất lượng danh mục cho vay ổn định với các khoản nợ quá hạn và nợ tái cơ cấu giảm dần, rủi ro tập trung và nợ liên đới qua CIC ở mức thấp.
- Kỳ vọng tiến độ xử lý tài sản tồn đọng của STB sẽ hoàn thành trong 2025- 2026: Với việc 2025 là năm cuối của Đề án tái cơ cấu và trong điều kiện thị trường đã thuận lợi hơn, chúng tôi kỳ vọng STB sẽ tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và hoàn thành trích lập xử lý toàn bộ nợ xấu thuộc Đề án tái cơ cấu trong giai đoạn 2025-2026. Thu nhập từ việc đấu giá thành công khoản nợ liên quan KCN Phong Phú đang được thực hiện theo tiến độ tại hợp đồng và thời điểm hạch toán phụ thuộc vào quyết định của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Chúng tôi cho rằng STB có thể đẩy nhanh quá trình thu hồi tiền đấu giá và khoản nợ liên quan đến KCN Phong Phú sẽ đủ điều kiện hoàn nhập trích lập vào năm 2025.
- Bên cạnh đó, STB vẫn đang tích cực làm việc với các bên liên quan để xử lý 32,5% cổ phần của STB do VAMC quản lý, đồng thời cần thêm khoảng thời gian chọn lựa nhà đầu tư do số lượng sở hữu lớn. Chúng tôi kỳ vọng việc chào bán có thể triển khai thành công từ cuối 2025. Việc chuyển nhượng thành công 32,5% cổ phần STB với mức giá dự kiến trên 30.000 đồng/cổ phiếu sẽ là tiền đề quan trọng giúp STB trở lại cuộc đua một cách mạnh mẽ do có thể cùng lúc giải quyết 2 vấn đề về nợ xấu tồn đọng và chủ sở hữu.
RỦI RO ĐẦU TƯ
- Rủi ro trì hoãn trong quá trình xử lý tài sản tồn đọng: Những chậm trễ trong việc thu hồi và thanh lý tài sản đảm bảo trước diễn biến không thuận lợi của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có thể khiến quá trình xử lý nợ xấu chậm hơn so với kế hoạch.
- Rủi ro nợ xấu: Nợ xấu có thể gia tăng kéo chi phí dự phòng tăng nhanh khi nền kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản chậm phục hồi hơn dự kiến, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng trong năm 2025, đặc biệt với một số khoản vay có dư nợ lớn của các doanh nghiệp trong diện tái cơ cấu.
Like, comment nhé mn !
Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBS, ID: 117494 - lãi Margin T+10: 5%