STK - Hiệu ứng Bullwhip

1. Tổng quan doanh nghiệp

  • Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ được thành lập năm 2000. Hoạt động sản xuất chính của công ty là sản xuất sợi tơ tổng hợp, dệt kim. Công ty hiện đang cung cấp các sản phẩm: sợi POY, sợi DTY và sợi FDY. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang châu Âu (Thổ Nhĩ Kỳ) và châu Á. Công ty cũng là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp dệt may như Nike, Adidas, Uniqlo và Puma

  • Ngoài các sợi như DTY, FDY, POY là đầu vào cho sản phẩm về may mặc, nội thất xe hơi và nội thất nhà ở, STK còn đang phát triển thêm các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường như Dope Dye, Recycle Dope Dye, Repreve đáp ứng các tiêu chí ESG. Bên cạnh đó, công ty còn phát triển các sợi có tính năng, sợi màu, các loại sợi đặc biệt như CD, FD, HCR,QD… có giá trị gia tăng cao

2. Cơ cấu cổ đông

  • Hiện tại cơ cấu cổ đông của STK cũng khá cô đặc khi 36,37% sở hữu bởi ban lãnh đạo, các tổ chức nắm giữ 27,65%, nước ngoài nắm giữ 17,67% và còn lại 18,31% lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường.

  • Trong lịch sử chi trả cổ tức, STK cũng chia cổ tức khá đan xen lẫn cổ tức bằng tiền mặt lẫn cổ phiếu với tỷ lệ khá cân đối khiến cổ phiếu không bị pha loãng nhiều

  • Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu cổ đông của STK chính là CTCP Tư vấn đầu tư Hướng Việt. Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Hướng Việt thông báo, đã mua vào 550.000 cổ phiếu STK của CTCP Sợi Thế Kỷ và nhận cổ tức bằng cổ phiếu 792.866 cổ phiếu, giao dịch kết thúc ngày 17/12/2015. Như vậy, sau giao dịch này, Công ty Tư vấn đầu tư Hướng Việt đã nắm giữ 9.381.534 cổ phiếu STK, nâng tỷ lệ lên 20,16%. Trước đó, Hướng Việt nắm giữ 8.038.668 cổ phiếu STK, chiếm tỷ lệ 19% vốn điều lệ Sợi Thế Kỷ.

  • Hướng Việt được thành lập vào tháng 7/2009, có vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập của doanh nghiệp này gồm có ông ông Võ Quang Long (sở hữu 40% vốn), bà Nguyễn Ngọc Quỳnh Như (sở hữu 20% vốn) và ông Mai Thanh Thanh (sở hữu 20% vốn).

  • Đến tháng 10/2011, vốn điều lệ của Hướng Việt được điều chỉnh tăng 20 lần, từ 5 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Bên cạnh sự đóng góp của các cổ đông hiện hữu thì còn có nguồn vốn góp của 2 cổ đông mới, là ông Phan Vũ Tuấn và Trình Kiên Cường. Cơ cấu sở hữu Hướng Việt được điều chỉnh mạnh: Mai Thanh Thanh (25%); Nguyễn Ngọc Quỳnh Như (16,6%); Võ Quang Long (16,6%); Trình Kiên Cường (8,4%); Phan Vũ Tuấn (33,4%).

  • Người tiền nhiệm giữ chức vụ chủ tịch Hướng Việt là ông Cao Quế Lâm - em trai bà Cao Thị Quế Anh, vợ ông Trịnh Văn Tuấn chủ tịch ngân hàng OCB.

  • Cả ông Long và bà Quế Anh hiện là thành viên HĐQT của Sợi Thế Kỷ (STK), doanh nghiệp mà Hướng Việt là cổ đông lớn nhất từ nhiều năm nay với tỷ lệ sở hữu 20%. Thời điểm góp vốn vào Hướng Việt, cổ đông lớn nhất Phan Vũ Tuấn (SN: 1969) đã là một người ít nhiều có “name” trên thị trường tài chính.

  • Xuất thân là một cán bộ của Phòng Thanh tra, NHNN Chi nhánh Tp. HCM, từ năm 1994, ông Tuấn lăn lộn qua hàng loạt tổ chức tài chính, với nhiều cương vị như: chuyên viên Vietcombank – CN Tp. HCM; Trợ lý Giám đốc ngoại hối Ngân hàng United Overseas – CN Tp. HCM; Giám đốc VIB – CN Bình Thạnh; Giám đốc Chi nhánh Tp. HCM – Công ty CP Chứng khoán Quốc tế (VISe); Tổng Giám đốc CTCP Quản lý Quỹ Lộc Việt Tp. HCM; Giám đốc điều hành CTCP Chứng khoán Châu Á (ASCS); Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở An Bình Phú.

  • Bên cạnh khoản đầu tư vào STK, dữ liệu của chúng tôi cho thấy Hướng Việt đang/từng có danh mục đầu tư khá đồ sộ vào loạt cổ phiếu VIB, OCB, Nam Long (NLG), Khu công nghiệp Tây Ninh, Quốc Lộc Phát và Chứng khoán Quốc tế (VISecurities)… Số cổ phần này đã nhiều lần được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của Hướng Việt. Khoản đầu tư đáng chú ý nhất của Hướng Việt là vào công ty Quốc Lộc Phát - chủ đầu tư dự án đắc địa Metropole Thủ Thiêm nằm ở chân cầu Ba Son đối diện quận 1. Các căn hộ tại dự án do Sơn Kim Land làm đơn vị phát triển này có mức giá lên tới vài trăm triệu mỗi mét vuông.

  • Qua những ý sơ lược bên trên về cổ đông lớn này của Sợi Thế Kỉ, doanh nghiệp này còn đang được hậu thuẫn bởi một công ty có các cổ đông lớn có số má trên thị trường tài chính, công ty có mối liên hệ mật thiết với ngân hàng OCB, có lợi thế về nguồn vốn có thể giúp đỡ STK nhiều trong định hướng phát triển, cơ cấu sức khỏe doanh nghiệp và nguồn vốn.

3. Sức khỏe doanh nghiệp

  • Từ khi lên sàn tới năm 2023, tỷ lệ nợ/VCSH của STK giảm đáng kể từ mức lần xuống tới mức thấp nhất ở mức 0.2 vào quý 2/2023. Đây là một mức khá an toàn cho doanh nghiệp không bị áp lực nợ vay nhiều trong suốt thời kỳ dịch bệnh.

  • Bắt đầu từ quý 3/2023, STK bắt đầu tăng mạnh vay nợ ngắn hạn lẫn dài hạn vừa để bổ sung cho vốn lưu động nhập hàng tồn kho để chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới. Phần nợ dài hạn vay được ban lãnh đạo dồn toàn lực cho xây dựng nhà máy Unitex, có thể ví bước đi này của doanh nghiệp là “cú đấm sợi” của STK như “cú đấm thép” của HPG.

4. Hoạt động và ngành nghề kinh doanh

a. Ngành nghề kinh doanh

  • STK chủ yếu kinh doanh về mảng sợi tái chế, sợi nhuộm và sợi có tính chất đặc biệt, cũng là đầu vào để sản phẩm quần áo, giày dép và các nội thất của xe oto và nhà cửa. STK hướng tới kinh doanh 100% hoàn toàn sợi tái chế vào năm 2025.

  • Xét về chuỗi giá trị ngành dệt may thì STK nằm ở thượng nguồn của ngành.

  • Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của STK thì STK sẽ nhập nguyên liệu đầu vào chủ yếu là hạt PET (công thức hóa học là: (C10H8O4)n ) và các phẩm màu cùng các chất xúc tác khác trong quá trình sản xuất sợi. Sau khi dùng hạt PET để sản xuất ra sợi POY, STK tiếp tục dùng sợi POY để sản xuất ra 2 loại sản phẩm chính là sợi DTY, FDY.

  • Khi đi sâu vào báo cáo tài chính của STK (BCTC quý 4/2023), ta có thể thấy STK chủ yếu nhập hạt PET từ Trung Quốc thông qua công ty Zhangjiagang Shuoxiang International.

  • Một điểm sáng nữa trong việc cải thiện nguyên vật liệu đầu vào của STK là doanh nghiệp mua hạt rPET (hạt nhựa tái chế) và PET (hạt nhựa nguyên sinh) vào lúc giá của nguyên vật liệu này ở mức giá khá thấp vào quý 3 và 4/2023. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được chi phí đầu vào.

  • Sau khi sản xuất ra các sợi xong, STK sẽ phân phối sản phẩm cả trong nước và cả xuất khẩu. Trong đó, thị phần doanh thu từ trong nước chiếm 64% còn lại xuất khẩu chiếm 36%. Địa bàn xuất khẩu của STK nằm chủ yếu ở Mỹ, Mexico, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Nhật Bản).

b. Tình hình hoạt động kinh doanh

  • Doanh thu thuần đạt 265,7 tỷ đồng (-7,7% YoY), chủ yếu do nhu cầu tại cả thị trường nội địa (~70% doanh thu) và xuất khẩu hồi phục chậm khiến sản lượng tiêu thụ và giá bán nhìn chung khó cải thiện. Tổng sản lượng sợi đạt ~5.280 tấn (bằng 8,4% công suất thiết kế), giá bán bình quân ước ~50.355 VND/Kg sợi
  • Cụ thể hơn, doanh thu sợi tái chế và nguyên sinh lần lượt đạt 106,6 tỷ đồng (chiếm 40% doanh thu) và 159,2 tỷ đồng (chiếm 60% doanh thu). Trong bối cảnh tiêu thụ quần áo ở hạ nguồn hồi phục chậm,

tôi cho rằng khách hàng ưu tiên mua sợi nguyên sinh hơn do đây là loại sợi có cùng chức năng nhưng giá chỉ bằng ~2/3 giá sợi tái chế - theo đó, sản lượng bán sợi nguyên sinh +27,5% so với năm cùng kỳ, trong khi sợi tái chế -34,7% so với năm cùng kỳ.

  • Tại thị trường Việt Nam (70% doanh thu), doanh

thu của STK chỉ tương đương cùng kỳ và giảm so

với Q4/2023 (ước tính ~186 tỷ đồng) chủ yếu do xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu do Q1/2024 hồi phục thấp (kim ngạch đạt

7,7 tỷ USD) và dự phóng tiếp tục cải thiện chậm

trong Q2/2024. Tiêu thụ quần áo ở hạ nguồn chậm

kìm hãm sản xuất nhóm khách hàng chính của STK

(các nhà máy dệt vải, cắt may) – sản lượng quần

áo của Việt Nam Q1/2024 tăng thấp.

  • Thêm nữa, STK cho biết sản lượng tiêu thụ nội địa

trong Q1/2024 cũng chậm bởi vấn đề pháp lý trong hoạt động xuất khẩu tại chỗ (đến cuối tháng 03/2024 mới giải quyết xong).

  • Tại thị trường xuất khẩu (~30% doanh thu) doanh thu của STK giảm mạnh hơn ở 20,9% so với cùng kỳ năm trước (ước tính chỉ đạt

~79,7 tỷ đồng) chủ yếu do nhu cầu mua sợi của nhóm thị trường chính vẫn ảm đạm (Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc – chiếm ~67% doanh thu xuất khẩu) – nối dài đà giảm từ năm 2023. Lũy kế 2T/2024 kim ngạch nhập khẩu sợi Polyester giảm ở tất các các thị trường lần lượt -11,9%, -8,8% và -6,9% so với năm cùng kỳ

5. Động lực tăng giá

a. Nhà máy Unitex

  • STK đang đẩy mạnh toàn lực để hoàn thiện nhà máy Unitex và đưa vào sử dụng trong quý 3/2024. Việc đưa nhà máy Unitex vào hoạt động giúp công suất toàn công ty tăng lên 57% trong giai đoạn 1, và tăng lên gấp đôi trong giai đoạn 2 dự kiến vào năm 2027.

  • Năm 2024, tôi dự phóng nhà máy Unitex sẽ chỉ đóng góp khoảng 12 nghìn tấn trong tổng công suất của STK, chỉ bằng ~1/3 so với kỳ vọng trong Báo cáo cập nhật định giá tháng 05/2023 do nhà máy vận hành muộn hơn 2 quý (chỉ chạy ~05 tháng cuối năm) – tương ứng tổng công suất thiết kế của STK năm 2024 sẽ đạt ~75 nghìn tấn (+19% so với cùng kỳ).
  • Doanh thu từ nhà máy trong năm 2024 dự phóng chỉ đạt 128 tỷ đồng (bằng 14,6% so với kỳ vọng trong Báo cáo trước) do thời gian hoạt động ít hơn và nhu cầu hồi phục chậm.

b. Lộ trình chuyển đổi nguyên liệu tái chế của các thương hiệu lớn

  • Đầu tháng 1/2017, Unifi Manufacturing Inc. - một doanh nghiệp sản xuất sợi polyester và nylon niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE, đã công bố chính thức về việc chỉ định Sợi Thế Kỷ là nhà sản xuất nhượng quyền thương hiệu REPREVE tại Việt Nam. Trong quan hệ hợp tác này, Unifi sẽ cung cấp hạt nhựa tái chế, Sợi Thế Kỷ sản xuất sợi và bán dưới thương hiệu REPREVE của Unifi. Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp duy nhất được Unifi ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu. Theo chỉ định của Unifi, ngoài sản xuất cho thị trường Việt Nam thì Sợi Thế Kỷ sẽ xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

  • Việc hợp tác với STK sẽ mở ra kênh phân phối cho sản phẩm mang thương hiệu REPREVE tại khu vực sản xuất sản phẩm may mặc trọng yếu này, giúp đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng và rút ngắn thời gian đáp ứng đơn hàng cho các khách hàng của Công ty.

  • Để nằm trong chuỗi giá trị của các thương hiệu toàn cầu, những nhà sản xuất nguyên liệu đầu vào cho dệt vải buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh. Sản xuất sản phẩm thời trang từ nhựa dường như là câu chuyện khá mới mẻ với đa số người dùng phổ thông.

  • Theo báo cáo “2025 Recycled Polyester Challenge - Textile Exchange” tính đến năm 2021, đã có 132 thương hiệu bao gồm Nike, Adidas,Puma, Inditex, Old Navy, New Balance, H&M, Lululemon, VFGroup, Decathlon, Gap, Kering, Kmart đã cam kết vào lộ trình nâng cao tỷ trọng sử dụng sợi recycle cho đến 2025. Theo thống kê của Textile Exchange đến 2021 tỷ trọng sợi Polyester tái chế trong tổng khối lượng sợi polyeter tiêu thụ (60,53 triệu tấn) đạt 14,8% (tương đương 8,9 triệu tấn). Dự kiến, tỷ trọng sợi Polyester tái chế sẽ tăng từ 14,8% (2021) lên 45% (2025) và đạt 90% vào năm 2030 (nguồn: Textile Exchange)

c. Hiệu ứng Bullwhip

  • Dựa trên dữ liệu UNComtrade, Mc. Kinsey đã tính toán những thay đổi hàng năm về nhu cầu (dữ liệu xuất khẩu) trên chuỗi cung ứng dệt may. Những thay đổi nhỏ trong nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tác động càng lớn đến chuỗi cung ứng khi càng di chuyển về thượng nguồn (hiện tượng chuỗi cung ứng này được gọi là “hiệu ứng bullwhip”). Cụ thể: (đi theo hướng từ hạ nguồn → thượng nguồn)

  • Do ở thượng nguồn chuỗi cung ứng, nên ngành sợi nói chung và sợi Polyester Filament nói riêng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các thương hiệu thời trang dự báo nhu cầu sẽ giảm tốc trước tác động tiêu cực của lạm phát và suy thoái kinh tế, sự sụt giảm đơn hàng đối với sợi cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ sụt giảm đơn hàng may mặc. Do đó, trong năm 2023, ngành sợi Polyester Filament của Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm giá trị lớn đến vậy. Điều này đồng nghĩa với việc khi đơn hàng ngành dệt may phục hồi, xuất khẩu sợi Polyester Filament có khả năng phục hồi mạnh hơn.

  • Có thể thấy, lượng hàng tồn kho của các nhãn hàng đã ổn định và đang có dấu hiệu nhập hàng lại:

    • Nike (giảm từ 9.6 tỷ USD 8/2022 xuống 7.9 tỷ USD tháng 12/2023).

    • Adidas (giảm từ 6.3 tỷ Euro 9/2022 xuống còn 4.8 tỷ Euro 9/2023).

    • Gap Inc (giảm từ 3.1 tỷ USD tháng 7/2022 xuống còn 2.4 tỷ USD tháng 10/2023).

  • Việc giảm hàng tồn kho của các thương hiệu sẽ có tác động tích cực đến việc đặt hàng. Qua đó, kỳ vọng xuất khẩu hàng may mặc sẽ cải thiện hơn.

6. Rủi ro

a. Giá nguyên vật liệu có thể tăng trong thời gian tới

  • Giá hạt nhựa PET có tương quan cao với giá dầu do được làm từ các chế phẩm từ dầu mỏ. Giai đoạn Q1/2024, giá hạt nhựa có xu hướng tăng lên theo giá dầu – thúc đẩy bởi các xung đột địa chính trị gia tăng.

b. Tỷ giá hối đoái

  • STK đã tăng vay nợ ngắn hạn lẫn dài hạn lên đáng kể từ cuối năm 2023 để tập trung vào nhà Unitex. Trong đó, nợ ngắn hạn bằng đồng Đô là 15 triệu USD và nợ dài hạn là 40 triệu USD.

  • Tỷ giá USD/VND neo ở mức cao và biến động sẽ khiến STK lỗ tỷ giá trong ngắn hạn do STK vay bằng đồng USD.

7. Định giá

  • Xét về P/B của STK đang là 1.98, với mức P/B STK đang được định giá rẻ hơn so với trung bình P/B ngành dệt may là 2.2.
  • Áp dụng 50% phương pháp định giá P/E, P/B so với ngành và 50% phương pháp DCF, mức giá phù hợp đối với STK là 47500 đồng/cổ phiếu (tương ứng mức upsize 41% từ giá hiện tại).

8. Phân tích kỹ thuật

  • Có thể thấy từ đáy năm 2022 tới hiện tại cổ phiếu STK chưa tới 70% và dòng tiền lớn đang gom nhiều ở mức giá 30 nên hoàn toàn có thể kì vọng mức sinh lời 30-40% từ mức giá hiện tại là không khó. Đồng thời đo từ đỉnh tới đáy năm 2021 trước đó t thấy nhiều người kẹt ở mức giá quanh 45 và đây cũng là ngưỡng kháng cự Fibonacci mở rộng 1.272 - 1.414.
  • Nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua gom dưới mức giá dưới 35.5 đối với cổ phiếu STK.

Để nhận thêm những khuyến nghị và tư vấn, anh chị có thể:
Tham gia vào room cộng đồng: ■■■■ - [WSM] Khớp lệnh
Liên hệ: 0969.848.169

8 Likes

đu giờ cao quá có nguy hiểm không bác?

1 Likes

Từ giờ đến cuối năm dệt may bung nóc rồi

1 Likes

Em quan tâm giá mua, mà 2 cây gậy tăng dài quá, chạm đến 2 đỉnh gần nhất r, hơi sợ

1 Likes

bài hay quá, ủng hộ ad

chia sẻ thêm cho bạn đọc chuỗi giá trị ngành dệt may

3 Likes

từ đáy giờ mới lên được 60% thôi anh ạ nên vẫn còn nhiều dư địa cho STK lắm ạ

Đồng ý 2 tay với chị ạ :smile:

ko sợ đâu em ơi doanh nghiệp còn nhiều dư địa lắm

em cảm ơn anh đã đóng góp thêm giúp em ạ :smile:

1 Likes

Volume vào cũng hấp dẫn đấy

cho mình xin room tư vấn ạ

nay vượt đỉnh cũ nhé anh ơi

anh check tin nhắn của em nhé

1 Likes

STK khỏe hơn hẳn thị trường luonnnnn

Quý 2 bctc “siêu lợi nhuận“ âm luôn 55 tỏi rồi

1 Likes

đầu chu kì thôi mà

1 Likes

STK rất tiềm năng. Giá 35 mua gom dần là OK. Cuối năm 2024 mục tiêu 5x

lỗ vẫn mua với giá trên trời à

Stk treo dở dang thế thì đến mùa quýt mới có bứt phá

STK ra bctc âm rồi, ko nên vào trong thời kỳ phân hóa như thế này :frowning: