1. TỔNG QUAN VỀ STK
- STK sản xuất và kinh doanh các loại sợi xơ dài Polyester, bao gồm sợi DTY và FDY. DN hiện vẫn tập trung vào phát triển các loại sợi tái chế bởi nhìn chung là biên lãi tốt hơn so với làm sợi nguyên sinh, thân thiện với môi trường và là xu hướng hiện nay của nhiều hãng thời trang lớn.
-
Hiện STK đang có 2 nhà máy sản xuất sợi đặt tại Củ Chi và Tràng Bàng, với tổng công suất là 63.000 tấn/năm
-
Các thị trường chính hiện tại là Mỹ, EU, Nhật. Ngoài ra còn Đài Loan, Hàn Quốc, Mexico,…Doanh nghiệp cung cấp sợi cả trong nước và xuất khẩu nước ngoài, với phần nhỉnh hơn chút là xuất khẩu ra nước ngoài.
2. TÌNH HÌNH KINH DOANH
-
Doanh thu quý I/2024 giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi giá vốn giảm 13% so với cùng kỳ nên LN gộp vẫn co hơn so với cùng kỳ
-
Tuy nhiên do doanh thu tài chính thấp hơn so với cùng kỳ, trong khi các chi phí khác như chi phí lãi vay, chi phí bán hàng đều tăng cao, khiến LN trước thuế giảm mạnh.
-
Năm 2023 là một năm khó khăn đối với ngành dệt may nói chung nên KQKD của STK xấu là khó tránh khỏi.
3. KỲ VỌNG GÌ Ở STK ?
a. Xuất khẩu dệt may có nhiều tín hiệu tươi sáng hơn
- Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may đạt gần 16 tỉ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng xuất hiện ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc khi đạt 6 tỉ USD (tăng 4% so với cùng kỳ). Với kết quả này, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
-
Các kho hàng tồn trên thế giới đang dần được tiêu thụ hết, nên chu kỳ bổ sung hàng tồn kho sắp bắt đầu, thúc đẩy việc gia tăng sản xuất, đặc biệt là trong mùa cao điểm sản xuất phục vụ nhiều ngày lễ lớn nửa cuối năm.
-
Ngoài ra, thị trường lớn nhất là Mỹ đang đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, nếu DN sử dụng nguyên liệu vải làm từ sợi bông của Tân Cương (Trung Quốc) sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ.
=> Đây sẽ là cơ hội và lợi thế của STK khi sản phẩm sợi của DN này hầu hết là từ tái chế polyester.
- Hơn nữa, nhờ những căng thẳng và lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Đây sẽ là cơ hội gia tăng thị phần cho các nước xuất khẩu dệt may khác như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia và Indonesia
b. Đơn hàng quay trở lại
- Ngoài thông tin phía trên từ xuất khẩu dệt may hồi phục, cùng thị trường xuất khẩu Mỹ đang tăng trưởng mạnh trở lại. Nếu để ý thêm, Hàng tồn kho của DN trong quý I/2024 đã có lần giảm đầu tiên sau thời gian dài tăng liên tục. Chứng tỏ lượng hàng tồn đã bắt đầu được tiêu thụ trở lại.
=> Cho thấy đơn hàng đang quay trở lại
-
Lãnh đạo STK cho biết, trong quý I/2024, doanh số và doanh thu bán hàng ghi nhận đi ngang so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 5.400 tấn và 272 tỷ đồng. Doanh số bán hàng quý II/2024 dự kiến sẽ tốt hơn (khoảng 9.000 tấn). Đơn hàng của một số thương hiệu trong quý II có thể gấp đôi quý I.
-
Hiện STK đang làm việc với các thương hiệu và khách hàng để chốt đơn hàng cho mùa xuân hè 2025 - giao hàng 6 tháng cuối năm 2024. Đại diện doanh nghiệp dự kiến doanh số bán quý III và quý IV/2024 có thể ở mức tương ứng 10.500 tấn và 12.000 tấn.
c. Động lực từ nhà máy mới đi vào hoạt động, tăng công suất.
- Theo thông tin từ ĐHCĐ ngày 28/3, dự án Nhà máy Unitex dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối quý 1/2024. Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ quý 3/2024 với công suất 36.000 tấn/năm.
=> Nâng tổng công suất của STK thêm 60%, đạt 99.000 tấn/năm.
- Nhìn trong Bảng cân đối kế toán, có thể thấy STK đổ tiền và thúc đẩy hoàn thành nhà máy cực nhanh để kịp phục vụ cho chu kỳ ngành dệt may trở lại.
- Theo lãnh đạo của STK cho biết, price gap của sợi tái chế vẫn cao trên 20% (và gần 50% LN của STK là từ sợi tái chế). Vậy kỳ vọng chính hiện tại là việc DN có thêm đơn hàng và tăng công suất.
4. RỦI RO
a. TỶ GIÁ TĂNG CAO
- Tỷ giá cao khiến STK đang chịu 1 vài khoản lỗ tỷ giá đến từ việc đi vay nợ bằng USD. Hiện tại tỷ giá vẫn tiếp tục neo cao, dù đã có những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiếm chế tỷ giá tăng. Khả năng phải chờ cho đến những tháng cuối năm, khi FED bắt đầu hạ lãi suất, tỷ giá mới có thể hạ nhiệt.
b. GIÁ CƯỚC VẬN TẢI BIỂN TĂNG CAO
-
Gần đây, giá cước tàu biển bất ngờ vọt tăng khoảng 100% ở tất cả các tuyến, thậm chí các tuyến từ Việt Nam sang Mỹ tăng hơn gấp đôi so với thời điểm tháng 3. Và dù giá tăng cao nhưng các nhà xuất khẩu rất khó đặt được tàu để xuất hàng.
-
Nguyên nhân tác đông giá cước từ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra ở kênh đào Panama và những dấu hiệu leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
-
Các thị trường chính của STK đều nằm tại Châu Âu và Mỹ, đây cũng là khó khăn cho STK trong giai đoạn tới.
5. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
-
Theo kế hoạch của STK, doanh thu thuần năm 2024 đạt 2.703 tỷ đồng, tăng mạnh gần 90% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế cũng gấp 3 lần năm trước lên gần 300 tỷ đồng.
-
Hiện tại, quý I/2024, DN mới đem về 266 tỷ đồng Doanh Thu và 1 tỷ đồng LN (5.400 tấn), cách khá xa so với kế hoạch. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo thì doanh số bán hàng quý II gấp đôi quý I (khoảng 9k tấn) và DN đang làm việc để chốt nốt đơn hàng cho 6 tháng cuối năm. Dự kiến 2 quý cuối năm sẽ cung cấp được trên 10k tấn.
Giả sử DN sẽ đi đúng với dự kiến, hoặc mức thấp nhất là LN về bằng với năm 2022 là 242 tỷ.
=> Vậy PE dự phóng về khoảng 12
=> PE hiện tại ở giá 30 là 30.7
Tức upside trong trường hợp LN năm nay đạt 242 tỷ là tăng thêm 60% kể từ giá này
=> STK hoàn toàn có thể quay trở lại đỉnh cũ quanh 48 – 50.
Tuy nhiên vẫn cần theo sát tiến độ của DN và đây là vấn đề chủ chốt. Hiện tại xuất khẩu dệt may đang có nhiều bước chuyển mình tích cực hơn