STK update PHS

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu STK với giá mục tiêu 41.000 đồng/CP

CTCK Phú Hưng (PHS)

Chiến lược phát triển sợi tái chế tạo động lực tăng trưởng dài hạn: Xu hướng các nhãn hàng thời trang lớn đang chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường với những tính năng nổi trội đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao cho sản phẩm sợi tái chế.

Nắm bắt được xu hướng ngành, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) đặt kế hoạch gia tăng tỷ trọng sợi tái chế đồng thời giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh khi biên lợi nhuận mảng sợi nguyên sinh ngày càng thu hẹp. STK kỳ vọng sẽ gia tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 100% doanh thu vào năm 2025, tạo động lực tăng trưởng cho Công ty.

Dự án liên minh Sợi – Dệt – Nhuộm gia tăng cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP: STK đã thành lập liên minh từ vải đến may mặc với đối tác dệt và đối tác may. Đối tác dệt sẽ khởi công xây dựng trước vào năm 2020, tiếp theo STK sẽ khởi công xây dựng nhà máy sợi vào năm 2021.

CPTPP yêu cầu các công đoạn từ sợi trở đi phải được thực hiện ở các nước thành viên CPTPP. Do đó, để hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp may và dệt nhuộm sẽ ưu tiên sợi sản xuất trong nước. Hơn nữa, với chủ trương phát triển chuỗi cung ứng dệt nhuộm may nội địa của nhà nước, nhu cầu sợi nội địa có tiềm năng gia tăng trong tương lai.

Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex: Nhà máy mới tại Tây Ninh với tổng công suất là 60,000 tấn/năm, gấp đôi công suất hiện tại, được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 36,000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24,000 tấn/năm). Tổng vốn đầu tư của dự án là 120 triệu USD (giai đoạn 1: 75 triệu USD, giai đoạn 2: 45 triệu USD). Cơ cấu vốn của dự án: 70% nợ vay và 30% vốn chủ sở hữu.

Nhà máy khởi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2021. Năm 2023, nhà máy đưa vào hoạt động giai đoạn 1 khởi công xây dựng giai đoạn 2. Đến năm 2025 thì hoàn thành giai đoạn 2. Nhà máy tập trung sản xuất sợi tái chế, sợi chất lượng cao, và sợi đặc biệt. Theo ước tính của STK, nhà máy mới sẽ giúp công ty đặt tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) vào khoảng 20% trong giai đoạn 2021-2025.

Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu STK khoảng 41.000 đồng/cổ phiếu (+25% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.

Thông tin ở đâu vậy ạ

e cũng thấy con này có triển vọng

đúng 41k

con này tích lũy qua 4 phase nền rồi, khuyên thật ko nên đu vùng này nữa, có ăn đc 10% nữa là hết cỡ mà khéo lại đu đỉnh

Uớc tính doanh thu thuần của STK năm 2021 đạt khoảng 2,050 tỷ đồng (+16.3% YoY) và LNST ước đạt 201 tỷ đồng (+37% YoY) nhờ: - Kỳ vọng về sự phục hồi của ngành dệt may trong năm 2021: Các doanh nghiệp dệt may kỳ vọng doanh thu quay lại mức trước Covid-19 vào Q3/2021. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo, với kịch bản dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt hơn trên thế giới, thì xuất khẩu dệt may năm 2021 có thể đạt khoảng 37 - 38 tỷ USD (+13% YoY). - Chiến lược phát triển sợi tái chế tạo động lực tăng trưởng dài hạn: Sợi tái chế có nhiều tiềm năng phát triển do xu hướng thời trang bền vững và thân thiện với môi trường đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Hơn nữa, dịch Covid-19 được cho là đã đẩy nhanh xu hướng này khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm làm từ vật liệu có đặc tính thoải mái, bảo vệ sức khỏe. Sợi tái chế được kỳ vọng sẽ là bệ phóng tăng trưởng của STK trong tương lai. Năm 2021, ước tính STK sẽ tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 57% tổng doanh thu, tương đương 1,144 tỷ đồng (+45% YoY). - Dự án liên minh Sợi – Dệt – Nhuộm gia tăng cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP. Liên minh sợi dệt nhuộm với vốn đầu tư 300 tỷ đồng sẽ góp phần gắn kết STK với chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, ổn định đầu ra cho STK, gia tăng doanh số và cải thiện tình hình kinh doanh của công ty trong tương lai. - STK có nhiều khả năng nắm bắt xu hướng của ngành. Hiện tại, công ty đang phát triển mẫu sợi Soft package, Full dull, High CR, CD Mix, Quick dry, hàng AAA chất lượng cao. Với khả năng sáng chế, STK có thể linh hoạt tiếp cận những phân khúc khác trong ngành dệt may như ngành vải ghế ô tô, mở rộng cơ hội kinh doanh trong tương lai

Cho bác nào muốn có thêm niềm tin :smiley:

Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu STK CTCK Bảo Việt (BVSC) Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) ghi nhận kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021 hồi phục mạnh mẽ so với cùng kỳ, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 1.077 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái) và 141 tỷ đồng (gấp 2,6x cùng kỳ) Sợi tái chế tiếp tục là động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh nhờ xu hướng “xanh hóa” toàn cầu, với doanh thu tăng 98% và đóng góp 57% doanh thu Công ty. Trong ngắn hạn, do ảnh hưởng từ các biện pháp phòng chống dịch, mặc dù vẫn có thể duy trì sản xuất, kết quả kinh doanh quý III/2021 sẽ kém tích cực hơn nửa đầu năm 2021. Thực tế, từ cuối tháng 7, Công ty vận hành khoảng 60% công suất do hạn chế từ chính sách “3 tại chỗ”. BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận cả năm 2021 đạt mức 1.915 tỷ đồng (tăng 8% so với năm ngoái) và 243 tỷ đồng (tăng 66%), tương đương mức EPS điều chỉnh đạt 2.982 đồng/CP. Chúng tôi kỳ vọng đợt dịch lần này sẽ được kiểm soát tích cực và tạo điều kiện để các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu dần bình thường hóa vào giữa tháng 9. Quyết định về ban hành thuế chống bán phá giá sơ bộ với các loại sợi polyester nhập khẩu sẽ là động lực cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn và cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm nội địa trong trung dài hạn. Theo Công ty, quyết định dự kiến được công bố vào cuối quý III/2021, sau quyết định khởi xướng điều tra từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý tình hình kiểm soát dịch sẽ tác động đến tiến độ ban hành quyết định áp thuế. Về trung dài hạn, xu hướng chuyển dịch đơn hàng sang Việt Nam với động lực từ các FTAs thế hệ mới cũng như xu hướng gia tăng quan tâm về “môi trường xanh” trong cuộc sống trên toàn cầu, đặc biệt là các nước phát triển là động lực cho tiềm năng phát triển của STK. Dự án Unitex, là chiến lược của STK nhằm nắm bắt được triển vọng trung dài hạn trên, dự kiến sẽ nâng công suất lên gấp đôi so với hiện tại vào 2025. Tổng mức đầu tư dự án vào khoảng 120 triệu USD, với tỷ lệ vốn vay khoảng 70%. Do đó, Công ty có kế hoạch huy động thêm gần 600 tỷ thông qua các phương án phát hành hiện hữu, phát hành riêng lẻ và bán cổ phiếu quỹ. BVSC xác định giá mục tiêu cho STK ở mức 46.100 đồng/CP dựa trên phương pháp kết hợp DCF và so sánh P/E, tương đương mức P/E dự phóng 2021 và 2022 là 16,1 và 11,3. Do đó, chúng tôi khuyến nghị NEUTRAL cho cổ phiếu STK và tiếp tục theo dõi cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn nếu cổ phiếu xuất hiện nhịp điều chỉnh để tích lũy cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.

Bác có thông tin gì mới về doanh nghiệp ko? Quý 3 này bác ước lnst đc 40 tỷ ko ạ

dệt may đang hưởng lợi có điều STK ở vùng tâm dịch, đây là rủi ro lớn nhất của STK thời điểm hiện tại

Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu STK CTCK Phú Hưng (PHS) Kết thúc 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của CTCP Sợi Thế kỷ (STK) đạt 1.545,6 tỷ đồng (tăng 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành 65% kế hoạch năm 2021, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng 171% lên 203 tỷ đồng, hoàn thành 82% kế hoạch năm 2021 nhờ giá sợi trung bình tăng 43%. Sợi tái chế là động lực tăng trưởng doanh thu, chiếm 54% doanh thu thuần 9 tháng 2021, tương đương 833 tỷ đồng (tăng 83%) nhờ định hướng của công ty phát triển sợi tái chế và nhu cầu sử dụng sợi tái chế của các nhãn hàng gia tăng. Chiến lược phát triển sợi tái chế tạo động lực tăng trưởng dài hạn: Xu hướng các nhãn hàng thời trang lớn đang chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường với những tính năng nổi trội đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao cho sản phẩm sợi tái chế. Hơn nữa, do biên lợi nhuận mảng sợi nguyên sinh ngày càng thu hẹp, STK có chiến lược giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh và tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 100% doanh thu vào năm 2025, tạo động lực tăng trưởng cho Công ty Dự án liên minh Sợi – Vải – May gia tăng cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP: STK đã thành lập liên minh từ sợi đến may mặc với đối tác dệt và đối tác may. Đối tác dệt khởi công xây dựng trước vào năm 2020, tiếp theo STK sẽ khởi công xây dựng nhà máy sợi vào năm 2022. CPTPP yêu cầu các công đoạn từ sợi trở đi phải được thực hiện ở các nước thành viên CPTPP. Do đó, để hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp may và dệt nhuộm sẽ ưu tiên sợi sản xuất trong nước. Hơn nữa, với chủ trương phát triển chuỗi cung ứng dệt nhuộm may nội địa của nhà nước, nhu cầu sợi nội địa có tiềm năng gia tăng trong tương lai. Dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex sẽ giúp STK đón đầu xu hướng thời trang xanh. Nhà máy mới tại Tây Ninh với tổng công suất là 60.000 tấn/năm, gấp đôi công suất hiện tại, được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 36.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24.000 tấn/năm). Nhà máy khởi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2021. Năm 2023, nhà máy sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 và khởi công xây dựng giai đoạn 2. Đến năm 2025 thì hoàn thành giai đoạn 2. Nhà máy tập trung sản xuất sợi tái chế, sợi chất lượng cao, và sợi đặc biệt. Chúng tôi ước tính doanh thu của STK sẽ tăng mạnh khoảng 32,9% trong năm 2023 lên 3,283 tỷ đồng, và đạt tốc độ CAGR là 17,2% trong giai đoạn 2021-2025. Dù giãn cách xã hội buộc STK phải giảm công suất sản xuất, nhưng công ty vẫn gặt hái được kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021. Sang năm 2022, chúng tôi cho rằng STK sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng phát triển bền vững ngày càng tăng tốc của ngành dệt may. Chúng tôi ước tính doanh thu thuần của STK trong năm 2022 đạt 2.472 tỷ đồng (tăng 14,9% so với năm trước), trong khi lợi nhuận sau thuế của STK trong năm 2022 đạt 302 tỷ đồng (tăng trưởng 7,9%). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu STK là 61.500 đồng/cổ phiếu (-0.4% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu này. Rủi ro: (1) Rủi ro lớn nhất của STK là rủi ro nguồn nguyên liệu. Ngoài ra công ty còn có những rủi ro sau: (2) Rủi ro về từ dịch Covid-19; (3) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (4) Rủi ro pha loãng

KQKD 2021 phục hồi mạnh mẽ từ nền thấp 2020 do bùng dịch Toàn cầu, với doanh thu và LNST đạt 2.042 tỷ VNĐ (+ 16%yoy) và 278 tỷ VNĐ (+ 89% yoy). Sản lượng tháng 1/2022 phục hồi tích cực, với doanh số đạt mức 4% yoy sau hai quý cuối năm 2021 bị ảnh hưởng tiêu cực khi năng lực sản xuất gián đoạn do diễn biến dịch chỉ vận hành ở mức 50-70% công suất. Trong đó, tăng trưởng sản lượng nhóm sản phẩm sợi tái chế ở mức >20% QoQ sau khi bị ảnh hưởng nặng nề với mức -20% QoQ vào Quý 3 và 4/2021. BVSC dự báo KQKD năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu và LNST đạt 2.606 tỷ VNĐ (+ 28%yoy) và 393 tỷ VNĐ (+ 41% yoy) nhờ: (1) nhu cầu dệt may Toàn cầu duy trì đà phục hồi tích cực bên cạnh chiến lược “Xanh hóa” của các nhãn hiệu quốc tế; (2) giảm áp lực cạnh tranh nhờ thuế CBPG cũng như TQ vẫn theo đuổi chính sách “Zero COVID”; và (3) năng lực sản xuất STK không bị gián đoạn như 2H2021 do diễn biến dịch. Dự án Inditex (giai đoạn 1) đang đợi phê duyệt môi trường trước khi bắt đầu xây dựng dự kiến trong tháng 3/2022 và đi vào vận hành thương mại từ 3Q23. Tổng mức đầu tư giữ nguyên ở mức 75 triệu USD và công suất thiết kế là 36 nghìn tấn, tương đương 57% công suất thiết kế sản xuất hiện tại. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu tại mức giá mục tiêu là 64.100 VNĐ/CP theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, tương đương mức lợi nhuận 21%, chưa bao gồm suất cổ tức dự phóng là 3%. Hiện tại, STK đang giao dịch tại mức PE trượt 13x, là tương đối hấp dẫn so với tiềm năng trưởng giai đoạn 2021-2026 với CAGR 21%, theo dự phóng của chúng tôi. Điểm nhấn đầu tư đến từ triển vọng tăng trưởng trong các năm tới nhờ các lợi thế cạnh tranh ngắn và trung hạn cho ngành dệt may nói chung, và ngành sợi polyester nói riêng: (1) chi phí nhân công, năng lượng cạnh tranh; (2) ưu đãi từ các FTAs thế hệ mới; (3) giảm áp lực cạnh tranh nhờ thuế CBPG đối với nhóm sản phẩm sợi polyester nhập khẩu (bao gồm sợi từ Trung Quốc, chiếm khoảng 70% nguồn cung Toàn cầu) cũng như việc Trung Quốc vẫn theo đuổi “Zero COVID”.

Theo tài liệu ĐHCĐ, Sợi Thế Kỷ lên kế hoạch tổng doanh thu mục tiêu đạt hơn 2.605 tỷ đồng, tăng 27,6% so với mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 7,9%. Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2021, Sợi Thế Kỷ đề xuất mức cổ tức 15% bằng tiền mặt. Việc chi trả cổ tức sẽ căn cứ vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại ngày chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền, số tiền chi trả không vượt quá 102 tỷ đồng. Ngoài ra, Sợi Thế Kỷ cũng trình ĐHCĐ phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ với số lượng 13,5 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 19,08%. Đối tượng chào bán là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giá chào bán được ủy quyền cho HĐQT xác định tại thời điểm thực hiện. Được biết, Sợi Thế Kỷ đang niêm yết hơn 70,7 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn điều lệ là hơn 707 tỷ đồng. Nếu phương án chào bán riêng lẻ được thông qua và thực hiện thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên hơn 842 tỷ đồng. Cùng với đó, Sợi Thế Kỷ cũng lên kế hoạch chào bán 1,5 triệu cổ phiếu quỹ theo hình thức chào bán riêng lẻ hoặc thỏa thuận, khớp lệnh. Giá chào bán và đối tượng phát hành được ủy quyền cho HĐQT xác định và lựa chọn. Sợi Thế Kỷ cho biết số tiền thu được từ cả 2 phương án chào bán sẽ được sử dụng để đầu tư vào công ty con và/hoặc bổ sung vào nguồn vốn lưu động của công ty. Về kết quả kinh doanh năm 2021, Sợi Thế Kỷ ghi nhận doanh thu thuần cả năm tăng 16% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.042 tỷ đồng. Giá vốn tăng chậm hơn ở mức 10%, giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 14% lên 18%. Trừ đi các loại chi phí, công ty báo lãi sau thuế hơn 278 tỷ đồng, cao gần gấp 2 lần mức thực hiện năm 2020. Đây là mức lợi nhuận cao kỷ lục của Sợi Thế Kỷ kể từ khi thành lập. So với kế hoạch đã đề ra, Sợi Thế Kỷ mới chỉ hoàn thành 87% mục tiêu về doanh thu tuy nhiên đã vượt 12% mục tiêu về lợi nhuận. Cổ phiếu STK đóng cửa phiên 10/3 ở mức giá 56.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 3.800 tỷ đồng.

Nhờ tiên phong trong R&D ngành sợi và sự hạ nhiệt cạnh tranh tại thị trường trong nước do Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá đối với sợi nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia, chúng tôi nâng dự phóng doanh thu năm 2022 của CTCP Sợi Thế Kỷ (mã STK) lên 2.539 tỷ đồng (tăng 24% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 300 tỷ đồng (tăng 7,6%). Hơn nữa, chúng tôi kỳ vọng Dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex và Dự án liên minh Sợi-Vải-May sẽ tạo bệ phóng tăng trưởng cho công ty trong tương lai. Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu STK là 81.900 đồng/cổ phiếu (tăng 37% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này. Rủi ro: (1) Rủi ro lớn nhất của STK là rủi ro nguồn nguyên liệu. (2) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (3) Rủi ro pha loãng; (4) Rủi ro lạm phát làm giảm tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu

Năm 2022, CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) dự kiến kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng với lợi nhuận 300,3 tỷ đồng (tăng 7,8% so với năm trước) và doanh thu đạt 2.606,7 tỷ đồng (tăng 27,7%) với dự phóng giá bán tăng 11%, chênh lệch giá tăng 4% và thuế ở mức 11.7%. Bên cạnh đó, doanh thu từ sợi tái chế được kỳ vọng sẽ chiếm 54%, tăng so với mức 50% trong năm 2021. Kết quả kinh doanh sơ bộ trong quý I/2022 với lợi nhuận đạt 76,1 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và doanh thu 612 tỷ đồng (tăng 7,8%). Dự án Unitex giai đoạn 1 khởi công trong tháng 4/2022, chậm hơn 6 tháng so với kế hoạch trước và bắt đầu vận hành vào cuối năm 2023, tập trung sản xuất sợi tái chế (khoảng 60%) và sợi có giá trị cao. Tổng vốn đầu tư của dự án sẽ không vượt quá kế hoạch ban đầu dù chi phí vật liệu tăng cao nhờ đã ký kết hợp đồng mua máy móc thiết bị từ 2021. STK sẽ phát hành 13.6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:5, phân phối cổ phiếu quỹ cho người lao động theo chương trình ESOP 1.04 triệu cổ phiếu quỹ với giá 20.000đ/cp và phát hành riêng lẻ 13.5 triệu cổ phiếu, hạn chế giao dịch 1 năm với giá chào bán sẽ chiết khấu khoảng 7-10% so với thị giá thời điểm phát hành. Chúng tôi dự báo lợi nhuận 2022 đạt 316,5 tỷ đồng (tăng 13,7%) và doanh thu 2.645 tỷ đồng (tăng 29,5% so với năm trước) và điều chỉnh giá mục tiêu lên 67.500 đồng/CP, tiềm năng tăng giá 14,4% so với giá đóng cửa ngày 06/05/2022. Đồng thời, khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu STK, giá mục tiêu 67.500 đồng/CP.

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của CTCP Sợi Thế Kỷ (STK – sàn HOSE) đạt 1.686,1 tỷ đồng (tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành 65% kế hoạch năm 2022, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 3% còn 197,4 tỷ đồng, hoàn thành 66% kế hoạch năm 2022. Xu hướng các nhãn hàng thời trang lớn đang chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường với những tính năng nổi trội đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao cho sản phẩm sợi tái chế. Hơn nữa, do biên lợi nhuận mảng sợi nguyên sinh ngày càng thu hẹp, STK có chiến lược giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh và tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 100% doanh thu vào năm 2025, tạo động lực tăng trưởng cho Công ty. Dự án liên minh Sợi – Vải – May gia tăng cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP: STK đã thành lập liên minh từ sợi đến may mặc với đối tác dệt và đối tác may. Đối tác dệt khởi công xây dựng trước vào năm 2020, tiếp theo STK sẽ khởi công xây dựng nhà máy sợi vào năm 2022. CPTPP yêu cầu các công đoạn từ sợi trở đi phải được thực hiện ở các nước thành viên CPTPP. Do đó, để hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp may và dệt nhuộm sẽ ưu tiên sợi sản xuất trong nước. Hơn nữa, với chủ trương phát triển chuỗi cung ứng dệt nhuộm may nội địa của nhà nước, nhu cầu sợi nội địa có tiềm năng gia tăng trong tương lai. Dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex sẽ giúp STK đón đầu xu hướng thời trang xanh. Nhà máy mới tại Tây Ninh với tổng công suất là 60.000 tấn/năm, gấp đôi công suất hiện tại, được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 36.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24.000 tấn/năm). Nhà máy khởi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2021. Năm 2023, nhà máy sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 và khởi công xây dựng giai đoạn 2. Đến năm 2025 thì hoàn thành giai đoạn 2. Nhà máy tập trung sản xuất sợi tái chế, sợi chất lượng cao, và sợi đặc biệt. Áp lực lạm phát ảnh hưởng đến nhu cầu dệt may toàn cầu, chúng tôi ước tính doanh thu thuần của STK năm 2023 sẽ đạt 2.252 tỷ đồng, không tăng so với năm 2022. Chúng tôi cho rằng áp lực lạm phát tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các khoản nợ và chi phí lãi vay của công ty trong năm 2023, qua đó ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 239 tỷ đồng (giảm 1,4% so với năm trước). Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow) và EV/EBITDA, chúng tôi xác định mức giá hợp lý đối với STK là 45.700 đồng/CP. Qua đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu STK. Rủi ro: (1) Rủi ro lớn nhất của STK là rủi ro nguồn nguyên liệu. Ngoài ra công ty còn có những rủi ro sau: (2) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (3) Rủi ro pha loãng; (4) Rủi ro lạm phát làm giảm tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu; (5) Rủi ro nợ vay.

Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) đã công bố báo cáo tài chính quý III/2022, với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế và cổ đông thiểu số trong quý III/2022 lần lượt là 515 tỷ đồng (tăng 9,9% so với cùng kỳ) và 50 tỷ đồng (giảm 19,7% so với cùng kỳ). Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế và cổ đông thiểu số đạt 1.685 tỷ đồng (tăng 9,0% so với cùng kỳ, hoàn thành 65% kế hoạch) và 197 tỷ đồng (giảm 2,9% so với cùng kỳ, hoàn thành 66% kế hoạch). Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), kết quả kinh doanh của STK đã chậm lại trong 2 quý trở lại đây trong bối cảnh lạm phát làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm may mặc, khiến các nhãn hàng là khách hàng gián tiếp của STK chưa thể giải phóng được lượng hàng tồn kho lớn. Chu kì đặt hàng-giao hàng của STK thường khoảng 2 tháng, vì vậy BVSC kì vọng phục hồi sẽ phụ thuộc vào tình hình đơn hàng kí mới trong quý I/2023. Theo BVSC, triển vọng dài hạn của STK đến từ mở rộng công suất và tăng tỷ trọng sợi tái chế trong cơ cấu doanh thu. Theo xu hướng giảm thiểu “thời trang nhanh”, hướng tới các tác động bảo vệ môi trường, nhiều nhãn hàng cam kết nhiều hành động cụ thể như gia tăng sử dụng sợi tái chế trong cơ cấu sản phẩm, giảm thiểu rác thải,… Để phục vụ cho xu thế này, STK có kế hoạch mở rộng công suất gấp 2 lần hiện tại trong giai đoạn 2023-2025 với dự án nhà máy Unitex và dự án Liên minh sợi-dệt-nhuộm. BVSC hạ dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế và cổ đông thiểu số năm 2022 của STK xuống lần lượt là 2.250 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ) và 241 tỷ đồng (giảm 13%). Một số giả định chính bao gồm sợi nguyên sinh có sản lượng tăng 4% so với cùng kỳ, giá bán tăng 5% so với cùng kỳ, price gap giảm và sợi tái chế chiếm 51% cơ cấu doanh thu nhờ giá bán tăng 10% so với cùng kỳ khi price gap mở rộng. BVSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế và cổ đông thiểu số năm 2023 của STK lần lượt là 2.286 tỷ đồng (tăng 2% so với cùng kỳ) và 231 tỷ đồng (giảm 4%); lợi nhuận sụt giảm do nhu cầu may mặc tại các thị trường phương Tây vẫn chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng CARG giai đoạn 2021- 2027 cho doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế và cổ đông thiểu số kì vọng đạt 14 - 14,5%, động lực tăng trưởng tới từ việc gia tăng tỷ trọng sợi tái chế trong cơ cấu doanh thu; và mở rộng gấp đôi công suất thiết kế. BVSC đưa ra mức giá mục tiêu là 33.499 đồng/cổ phiếu đối với cổ phiếu STK từ hai phương pháp FCFE và P/E. BVSC đưa ra khuyến nghị khả quan với STK. Với triển vọng dài hạn tích cực của sợi tái chế và mức định giá chiết khấu sâu, BVSC cho rằng đáy lợi nhuận sẽ là thời điểm phù hợp để bắt đầu nắm giữ STK với tầm nhìn dài hạn.

Trong quý II/2023, CTCP Sợi Thế Kỷ (STK – sàn HOSE) đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 407 tỷ đồng (giảm 23% so với cùng kỳ; tăng 41% so với quý trước) và 38 tỷ đồng (giảm 47% so với cùng kỳ), cao hơn ước tính của chúng tôi. Công ty tự tin rằng các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục cải thiện về số lượng trong quý III và quý IV/2023 so với quý trước. Xu hướng giảm của giá chip PET trung bình sẽ tiếp tục giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện trong nửa cuối năm 2023. Trong năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (giảm 14,7% so với năm trước) và 167 tỷ đồng (giảm 31%). Trong năm 2024, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 19,7%) và 225 tỷ đồng (tăng 34,4%). Chúng tôi đã áp dụng mức P/E trung bình lịch sử là 14x cho EPS 2024 để đưa ra mức giá mục tiêu mới cho cổ phiếu là 33.400 đồng/cổ phiếu (tăng từ 26.800 đồng/cổ phiếu), với tiềm năng tăng giá là 5%. Chúng tôi lặp lại khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu. Do STK hoạt động ở phân khúc cao hơn chuỗi giá trị ngành, chúng tôi kỳ vọng kết quả doanh thu sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự phục hồi của ngành, tiếp sau đó là các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác.

Theo xu hướng bảo vệ môi trường, các nhãn hàng đang có xu hướng giảm thiểu “thời trang nhanh”, chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao cho sản phẩm sợi tái chế. Theo đó, các nhãn hàng thời trang, thể thao lớn như Adidas, Walmart, H&M… đều cam kết hành động chống biến đổi khí hậu và sử dụng sợi tái chế đạt tỷ lệ 50 - 100% đến năm 2025. Do biên lợi nhuận mảng sợi nguyên sinh ngày càng thu hẹp,CTCP Sợi Thế Kỷ (mã STK) có chiến lược giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh và tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 70% doanh thu vào năm 2025, đây sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho sản xuất sợi tái chế của STK. Nhà máy mới tại Tây Ninh với tổng công suất là 60.000 tấn/năm, gấp đôi công suất hiện tại, được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 36.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24.000 tấn/năm). Nhà máy tập trung sản xuất sợi DTY, sợi tái chế, các loại sợi đặc biệt có giá trị gia tăng cao. Hiện STK đang thực hiện giai đoạn 1 của Unitex, dự kiến hoàn thành xây dựng vào cuối quý I/2024 và đưa vào hoạt động vào quý II/2024 để phục vụ cho đơn đặt hàng vào mùa thu đông 2024. Do nhu cầu tiêu thụ còn yếu, chúng tôi kỳ vọng STK sẽ vận hành nhà máy Unitex giai đoạn 1 với công suất đạt khoảng 30%, nâng tổng công suất của các nhà máy lên 20% vào năm 2024. Giai đoạn 2 của nhà máy Unitex dự kiến triển khai vào năm 2026 và đưa vào hoạt động vào năm 2027. Xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam đã bắt đầu có diễn biến tích cực hơn trong quý II/2023 khi sản lượng xuất khẩu xơ sợi tăng 31,8% so với quý trước, đạt 458 nghìn tấn. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh vào quý I/2023 thấp do nhu cầu tiêu thụ yếu, chúng tôi dự phóng thận trọng doanh thu thuần của STK năm 2023F đạt 1.590 tỷ đồng (giảm 24,8% so với năm trước). Chúng tôi ước tính biên lợi nhuận gộp năm 2023F sẽ giảm xuống mức 15,2% do (1) công ty giảm giá bán để đẩy hàng tồn kho, (2) kỳ vọng xu hướng giảm nhẹ của giá PET chip. Qua đó, lợi nhuận sau thuế năm 2023F đạt 152 tỷ đồng (giảm 37,4%). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu STK là 39,050 đồng/cổ phiếu. Do đó đưa ra khuyến nghị mua cho STK với upside so với giá hiện tại là 28%.