Sự kiện gián đoạn tại kênh đào suez – tác động của câu chuyện toàn cầu

, , , ,

SƠ LIỆU VỀ SỰ KIỆN
Một cuộc khủng hoảng vận tải biển cách Dải Gaza hàng nghìn cây số có thể biến xung đột giữa Israel và Hamas trở thành vấn đề toàn cầu, tác động lớn tới nền kinh tế vốn đã mong manh.
Trong những ngày vừa qua, phiến quân Houthi ở Yemen dưới sự hậu thuẫn của Iran đang khiến cho tình hình tại dải Gaza trở nên căng thẳng bằng việc tăng cường những cuộc tấn công nhắm tới các tàu chở hàng trên Biển Đỏ và các máy bay không người lái của Israel. Lực lượng này liên kết với Hamas và người Palestine ở dải Gaza, tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào Israel, tàu Mỹ và nhiều tàu hàng hải khác kể từ cuối tháng 10/2023.
Đã có khoảng 55 tàu phải chấp nhận chuyển hướng qua một con đường dài hơn – đi qua Mũi Hảo Vọng trong vòng 1 tháng trở lại đây, trong khi đó cùng khoảng thời gian này đã có khoảng 2.128 con tàu trung chuyển.

HẬU QUẢ
Rủi ro xung đột cũng khiến phí bảo hiểm tăng lên, tất cả những yếu tố này có thể được phản ánh vào giá hàng hóa.
Kéo dài thời gian vận tải hàng hoá: gây ra sự chậm trễ ít nhất 10 ngày so với lộ trình ban đầu. Tuyến vận tải Địa Trung Hải - Suez ngắn hơn Địa Trung Hải - Mũi Hảo Vọng khoảng 9.000 km và thời gian di chuyển được rút ngắn khoảng 2 tuần. Nếu xung đột Israel - Hamas lan rộng, 2 tuyến vận tải biển này có thể làm đứt gãy nền kinh tế thế giới
Làm tăng chi phí vận tải: đối với kinh tế toàn cầu, việc kênh Suez đóng cửa kéo dài sẽ làm tăng chi phí vận tải và kéo dài thời gian. Tổng mức chi phí phát sinh cho mỗi tàu ước tính lên tới $400.000 - $1.000.000 (theo BenHakoun). Yếu tố này sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới giá cước vận tải đối với nhiều loại tàu như tàu container, tanker, tàu chở hàng rời
Gây áp lực đến lạm phát: Việc chuyển hướng dài ngày ra khỏi kênh đào Suez đang khiến chi phí vận chuyển tăng vọt, ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa, cho đến khâu thanh toán. Nó cũng tác động đến giá dầu, vốn đã tăng vọt vào tháng 1 khi Iran từ chối lời kêu gọi chấm dứt hỗ trợ cho các cuộc tấn công của Houthi.

→ Chỉ số BDI (Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic) đã có lúc đạt tới 3.346 vào đầu tháng 12, tăng gấp đôi so với 1 tháng trước đó, trong khi chỉ số WCI (Chỉ số giá cước container thế giới tổng hợp) cũng tăng 4,1% sau 7 ngày từ 07-14/12/2023, đạt 1.521 USD/thùng 40ft, tuy nhiên có khả năng chỉ số này chưa phản ánh toàn bộ mức tăng giá cước trên thực tế.

CƠ HỘI ĐẦU TƯ

  • Chỉ số Drewry WCI, chỉ số cước container cho 8 tuyến đường vận tải biển chính giữa Mỹ, Châu Âu và Châu Á, tăng 4% lên mức 1.521 USD/40ft container trong tuần qua. Cụ thể, giá cước vận tải đi từ Thượng Hải tới Rotterdam tăng 7% lên mức 1.442 USD/feu trong khi tuyến Shanghai-Genoa và Shanghai-New York tăng lần lượt 6% và 4% so với tuần trước đó. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vận tải biển, vận chuyển dầu thô, LNG được đánh giá sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ đà tăng của giá cước bao gồm HAH, VSC, PVT.
  • Giá dầu thô trong phiên 18/12 đã có lúc chạm mốc 74,62 USD/thùng, tăng 3,2% so với giá ngày liền trước. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng mạnh 3,5%, lên mức 79,50 USD/thùng trước khi dần hạ nhiệt và cân bằng hơn ở mức 77,94 USD/thùng. Giá dầu diễn biến tích cực dự kiến sẽ là yếu tố hỗ trợ cho việc đầu cơ ngắn hạn đối với các mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành dầu khí như PVS, PVD.
1 Likes