Szc - mỏ vàng kcn châu đức

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 65 tỷ đồng, gấp 5.5 lần cùng kỳ, thực hiện được 29% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Đáng chú ý, Doanh nghiệp có gần 1,300 tỷ đồng tại ngân hàng.

Luận điểm đầu tư:

1. Sonadezi Châu Đức lãi quý 1 bằng lần, gần 1,300 tỷ đồng cất ngân hàng

Quý đầu năm 2024, Sonadezi Châu Đức ghi nhận doanh thu thuần gần 214 tỷ đồng và lãi ròng hơn 65 tỷ đồng, gấp lần lượt 3.4 lần và 5.5 lần cùng kỳ. Sự tăng trưởng ấn tượng của SZC trong quý đầu năm nay nhờ khoản thu từ cho thuê đất và phí quản lý tăng đột biến gần 194 tỷ đồng, gấp gần 7.4 lần cùng kỳ và chiếm tới 91% doanh thu. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính đạt gần 3 tỷ đồng, tăng 106%.

Tổng chi phí trong kỳ của SZC ở mức 19 tỷ đồng, giảm 12%. Trong đó, phần lớn là chi phí lãi vay với hơn 9 tỷ đồng, giảm 22%.

Năm 2024, SZC đặt chỉ tiêu kinh doanh tăng nhẹ, với doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 4% so với năm 2023. So với kế hoạch, SZC đã thực hiện được 24% chỉ tiêu doanh thu và 29% lãi sau thuế.

2. Gần 1,300 tỷ đồng cất tại nhà băng

Tổng tài sản SZC tính tới ngày 31/03/2024 đạt hơn 3,142 tỷ đồng, tăng 52% so đầu năm. Đáng chú ý, khoản tiền và tương đương tiền gấp gần 6 lần đầu năm lên hơn 1,295 tỷ đồng, trong đó có tới 1,292 tỷ đồng là tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) - đầu kỳ chỉ hơn 179 tỷ đồng.

Hàng tồn kho ở mức 1,632 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so đầu kỳ, phần lớn tập trung ở dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án khi đô thị Châu Đức hơn 1,484 tỷ đồng và dự án khu dân cư Hữu Phước gần 148 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng dở dang dài hạn gần 2,992 tỷ đồng, tăng 2%, tập trung chủ yếu tại dự án khu công nghiệp Châu Đức (hơn 2,858 tỷ đồng) là chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng và chi phí thi công đầu tư dự án. SZC cho biết tài sản hình thành trong tương lai của dự án khu công nghiệp này đã được thế cho cho các khoản vay.

Bên kia bảng cân đối, SZC còn hơn 5,086 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 3% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ vay tài chính cả ngắn hạn và dài hạn hơn 2,674 tỷ đồng, chiếm 53% tổng nợ và 33% nguồn vốn của Doanh nghiệp.

3. LNST Q1/2024 đạt mức tăng trưởng mạnh từ mức nền so sánh thấp so với cùng kỳ.

Doanh thu Q1/2024 đạt 213 tỷ đồng (tăng 2,49 lần svck). Trong đó, doanh thu từ cho thuê đất công nghiệp đạt 193 tỷ đồng (tăng 6,35 lần svck) với diện tích cho thuê 8,5 ha (tăng 6,2 lần svck) với mức giá 95 USD/m2 (tăng 15% svck), chủ yếu đến từ hợp đồng cho thuê của Sonadezi Corporation (UPCOM: SNZ), và một phần từ các nhà đầu tư nhỏ (diện
tích cho thuê từ 1-2ha). Biên lợi nhuận gộp của mảng KCN đạt 55% (giảm 13% svck) do chi phí bồi thường đất tăng lên. Ngược lại, mảng kinh doanh sân Golf ghi nhận lỗ gộp 9,2 tỷ đồng trong Q1/2024. Chi phí lãi vay giảm 22% svck, ở mức 9,1 tỷ đồng nhờ lãi suất ngắn hạn và dài hạn đều giảm, tổng nợ ngắn hạn và dài hạn tính đến thời điểm cuối Q1/2024 tương đương mức cuối Q1/2023. Theo đó, LNST đạt 65 tỷ đồng (tăng 4,55 lần svck).

4. Diện tích đã cho thuê và ký MOU trong năm 2023 đạt tổng cộng 66,23 ha (tăng 65% svck), trong đó có khách hàng lớn là Electronic Tripod Vietnam (tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, tương đương 6,25 nghìn tỷ đồng) với diện tích cho thuê là 20 ha, và giá thuê 95 USD/m2/chu kỳ thuê.

5. Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng giá thuê sẽ tăng 12% svck, diện tích ký MOU dự kiến đến từ Tripod và các nhà đầu tư nhỏ khác với tổng diện tích 45 ha (tăng 12% svck) - cao hơn kế hoạch cho thuê của công ty là 40 ha. Theo đó, tổng doanh thu ước đạt 1,08 nghìn tỷ đồng (tăng 32,8% svck) và LNST đạt 308 tỷ đồng (tăng 40,5% svck) - cao hơn kế hoạch của công ty là 881 tỷ đồng doanh thu và 228 tỷ đồng lợi nhuận ròng. EPS đạt 1.724 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng cho năm 2024 là 22,7x.

Chúng tôi khuyến nghị:
Vùng mua: Dưới giá 43
Target: 5x

2 Likes

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp

1. Dòng vốn FDI vào Việt Nam

FDI là là vốn mà nước ngoài rót vào Việt Nam với nhiều mục đích. Một trong số đó là để thiết lập nhà xưởng sản xuất, kho bãi, cơ sở kinh doanh,… để phục vụ nhu cầu sản xuất của chính chủ đầu tư (phần nhiều là các doanh nghiệp nước ngoài). Vốn FDI rót vào Việt Nam ngày càng tăng qua từng năm. Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ. Tính lũy kế đến ngày 20/3, cả nước có 39,758 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 475.8 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 301.8 tỷ USD, bằng 63.4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

2 Likes

2. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và kho bãi

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số tạo ra xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ vậy, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp nước ngoài thay vì Trung Quốc.

Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và kho bãi sẽ kéo theo việc thay đổi đầu tư vào các bộ phận sản xuất kinh doanh. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp xây dựng các nhà máy để tăng khả năng cạnh tranh về chi phí cũng như linh hoạt hơn trong việc phát triển các sản phẩm mới.

1 Likes

3. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở rộng dự án công nghiệp điện tử tại Việt Nam. Các doanh nghiệp khác như Foxconn, Pegatron, Luxshare, Wistron hiện nay cũng mở rộng quy mô tại nước ta. Các lĩnh vực đang có nhiều dịch chuyển chủ yếu là dệt may, phụ tùng, lắp ráp điện tử, linh kiện ôtô, hàng hóa thiết yếu,… Nhiều nhà máy được chuyển về Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần nhiều đất để xây kho bãi, nhà máy để sản xuất. Điều này sẽ làm thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp tăng trưởng.

1 Likes

4. Quỹ đất khu công nghiệp

Quỹ đất khu công nghiệp cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp bất động sản. Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp được xét trên hai yếu tố gồm khả năng phát triển của dự án và quỹ đất dài hạn. Trong đó, quỹ đất là điều đầu tiên để doanh nghiệp chứng tỏ cam kết năng lực phát triển. Doanh nghiệp nào có quỹ đất nhiều thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó tiềm năng.

5. Triển vọng Ngành Bất động sản Khu công nghiệp 2024: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT DẦN PHỤC HỒI, VIỆT NAM VẪN LÀ ĐIỂM ĐẾN TIỀM NĂNG CỦA DÒNG VỐN FDI. kết thúc năm 2023, tổng diện tích đất công nghiệp cả nước đạt 89.200 ha (tăng 1,5% so với năm 2022), mức tăng chủ yếu ở thị trường miền Bắc. Tổng diện tích đất KCN đã cho thuê đạt khoảng 51.800 ha, tăng 2.800 ha (5,7%), tỷ lệ lấp đầy khoảng 57,7%. Tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72,4%. Giá cho thuê ở miền Nam ổn định ở mức 168 USD/m2 trong khi giá cho thuê tại miền Bắc tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 123 USD/m2.

Trong tương lai, đơn vị phân tích nhận định KCN truyền thống dần mất đi lợi thế cạnh tranh, thay vào đó KCN hướng tới yếu tố xanh, bền vững ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư. Đầu tư vào dự án công nghệ cao sử dụng nguyên liệu sạch, giảm phát thải khí carbon ra môi trường đang là xu thế hiện nay. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư có xu hướng dịch chuyển sang thị trường loại 2 nhờ nguồn cung còn lớn, giá thuê thấp.

6. Về thu hút FDI, chúng tôi cho biết, Ấn Độ và Indonesia đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam trong thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao. CAGR vốn FDI vào Việt Nam 2018-2022 chỉ đạt 4%, trong khi Ấn Độ và Indonesia lần lượt đạt 9% và 13%. Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu làm mất đi lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI và sẽ ảnh hưởng tới ngành BĐS KCN.

Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhờ những hiệp định thương mại đã ký kết, chi phí lao động và điện năng hấp dẫn. Việc nâng tầm lên đối tác chiến lược với Mỹ cũng sẽ giúp thu hút đầu tư vào phát triển công nghệ cao.

Chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS KCN ở miền Bắc sẽ hưởng lợi nhiều từ nguồn vốn FDI tăng mạnh và chuyển dịch của nhà xưởng nhờ vị trí chiến lược (gần Trung Quốc), cơ sở hạ tầng tốt, chi phí thuê thấp hơn và nguồn đất sạch lớn hơn so với khu vực miền Nam. Đối với các tỉnh phía Nam, tỉnh Bình Dương được đánh giá cao do vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng phát triển và lượng đất có sẵn mới.

Chúng tôi cho rằng triển vọng đầu tư cổ phiếu BĐS KCN trong năm 2024 sẽ tập trung vào doanh nghiệp có: Quỹ đất sạch đảm bảo cho thuê trong dài hạn, vị trí thuận lợi, được đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông; tình hình tài chính lành mạnh, vay nợ thấp; định giá hấp dẫn với tỷ lệ cổ tức cao.