SZE: Lợi nhuận tăng trưởng năm thứ tư liên tiếp

https://moitruong.net.vn/dien-rac-huong-di-cho-tuong-lai-phat-trien-ben-vung-53861.html

https://laodong.vn/moi-truong/khong-vi-loi-ich-cua-ngay-hom-nay-ma-hi-sinh-loi-ich-cua-the-he-tuong-lai-899078.ldo

Ngành công nghiệp môi trường được dự báo sẽ trở thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế nước ta vào 2025, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước và phát triển các thiết bị, công nghệ, dịch vụ mới, hiện đại về bảo vệ môi trường có sức cạnh tranh trong khu vực.

https://hanoimoi.vn/ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-trong-bao-ve-moi-truong-yeu-to-tien-quyet-cho-mot-tuong-lai-xanh-515743.html

https://baobinhphuoc.com.vn/news/9/144582/xu-ly-o-nhiem-moi-truong-kho-cung-phai-lam

Thực tiễn và những vấn đề đặt ra

Bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu phát triển thứ 3 trong tam giác: Kinh tế - Xã hội - Môi trường của quá trình phát triển bền vững. Sự kết hợp hài hòa giữa 3 mục tiêu: Kinh tế - Xã hội - Môi trường sẽ bảo đảm tính bền vững của sự phát triển.

Mô hình phát triển bền vững

Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của những quan hệ mang tính tổng hợp, khu vực và toàn cầu.Lần đầu tiên quốc tế đã có một tính toán về hậu quả của sự phá hủy môi trường. Giá phải trả cho việc tàn phá thiên nhiên đến năm 2050 có thể lên đến 2 nghìn tỷ Euro**.**

Gia tăng các hoạt động phải đi đôi với việc bảo vệ môi trư­ờng. Đó là tinh thần Nghị quyết số 35 - ngày 18/3/2013 của Chính phủ Về bảo vệ môi trư­ờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nư­ớc; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31-8-2016 Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016 về Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Tuy nhiên nếu nhìn vào thực tiễn và các con số thống kê cho thấy môi trường sinh thái nước ta đang gióng lên hồi chuông cảnh báo**.**

Gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, chúng ta phải khai thác triệt để mọi nguồn lực tự nhiên. Nguồn thu dễ nhất đồng thời cũng kém bền vững nhất chính là khai khoáng và xuất khẩu khoáng sản.Thế giới đã dùng thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” từ cách đây năm thập kỷ để cảnh báo các quốc gia sống chủ yếu dựa trên xuất khẩu tài nguyên. Nguồn tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất đã được khai thác khá mạnh (than, sắt, bô-xit, vàng, von-phram…). Hiện có trên 5.000 mỏ và điểm khai thác khoáng sản, làm phát sinh lượng bụi, nước thải lớn, gây tác động xấu đến môi trường do ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước.

Nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia. Việc nhập khẩu hàng hoá, vật tư, công nghệ… nếu không được kiểm tra, giám sát sẽ dẫn đến nguy cơ Việt Nam trở thành bãi chứa các thiết bị, dây chuyền lạc hậu, nơi tiêu thụ những hàng hoá kém chất lượng. Áp lực từ chính sách cấm nhập khẩu một số loại phế liệu của một số nước trên thế giới, dẫn đến phế liệu đang có nguy cơ chuyển vào khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Mặc dù các doanh nghiệp FDI đang đóng góp hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, nhưng các doanh nghiệp này đang có xu hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường, như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu… Thống kê đã chỉ ra những số liệu đáng lo lắng: 67% doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, 80% có công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao.

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI sẽ ngày càng gia tăng và Việt Nam có nguy cơ trở thành một trong những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao bởi các tiêu chuẩn về môi trường còn thấp. Hiện nhiều dự án FDI có điểm giống nhau là hướng đến khai thác tài nguyên (đất, nước, môi trường, điện năng…) giá rẻ của Việt Nam. Một khi các địa phương vẫn chú trọng chạy theo thành tích, không thực hiện đầy đủ quyền lựa chọn của mình, bị động với ý đồ của nhà đầu tư, phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng thì các dự án tận dụng nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sẽ còn tiếp tục xuất hiện.

Việt Nam là n­ước có nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh phong phú trở thành nước có diện tích rừng bị mất khá lớn. Để có sản lượng cà phê, cao su, tiêu, tôm… xuất khẩu tăng liên tục, chúng ta đã phải trả giá bằng hàng triệu héc ta rừng. Chỉ trong năm năm (2006 - 2011) có 124.000 héc ta rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá, tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó. Chỉ trong vòng bảy năm, tính từ cuối năm 2005, sản lượng cà phê, cao su xuất khẩu của Việt Nam gia tăng. Nhưng thành quả này cũng phải trả giá rất đắt, vì trong cùng thời gian đó, chỉ riêng ở khu vực Tây Nguyên 206.000 héc ta rừng đã biến mất.

Thị trường nước ta phát triển khá nhanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên tính phong phú của “giai điệu” thị trường bao giờ cũng kèm theo những vấn đề nan giải đặt ra:

  • Nếu không có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của các loại hình dịch vụ (kinh doanh xăng dầu, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, chợ, hệ thống dịch vụ ăn uống, các điểm giết mổ, các cơ sở sản xuất và chế biến, túi nilon…) thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và các sự cố nảy sinh là vấn đề cần tính đến. Bên cạnh đó nạn buôn bán hàng giả, buôn lậu, hàng nhái… gia tăng cũng góp phần hủy hoại môi trường.

  • Hàng giả, hàng quá “đát” vẫn xuất hiện khá nhiều bất chấp sự cảnh báo của báo chí, truyền hình, sự lên án của dư luận xã hội.

  • Hoá chất cấm, phẩm mầu không an toàn vẫn được sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm, món ăn, đồ uống… gia cầm nhập lậu vẫn được đưa vào lưu thông, đe doạ sức khoẻ, tính mạng con người.

  • Trung bình, mỗi năm nước ta tiêu thụ hơn 50 nghìn tấn dược liệu và hơn 10 nghìn sản phẩm đông dược lưu hành. Tuy nhiên mặt hàng có số đăng ký còn quá ít. Theo Cục Quản lý Dược, hiện 90% nguyên liệu làm thuốc ở nước ta phải nhập khẩu. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa kiểm soát được hết nguồn dược liệu nhập khẩu cũng như kiểm định chất lượng đầu vào.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt, xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm, tăng 16-18% mỗi năm. Tính riêng các loại túi nilon, ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi/năm. Ở các đô thị, lượng túi nilon được tiêu thụ trung bình khoảng 10,48 - 52,4 tấn/ngày. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mỗi ngày có khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon thải ra môi trường. Trong số này, chỉ khoảng 17% số túi nilon được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Tiêu thụ nhựa Việt Nam bình quân đầu người tăng đáng kể từ 3,8 kg lên 41 kg trong giai đoạn 1990 - 2015 (tăng 10% mỗi năm liên tục) khiến chất thải nhựa ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm và chỉ có 27% túi nhựa được tái chế. Việt Nam hiện mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển.

Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam sẽ có hơn 70 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 55.300 MW.Theo các chuyên gia, ngay cả những nhà máy điện than có công nghệ hiện đại bậc nhất thì cũng chỉ có thể làm giảm ô nhiễm từ 10-15%, nên nhiều nước, kể cả Trung Quốc, đã từng bước giảm số lượng nhà máy điện than.

Việt Nam sẽ phải nỗ lực lớn gấp nhiều lần các quốc gia khác, bởi cả “quy chuẩn phát thải” và “quy chuẩn chất lượng môi trường” đều khá thấp. Suốt 10 năm qua, Việt Nam vẫn “duy trì” quy chuẩn QCVN 22: 2009/BTNMT**,** quy định về khí thải SO2 của các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam đang cao gấp 14 lần Trung Quốc, gấp 5 lần người Ấn Độ; NOx cao gấp 20 lần Trung Quốc và bụi tổng cao gấp 7 lần Ấn Độ.

Cũng là nhiệt điện than, từ năm 2015, Trung Quốc đã cấm đốt than có hàm lượng tro cao hơn 16% để giảm phát thải tro xỉ. Trong khi đó, tại Việt Nam nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 vừa khánh thành đốt than cám 5 có hàm lượng tro từ 29-33%, hay nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đốt than cám 6A có hàm lượng tro 37,5%. Những hiện tượng nêu trên thực chất là sự đánh đổi giữa một bên là chi phí đầu tư vào công nghệ ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm với bên kia là rủi ro sức khỏe cộng đồng.

Trung bình đốt 100 tấn than tạo ra khoảng 33 tấn tro xỉ, dự báo dựa trên Quy hoạch điện VII, rằng lượng tro xỉ thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2018 là khoảng 61 triệu tấn; năm 2020 là 109 triệu tấn, năm 2025 tăng lên 118 triệu tấn và năm 2030 sẽ lên tới 120-130 triệu tấn.Với mối đe dọa không còn đủ đất để chôn lấp hay tồn chứa trong vòng 2 năm nữa - một bài toán nan giải.

Theo luật pháp quốc tế - Công ước London 1972 và Nghị định thư London 1996, không có khái niệm gọi là “nhận chìm ở biển” mà đúng bản chất là “xả thải xuống biển” (sea dumping). Năm 2017, Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép cho Điện lực Vĩnh Tân 1 “nhận chìm” chất nạo vét ở cảng biển Vĩnh Tân, sau đó một loạt các nhà máy nhiệt điện khác cũng vào cuộc xin “nhận chìm”.

Các chất ô nhiễm phát thải từ nhiệt điện than trên thế giới từ lâu đã được xác định là thủ phạm gây ra ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất trồng, phá hủy các hệ sinh thái, và gây ra bệnh tật cho các cộng đồng dân cư. Không chỉ thế, nhiệt điện than còn bị chỉ đích danh là thủ phạm chính phát thải khí nhà kính, gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Năm 2016, nguyên Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đã có một phát biểu chấn động: “Nếu Việt Nam tiến hành lắp đặt 40 GW nhiệt điện than và toàn bộ khu vực thực thi các kế hoạch nhiệt điện than, tôi nghĩ cuộc sống sẽ kết thúc. Đây sẽ là một thảm họa cho hành tinh của chúng ta”.

“Việt Nam không thể hóa rồng trong khi xung quanh đầy bụi của nhiệt điện than***”*** - Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione, đã nói như vậy.

Tốc độ phát triển điện than của Việt Nam thuộc loại nhanh nhất thế giới là những điểm nổi bật của báo cáo “Giám sát các nhà máy điện than toàn cầu: Bùng nổ và thoái trào 2019” do tổ chức Hoà bình xanh (Greenpeace) và Mạng lưới giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor) công bố. Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh đã được Chính phủ phê duyệt, nhiệt điện than vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia.

Lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của Việt Nam thực sự đáng báo động,đặc biệt ở hai lĩnh vực mũi nhọn là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thải ra lượng GHG lớn nhất, gấp 3 lần mức bình quân của thế giới. Xét về phía cầu cuối cùng, qua tính toán, sản xuất hàng xuất khẩu gây nên phát thải GHG lớn nhất, chiếm trên 50% tổng lượng phát thải GHG.

Từ một góc độ khác, dựa trên số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2010, lượng phát thải GHG của Việt Nam khoảng 247 triệu tấn, dự báo đến năm 2020, lượng phát thải GHG là 466 triệu tấn nhưng trong năm 2016, lượng phát thải GHG ước tính đã là 423 triệu tấn. Như vậy, tăng trưởng về GHG bình quân phát ra từ năm 2010-2016 khoảng 8%, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,2% trong giai đoạn này.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia GDP tăng 1%, chất thải sẽ tăng 3%. Nếu tiếp tục tình trạng này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho cả hiện tại lẫn tương lai. Ngân hàng Thế giới cho rằng, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% GDP. Theo Gs David Dapice - Hoa Kỳ, kể từ năm 2008 ô nhiễm ở Việt Nam đã tăng vài con số.

Hướng đi nào cho nước ta trong thời gian tới

Khái niệm“kinh tế xanh” không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp, làm nền tảng cho phát triển bền vững. Tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích.

1. Phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo - xu thế của thời đại

Chúng ta không cần thiết là tù nhân lệ thuộc vào than, không phụ thuộc vào các quyết định đưa chúng ta đến một tương lai không tươi sáng.Thu hút càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài càng tốt, nguồn vốn ấy sẽ đến nếu chúng ta có được những lựa chọn có một quy trình năng lượng phù hợp với Việt Nam - ý kiến của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019.

Giải pháp chính là chính sách về năng lượng. Việt Nam đang có cơ hội tốt nhất so với các quốc gia trên thế giới trong việc khai thác năng lượng sạch để chuyển đổi cơ cấu năng lượng sang sử dụng năng lượng sạch. Để phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh muốn giảm nhiệt điện, cần phải nghiên cứu và có giải pháp về vấn đề vốn, đầu tư, công nghệ, thị trường mua bán điện, cho phát triển năng lượng tái tạo.

2. K ết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu.

Việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu sẽ đạt được nhiều mục tiêu: bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước… điều này không trái với nguyên tắc của WTO, mà về một ý nghĩa nào đó còn được dư luận xã hội ủng hộ. Thử nghiệm đấu giá các giấy phép nhậu khẩu đối với những hàng hoá gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây hại đến môi trường, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính.

Không cấp phép đầu tư cho các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường.

3. Rà soát và chấn chỉnh lại tất cả những chính sách về kiểm soát ô nhiễm của tất cả các ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Tạo ra áp lực cần thiết buộc các nhà kinh doanh chỉ cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng. Điều này sẽ có tác động lan tỏa tới các nhà sản xuất.

Cần có những chính sách thuế cao hơn với các sản phẩm nhựa không thân thiện với môi trường. Đồng thời cần có những chính sách tài chính khuyến khích hỗ trợ các nhà sản xuất có công nghệ mới, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyến khích hỗ trợ người dân bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường để từng người, từng nhà bỏ thói quen dùng túi nilon

Để ngăn ngừa đà suy thoái môi trường, có lẽ đã đến lúc cần xây dựng hàng rào kỹ thuật đóng vai trò ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ khâu thẩm định, cấp phép đầu tư, dựa trên sự minh bạch thông qua quá trình tham vấn cộng đồng một cách thực chất.

4 . Chính phủ cần sớm ban hành một bản Quy hoạch điện lực mới, lấy năng lượng sạch làm trụ cột, đưa ra lộ trình từ bỏ hoặc hạn chế nhiệt điện than ở mức tối thiểu. Làm sao để nền năng lượng quốc gia được đảm bảo an ninh an toàn, tạo ra sự thịnh vượng mà ở đó chất lượng sống của mọi người đều tốt hơn. Trước mắt xem xét dừng các dự án nhiệt điện than trong quy hoạch chưa xây dựng để xem xét kỹ lưỡng hiệu quả lợi ích và tác động, tổn thất đối với toàn xã hội và nền kinh tế.

Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường như: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thông tin, khả năng tiếp cận dịch vụ môi trường và nguồn nguyên liệu sạch. Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc áp dụng/chứng chỉ phù hợp.

Nhanh chóng hình thành nguồn vốn hoặc quỹ môi trường của ngành để trợ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực thực thi quy định và pháp luật bảo vệ môi trường.

5. Thử nghiệm đấu giá các giấy phép nhậ p khẩu đối với những hàng hoá gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây hại đến môi trường, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ô - zôn (như ô tô bốn chỗ ngồi, các hoá chất có gốc CFC,…), thông qua đó số tiền mà Nhà nước thu được để lập quỹ bảo vệ môi trường;

6. Xây dựng một chính sách tiêu dùng hợp lý, khoa học. Cần phải xem hướng dẫn tiêu dùng như là một bộ phận trong giáo dục lối sống của cộng đồng để đạt đến sự phát triển bền vững. Một chính sách tiêu dùng hợp lý, được chấp nhận sẽ góp phần sử dụng có khoa học các tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với mọi hàng hoá lưu thông trên thị trường tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn về chất lượng đối với sản phẩm của mình. Tiêu dùng có văn hoá và mang tính nhân bản là tiêu dùng không chỉ cho hôm nay còn nghĩ đến tương lai của thế hệ mai sau.

7. Để hướng FDI vào kinh tế xanh, cần kiên quyết không cho phép các tỉnh, thành phố tiếp nhận các dự án FDI mới vào những ngành công nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng, gây hiệu ứng nhà kính, không thân thiện với môi trường. Hạn chế thu hút FDI vào dệt nhuộm với yêu cầu khắt khe về công nghệ, thành lập các khu chuyên biệt về dệt nhuộm và may mặc để vừa tạo ra chuỗi cung ứng dệt - nhuộm - may mặc có hiệu quả kinh tế, vừa bảo đảm yêu cầu về môi trường và khí thải.

KIẾN NGHỊ VỚI CÁC BỘ NGÀNH

Bộ Công Thương trong giai đoạn 2021-2023 cần rà soát, sửa đổi Luật Thương mại theo hướng bổ sung quy định về hạ tầng thương mại để làm căn cứ pháp lý cho việc triển khai các chính sách có liên quan.

Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng hệ thống tiêu chí theo dõi, đánh giá, báo cáo thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Bộ Khoa học và Công nghệ cần triển khai nhanh Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’’ mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27 tháng 12 năm 2018 nhằm đẩy nhanh việc chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, lồng ghép các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững vào trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, ngành và địa phương. Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường.

  • Bộ Tài chính cần xây dựng danh mục hàng hóa thân thiên môi trường được ưu tiên lựa chọn khi thực hiện dự án đầu tư, mua sắm công. Bổ sung các quy định về ưu tiên cho hàng hóa thân thiện môi trường trong các quy định pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa.

Phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống thuế Tiêu dùng xanh khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu các hàng hóa thân thiện với môi trường.

Luật thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi cần đưa vào quy định: nguồn thu thuế BVMT được quản lý trong chương mục riêng của ngân sách nhà nước và chỉ dành để đầu tư ngược lại cho các hoạt động BVMT. Bên cạnh đó phải quy định một cách chi tiết các khoản chi cho BVMT, trong đó bao gồm cả những khoản chi nhằm khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường và ưu đãi, hỗ trợ tiêu thụ những hàng hóa thân thiện với môi trường. Điều quan trọng là việc ấn định các mức thuế suất cụ thể phải dựa trên các căn cứ khoa học nhằm chứng minh các mức thuế suất này được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa. Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu.

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng và ban hành tiêu Nhãn Xanh Việt Nam cho các loại hàng tiêu dùng phổ biến, thị trường có nhu cầu cao.