Sau phiên chất vấn trước quốc hội của Thống đốc NHNN sáng ngày 11/11 với những vấn đề về chính sách điều hành tín dụng quản lý nợ xấu, giảm lãi suất hay ổn định thị trường ngoại hối và vàng. Tuy nhiên VNINDEX lại chịu áp lực bán tháo khá mạnh, đặc biệt là các mã cổ phiếu ngân hàng như STB, CTG, TCB, TPB ghi nhận mức giảm đáng kể. Điều này phần nào phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về khả năng Thông tư 02/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không được gia hạn khi hết hiệu lực vào cuối năm 2024. Đây là một chính sách quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp cơ cấu nợ, đặc biệt trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), giúp giảm bớt áp lực nợ xấu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng.
Thông tư 02 và Vai Trò Cốt Lõi trong Giai Đoạn Hậu Đại Dịch
Thông tư 02/2023/TT-NHNN, được ban hành trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, đã giúp các tổ chức tín dụng có điều kiện linh hoạt trong việc cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng chịu tác động tiêu cực từ đại dịch. Biện pháp này không chỉ giảm áp lực tài chính lên doanh nghiệp mà còn ngăn chặn đà tăng của nợ xấu, bảo đảm sự ổn định cho hệ thống tài chính.
Tác Động của Thông Tư 02 Khi Hết Hiệu Lực
Việc Thông tư 02/2023 có thể không được gia hạn đã tạo ra tâm lý quan ngại, tuy nhiên, dựa trên phân tích sâu hơn, ảnh hưởng thực tế có thể không quá tiêu cực như nhiều người lo ngại.
- Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ cơ cấu nợ nhưng rủi ro hệ thống là thấp: Dù các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tác động nặng nề, các ngân hàng vẫn duy trì việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn để tránh tình trạng nợ xấu lan rộng, dẫn đến khủng hoảng hệ thống. Điều này cho thấy rủi ro của hệ thống ngân hàng là tương đối hạn chế và đã được kiểm soát.
- Thứ hai, quy định trích lập dự phòng vẫn tiếp tục bảo vệ sức khỏe tài chính của các ngân hàng: Theo Điều 5 và 6 của Thông tư, các khoản nợ cơ cấu vẫn sẽ được theo dõi và trích lập bổ sung ngoài bảng, lần lượt 50% trong năm 2023 và 50% trong năm 2024. Việc đưa lãi dự thu ra ngoài bảng cân đối kế toán cho thấy dù có ảnh hưởng về kế toán, nhưng không tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận cốt lõi của ngân hàng. Thực tế từ các Analyst Meeting cho thấy, tỷ lệ dư nợ cơ cấu ở các ngân hàng lớn (Tier 1) chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng dư nợ, còn với các ngân hàng thương mại nhà nước (SOBs) là khoảng 1%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã qua giai đoạn khó khăn nhất và khả năng phục hồi tốt.
-
Thứ ba, triển vọng ngành ngân hàng cùng mức định giá hấp dẫn tạo điều kiện tăng trưởng ổn định: Trong khi chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể đã đạt đáy vào đầu năm 2024, khi dự nợ nhóm 2 đã giảm hai quý liên tiếp, tốc độ gia tăng nợ xấu cũng chững lại đáng kể. Chính sách lãi suất thấp cùng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% từ Chính phủ là các yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành. Ngoài ra, định giá hiện tại của nhiều cổ phiếu ngân hàng đang ở mức hấp dẫn, mở ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư dài hạn.
Kết Luận
Dù việc Thông tư 02 hết hiệu lực có thể tạo ra một số áp lực ngắn hạn lên nhóm cổ phiếu ngân hàng, song bức tranh dài hạn vẫn có nhiều yếu tố tích cực nhờ vào khả năng quản trị rủi ro và định hướng hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.