Tạm gác lại câu chuyện thuế quan và những biến động mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Việt Nam và toàn thế giới thời gian vừa qua. Thì trong tháng 4 này toàn dân, toàn nước đều đang nhộn nhịp hướng về lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước. Tinh thần yêu nước đang được thể hiện mãnh liệt ở tất cả các tầng lớp, độ tuổi. Chưa bao giờ em lướt MXH mà lại thấy nhiều hình ảnh, nhiều phong trào thể hiện tinh thần yêu nước đến thế.
Quay trở lại câu chuyện kinh tế hiện tại. Khi Việt Nam đang trong cuộc đàm phán thuế quan cực kỳ quan trọng với nước Mỹ, thì cái gai lớn nhất của họ là Trung Quốc lại ghé thăm Việt Nam gây ra một mối lo ngại không nhỏ cho phía NĐT. Ngay lập tức ông Trump cũng đã có những phát biểu không mấy thiện chí nhắm đến cuộc gặp gỡ này. Nhưng thực chất thì đây là cuộc gặp đã được lên lịch từ lâu. Việt Nam luôn là 1 nước chiến lược mà cả Mỹ và Trung đều không muốn buông tay. Và các bác nhà mình cũng hiểu rằng chúng ta không thể nghiêng hẳn về bên nào cả, chúng ta phải luôn giữ vị trí trung lập, cân bằng lợi ích 3 bên.
Chắc không chỉ riêng em mà anh/chị cũng đang cảm thấy tình hình kinh tế xã hội đang xoay chuyển và thay đổi quá nhanh.
Từ việc nghị định 168 được ban hành, tinh gọn bộ máy nhà nước, sáp nhập tỉnh, những chính sách mới về ý tế giáo dục,… Tất cả đều được ban hành và đi vào thực tế một cách rất nhanh chóng và gọn gàng. Các dự án sân bay, cầu đường, cảng
,… đang mọc lên liên tục để nâng cấp cơ sở hạ tầng nước ta nhằm mục đích thu hút, đón dòng tiền FDI đang dịch chuyển từ khắp nơi trên thế giới. Trở thành đại bản doanh của doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ và AI là Nvidia,…đang có rất nhiều những bước tiến lớn của Việt Nam.
Thị trường chứng khoán cũng ghi nhận những khoảng khắc lịch sử khi ghi nhận mức tăng/ giảm nhiều nhất trong 1 phiên, chỉ trong vỏn vẹn chưa tới 2 tuần đưa tâm lý của NĐT vào trạng thái hoang mang hơn bao giờ hết
.
Vậy hiện tại thị trường đang ở giai đoạn nào ?
Sau giai đoạn mua bán kịch liệt thì hiện tại em đánh giá thị trường đang đi vào giai đoạn ổn định trở lại, khi mà những báo cáo KQKD sẽ bắt đầu có thể tác động trở lại tới tâm lý NĐT trong quyết định mua bán. Nhịp chỉnh về vùng 1.100 điểm là quá hấp dẫn cho các NĐT trung và dài hạn tham gia trở lại thị trường. Nhịp hồi hơn 150 điểm cũng là quá thích hợp để các NĐT ngắn hạn bắt đầu nghĩ tới chốt lời và điều đó cũng phần nào thể hiện ở các phiên giao dịch vừa qua.
Vậy hiện tại trên thị trường còn lại gì ?
Đó là các NĐT trung và dài hạn đã tham gia vào 1 vị thế quá tốt và giờ họ sẽ nắm giữ cho thời gian sắp tới, và còn đó là các NĐT bị dính trọn nhịp chỉnh vừa rồi đang chờ về bờ khi đã cạn kiệt sức mua. Tức là ai mua cũng đã mua xong, ai bán cũng đã dần bán xong. Và thị trường sẽ trở lại giai đoạn cần bằng, các NĐT đầu tư sẽ lại bắt đầu ngồi lại đánh giá xem đâu là các cổ phiếu đang ở vùng định giá thấp để chuẩn bị cho giai đoạn mới của thị trường.
"Không thể xấu hơn được nữa".
Đây là những gì em có thể chắc chắn khi nói về con số đánh thuế 46%, có thể hiểu đây là mức trần Việt Nam sẽ phải chịu rồi và gần như Mỹ không đánh cao hơn mức này khi đã bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán.
Kết quả cuối cùng vẫn là “2 bên cùng có lợi”
. Deal thuế xuống càng thấp thì sẽ càng tốt, đó là điều chắc chắn, nhưng Mỹ sẽ không cho không chúng ta bất cứ thứ gì cả, sẽ phải có những đánh đổi thôi. Việt Nam hiện tại là 1 nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào Xuất nhập khẩu nên chỉ khi deal được mức thế từ 10% đổ lại thì mới có thể coi là tốt đối với VN, còn từ 10% trở lên thì cơ cấu kinh tế VN sẽ có nhiều thay đổi.
-
Lý tưởng nhất là <10%:
Nếu deal được về mức <10% bằng với mặt bằng chung của các nước thì chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện ở TradeWar 1.0, sẽ tiếp tục hưởng lợi từ Trung Quốc +1, thặng dư thương mại với Mỹ sẽ tiếp tục tăng, FDI sẽ tiếp tục đổ vào mạnh mẽ. Và nếu Mỹ không nhập hàng từ TQ nữa thì Mỹ sẽ nhập hàng từ đâu ? Lúc này phải nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của VN qua Mỹ: Không kể đến các linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại,… Vì đây chủ yếu là của các doanh nghiệp FDI. Thì thứ chúng ta xuất nhiều nhất qua Mỹ là Dệt may, đồ gỗ và thủy sản. Những mặt hàng này bị cạnh tranh trực tiếp bởi Trung Quốc. Nếu không nhập từ TQ nữa thì phải tìm tới các nước khác và VN sẽ ít nhiều hưởng lợi
-
Trên 25% mặc dù đã giảm đáng kể nhưng vẫn là quá xấu:
Lúc này thì cơ cấu nền kinh tế VN sẽ có những thay đổi rất lớn lúc này chúng ta buộc phải đẩy mạnh các mũi nhọn khác là đầu tư công, tiêu dùng trong nước đẻ bù đắp cho phần suy thoái mà mảng xuất khẩu gây ra vì không phải ngày 1 ngày 2 mà chúng ta có thể tìm được nguồn tiêu thụ lượng hàng hóa hơn 120 tỷ USD mà hằng năm chúng ta xuất qua Mỹ. Lúc này các doanh nghiệp FDI sẽ không còn mấy mặn mà với VN khi mà họp không thể tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn bậc nhất thế giới thông qua Việt Nam nữa, dòng FDI vào VN sẽ giảm và thậm chí họ sẽ rút nhà máy khỏi VN.
Thị trường đã phản ứng xong với con số xấu nhất là 46%. Nên dù kết quả đàm phán ra sao thì cũng không còn tác động quá lớn tới tâm lý NĐT nữa, do đó giai đoạn này việc của chúng ta là bình tĩnh đánh giá lại các cổ phiếu để tìm kiếm cơ hội đầu tư cho thời gian tới, chứ không phải cứ bi quan về thị trường để rồi bị bỏ lại. “QUA CƠN BĨ CỰC TỚI HỒI THÁI LAI”