Tại sao Ấn độ giảm xuất khẩu gạo? Cơ hội nào dành cho Việt nam? Cổ phiếu nào có tiềm năng ?
20/07/2023 Ấn Độ đã dừng xuất khẩu tất cả loại gạo trừ hạt Basmati.
Việt nam liên tiếp giữ vị trí thứ 2 hoặc 3 thế giới trong nhiều năm ở mảng xuất khẩu gạo.
Trung bình hơn 3 tỷ đô gạo xuất khẩu mỗi năm.
Tính đến năm 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Thái lan và VN lần lượt là 10 tỷ usd, 3,97 tỷ usd và 3,5 tỷ usd nhưng nếu so sánh trên diện tích đất trồng, sản lượng này tại Ấn độ cần 46 triệu ha đất nông nghiệp , Thái lan 10,5tr ha, vn 7,1tr ha như vậy ta thấy độ hiệu quả của vn đáng kể hơn rất nhiều so vs 2 đối thủ.
Sự khác biệt này chủ yếu đến từ cấu tạo địa lý tự nhiên, mặc dù VN có đất phù sa màu mỡ do nằm cuối lưu vực của nhiều con sông lớn tuy nhiên do ngập mặn các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long khá hẹp, VN khó có thể so bì diện tích canh tác với Ấn Độ
Việt Nam và Thái Lan có khí hậu địa lý tương đồng nên giống gạo ko quá khác biệt.
Trên thị trường gạo nước ta vẫn có nhiều loại gạo Thái được nhập khẩu bán với giá cao.
Gạo Việt Nam và Thái rất được ưa chuộng tại thị trường tỷ dân TQ với tổng nhập khẩu gạo năm 2022 là 2,62 tỷ usd.
Ấn độ là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc
Ấn Độ chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo thế giới, do đó bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào cũng có thể làm tăng giá lương thực trong bối cảnh thời tiết thất thường và cuộc xung đột Nga - Ukraina đang diễn ra làm gián đoạn nguồn cung ngũ cốc.
Điều gì khiến Ấn độ từ bỏ ngôi vương xuất khẩu gạo ?
Thứ nhất: muốn tái cân bằng giá gạo trong nước, ấn độ có bất bình đẳng thu nhập lớn, việc đảm bảo giá gạo rẻ sẽ giúp hàng triệu gia đình thoát cảnh đói.
Thứ 2: châu á hiện đang đối mặt với hiện tượng EL NINO , để xây dựng quỹ phòng chống mất mùa do thiên tai , biến đổi khí hậu, nên ấn độ muốn gia tăng dự trữ gạo, đảm bảo an ninh lương thực.
Vậy đây có phải là cơ hội tốt để VN vương lên vị trí dẫn đầu không?
Hiện các thị trường như Trung Quốc, Philipines, Indonesia tranh mua gạo Việt. nửa đầu năm xuất khẩu gạo đạt hơn 4,2 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD, tăng trên 21% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng ước đạt 539 USD một tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2022.
Từ khi bắt đầu xuất khẩu, Việt Nam luôn là cường quốc trong xuất khẩu gạo.
Sự rút lui của ấn độ là cơ hội quý báu để VN đánh chiếm thị phần Bắc Mỹ và châu Âu.
Nửa cuối năm 2023, thị trường Anh dự báo thiếu hụt nguồn cung khoảng 75.000 tấn gạo. sự thiếu hụt nguồn cung lớn từ Ấn Độ sẽ tạo thêm một số cơ hội mới cho gạo Việt Nam tại thị trường Anh.
Xuất khẩu gạo sang một số thị trường tại EU cũng tăng trưởng ở mức ba con số như Ba Lan tăng 117,4%, Bỉ tăng 164,9%, Tây Ban Nha tăng 307,6%…
Tuy nhiên, vẫn có thách thức cho doanh nghiện xuất khẩu gạo VN là Giá gạo 5% tấm đạt mức kỷ lục 620-630 usd/ tấn - cao nhất kể từ tháng 7/ 2008.
Giá gạo liên tục tăng khiến doanh nghiệp gạo lo ngại khó thu mua và nếu có mua cũng không thể mua với số lượng lớn được. “Việc ôm hàng số lượng lớn, giá cao sẽ tiềm ẩn rủi ro nếu không kịp tìm được đầu ra kịp thời. Giá gạo cao cũng khiến các doanh nghiệp khó có lãi trong bài toán kinh doanh mua đi, bán lại”,sinh ra hiện tượng đầu cơ gạo.
Đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân, TAR – với vị thế là một trong những công ty đứng đầu ngành chế biến gạo sạch và xuất khẩu gạo sẽ là mã cổ phiếu tốt và nhiều tiềm năng trong thời gian tới để đầu tư, với vùng tham gia hiện tại 20x – 21 . Nhiều khả năng TAR sẽ vượt đỉnh và kì vọng mức sinh lời là 20 – 30%