Tại sao cổ phiếu BANK ít hấp dẫn trong giai đoạn này?

, , , , ,

bds thì có mỗi dxg sáng cửa thôi, DIG bị thanh tra sẽ còn nằm bẹp ở đáy

1 Likes

Nếu cả dòng chạy thì mã mạnh chạy nhiều yếu chạy ít. Em cảm ơn ý kiến của anh nhé

4 Likes

Cập nhật chút về dòng BANK

5 Likes

image
Update cho anh em về bank Thụy Sĩ

5 Likes

NIM ở Trung quốc trước cũng 3% giờ còn.


Tự hiểu NIM ngân hàng VN sẽ ntn nhé. Chúc mọi người đầu tư thành công

4 Likes

Cập nhật hệ thống KRX

4 Likes

Mời @huyen141292 vào đàm đạo dòng bank. Cố đánh sập bank hộ cái bán BID rồi muốn cover lại mà nó ko giảm cay quá

Thế quái nào thài lại bị khoá mõm nhỉ?

1 Likes

Mày làm gì thày tao :disguised_face: khai mau

Ôi, đm. Mất vui rồi. Giờ lấy đâu ra pic giải trí, tấu hài đây. Tất cả là tại mày nhé @Jean.2007 tội mày to nhất :rofl::rofl::rofl:.

1 Likes

Tội lớn thứ 2 là thằng học trò @Vuichoigiaitri :rofl::rofl::rofl:

Trích dẫn chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu

4 Likes


Cập Nhật nhóm bank

4 Likes


Dòng tiền phân hóa quá rõ ràng. Nay dòng BDS tăng tốt, dòng chứng khoán cũng tăng nhưng dòng BANK thì cứ ì ạch vì nợ xấu đang tăng. NIM chắc chắn Q1 giảm. Chỉ có ngân hàng nào có game tăng vốn game nới room ngoại mới tăng được chút ít

3 Likes


Nó rõ như ban ngày mà vẫn u mê rằng BANK nó có thể tăng dẫn sóng thì còn khổ nhiều lắm

3 Likes

Số liệu nào cho kết luận của ông vậy người ngoài hành tinh? Coi chừng đi ăn cơm cà vì phát ngôn bừa bãi đấy. Tôi quote lại cho anh em triều đình họ thấy.

1 Likes

Nó nói đúng 1 phần thôi, phần còn lại là cường điệu hoá kết quá nhằm chim lợn. Nói chung là giọng điệu lùa gà

1 Likes

Như hôm thứ Năm, các khoản lỗ do các ngân hàng dẫn đầu. Lĩnh vực này đã giảm 2% trong giao dịch sớm mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã trấn an rằng hệ thống sẽ ổn định sau những biến động gần đây . Citigroup tuần này đã hạ cấp ngành ngân hàng châu Âu xuống mức “trung lập” từ “thừa cân”, với lý do ảnh hưởng của việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

ngân hàng Deutschegiảm 5,3%, kéo dài mức giảm 3,2% vào thứ Năm sau khi hợp đồng hoán đổi nợ xấu, một hình thức bảo hiểm cho trái chủ, tăng cao hơn.

BANK CHÂU ÂU TIẾP TỤC GIẢM DO LẠI TĂNG LÃI SUẤT VÀ NỢ XẤU CAO

4 Likes

Móa phát ngôn linh tinh rồi bị quân triều đình họ gõ cho mới “em biết em sai”. Tôi chưa thấy thằng nào liều như thằng này bằng cách nói: “Nợ xấu ngân hàng ngập ngụa. Chính phủ ép giảm NIM”. Riêng phát ngôn như này bắt cmn luôn được.

Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2023:

Thực hiện Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (Nghị quyết số 01), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023.

Theo đó, Thống đốc yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2023 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát bao gồm:

  1. Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

  2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Triển khai với nỗ lực cao nhất các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

  3. Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%; tập trung triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các TCTD này từng bước phục hồi.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD; trong đó tập trung chỉ đạo TCTD tăng cường minh bạch trong hoạt động, khắc phục tình trạng sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo tại các TCTD. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD.

  1. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

  2. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường trong việc chấp hành chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và các quy định trong hoạt động ngân hàng.

  3. Cải cách mạnh mẽquy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

  4. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình, Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.

(trích Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của Thống đốc NHNN)

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/cstt/csttqg?_afrLoop=15642424692491034#%40%3F_afrLoop%3D15642424692491034%26centerWidth%3D80%25%26leftWidth%3D20%25%26rightWidth%3D0%25%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dlwhulsr04_309