FTS,có vẻ cũng múc ok
DIG cứ ôm dài hạn khi bọn khác chán ngán tuột cùng sút sạch là giàu…đừng tin mấy thằng hô sóng C ccc gì cả…lũ ngu giờ đang liếm hàng ủn cho ae thôi .
Đỉnh hôm nay là đáy của ngày mai, nếu nó đang đáy, đó là cơ hội giàu sang ngay trước mắt cho những ndt sở hữu DN có công việc kinh doanh phát triển dài hạn .
Trong đầu tư, 10 quyết định đúng đắn hàng đầu thuộc top 1% sẽ quyết định 99% toàn bộ sự nghiệp .
Benjamin Graham với GEICO quyết định toàn bộ lợi nhuận danh mục và sự nghiệp đầu tư .
Philip Fisher với MOTOROLA quyết gần như toàn bộ lợi nhuận sự nghiệp đầu tư .
Buffet - Munger với : GEICO, See’s Candies, Nebraska, Wells Fargo, Cocacola, Washington Post, Apple, quyết định 90% lợi nhuận sự nghiệp đầu tư .
A7 với #L14 quyết định toàn bộ sự nghiệp đầu tư ( mới nhất thêm #DIG #CEO )
Note : Chính Charlie Munger cũng từng thừa nhận trong sự nghiệp của ông có 300-400 cổ phiếu nhưng chỉ khoảng 10 trong số chúng quyết định toàn bộ lợi nhuận khoản đầu tư .
Đầu tư dài hạn là một quyết định đúng đắn đầu tiên khởi nguồn cho mọi quyết định .
Cre : Fb Giao Nguyen
Trong thời kỳ suy thoái, tiền đã đi đâu?
Austin Davis Trả lời ngắn gọn: Nó chìm vào các doanh nghiệp thua lỗ. Tài sản được định giá quá cao, và túi của những người keo kiệt.
Suy thoái không nhất thiết do mất tiền, mà là do tốc độ lưu thông của tiền chậm lại.
Khi tiền lưu thông nhanh chóng và dễ dàng giữa người dân và doanh nghiệp, tiền sẽ được phân phối cho những người cần nó nhất, thường là dưới dạng nợ (tín dụng). Các khoản cho vay kinh doanh nhỏ và các khoản vay thế chấp chiếm một phần rất lớn trong dòng chảy tiền tệ này.
Nhưng nợ là con đường hai chiều. Lý tưởng nhất là tiền nên chảy đến những người đi vay, và sau đó quay trở lại những người cho vay trong khi những người đi vay hy vọng bắt đầu kiếm được lợi nhuận. Cả hai bên thường có lợi từ giao dịch này. Nhưng khi một bên của phương trình cho vay/đi vay này không thể hoàn tất thỏa thuận này, thì cả hai bên đều phải gánh chịu. Khi điều này xảy ra trên quy mô quốc gia, mọi người đều phải gánh chịu. Họ gọi đó là một cuộc suy thoái.
Hãy xem cách phổ biến nhất gây nên một cuộc suy thoái.
Trước tiên, bạn phải hiểu hoạt động cho vay dự trữ theo phân đoạn như thế nào.
Các ngân hàng dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để bù đắp cho những người đi vay không hoàn trả kịp thời. Dự trữ tiền mặt đảm bảo rằng ngân hàng vẫn có thể cho vay ngay cả khi hầu hết các khoản nợ chưa được hoàn trả cho họ.
Nhưng các ngân hàng luôn cho vay nhiều hơn số tiền họ dự trữ, bởi vì hầu hết những người đi vay của họ không đột nhiên quỵt các khoản vay của họ hàng loạt. Miễn là tiền vẫn tiếp tục chảy trở lại ngân hàng từ những người đi vay, ngân hàng có thể tiếp tục cho vay thêm tiền, cuối cùng sẽ được trả lại cho họ, v.v., trong một chu kỳ vô tận.
Nhưng việc cho vay nhiều hơn số tiền dự trữ sẽ tiềm ẩn một lượng rủi ro nhất định. Bạn sẽ thường nghe mọi người đề cập đến “bong bóng nợ”. Trên thực tế, hầu hết các khoản nợ đều có hiệu ứng “bong bóng”. Về cơ bản, đó là tỷ lệ giữa dư nợ cho vay của ngân hàng trên doanh thu từ việc hoàn trả các khoản vay. Nếu ngân hàng tiếp tục cho vay bình thường trong khi ngày càng nhiều người vay không thể trả nợ, tỷ lệ này sẽ tăng lên, và “bong bóng nợ” sẽ mở rộng.
Nếu bong bóng nợ đủ lớn, nó có thể “vỡ”. Điều này xảy ra khi ngân hàng không có đủ tiền mặt để tiếp tục cho vay với lãi suất bình thường, do đó, ngân hàng tăng lãi suất để ngăn những người đi vay tiềm năng và duy trì nguồn cung tiền mặt ổn định. Nó chỉ là cung và cầu.
Khi các khoản vay lãi suất ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng vay vốn kinh doanh để duy trì hoạt động của mình, buộc họ phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân viên.
Khi nhiều nhân viên bị sa thải hơn, họ có xu hướng cắt giảm chi tiêu của mình. Sự sụt giảm trong chi tiêu của người tiêu dùng gây hại cho nhiều công ty bán lẻ và dịch vụ, dẫn đến việc sa thải nhân viên nhiều hơn và giảm chi phí kinh doanh.
Chi phí kinh doanh giảm làm tổn hại đến chuỗi cung ứng theo hiệu ứng domino, cũng như toàn bộ lĩnh vực dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Bạn thấy chúng ta sẽ đi đến đâu với điều này? Khi tiền ngừng chảy ở một bộ phận của nền kinh tế, nó sẽ ngừng chảy ở khắp mọi nơi. Thực tế là mọi người đột nhiên sợ chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào đều làm nghiêm trọng thêm vấn đề.
Nhưng bạn có thể thắc mắc, “Tại sao rất nhiều người đi vay quỵt khoản vay của họ ngay từ đầu?” Câu hỏi tuyệt vời.
Có một người đã giải thích rằng đôi khi mọi người đánh giá quá cao (hoặc đánh giá thấp) giá trị của mọi thứ như thế nào. Anh ta giải thích cách tiền chỉ chiếm một phần nhỏ giá trị được lưu trữ trong nền kinh tế. Nhiều tài sản hữu hình và vô hình khác cũng có giá trị, nhưng dạng giá trị này thường là một khái niệm khá trừu tượng và nó luôn có thể thay đổi so với tiền tệ.
Thông thường, một cuộc suy thoái bắt đầu khi nhiều người định giá quá cao nhiều tài sản, và sau đó họ phải gánh rất nhiều nợ để trả cho những tài sản đó (họ vay nợ để mua). Khi mọi người nhận ra rằng họ đang định giá quá cao và thị trường (thường là các nhà tạo lập hay những người đi lùa gà) đột ngột điều chỉnh định giá của họ xuống (các nhà tạo lập chốt lời), bạn có thể nói rằng giá trị đó đơn giản là đã biến mất (chính xác hơn là giá trị của họ đã bị các nhà tạo lập lấy).
Chủ sở hữu của những tài sản này có thể chọn bán giảm giá và chốt lỗ hoặc họ có thể đu đỉnh với hy vọng giá trị phục hồi. Một trong hai lựa chọn khiến người đi vay có ít tiền mặt hơn mức họ cần để trả khoản vay của mình, vì vậy nhiều người trong số họ vỡ nợ.
Tuy nhiên, số tiền được sử dụng để mua một tài sản (bất kể giá trị nào) vẫn đi đâu đó. Đó có thể là vấn đề. Nếu một doanh nghiệp nào đó đang sản xuất một tài sản kém hơn (hoặc theo đuổi một chiến lược kinh doanh kém hơn) không có lãi, thì doanh nghiệp đó thường không ở vị thế tốt nhất để phát triển số tiền đó. Nhiều tiền hơn trong tay của họ có thể đồng nghĩa với việc giá trị trên thị trường bị lãng phí nhiều hơn.
Ví dụ thực tế:
Sự sụp đổ của “dot com” vào đầu những năm 2000.
Khi Internet mới được phát triển, mọi người đều hào hứng với nó. Đó là một biên giới mới trong cả công nghệ và kinh doanh. Hàng nghìn công ty trên Internet mọc lên như nấm và nhiều công ty trong số đó phải gánh một khoản nợ lớn để trả cho các hoạt động được chứng minh là không có lãi. Nhiều người cho vay và nhà đầu tư đã bị đánh lừa bởi sự kỳ diệu của công nghệ internet. Họ thực sự tin rằng tiềm năng lợi nhuận của ngành công nghiệp mới là vô hạn. Hầu hết các công ty này đã được định giá quá cao. Họ đã sai, và nhiều công ty trong số này đã phá sản. Mọi người mất tiền tiết kiệm cả đời do thị trường chứng khoán sụp đổ. Và đột nhiên mọi người giữ chặt lấy bất cứ số tiền ít ỏi nào còn sót lại. Và dòng tiền đã ngừng chảy…
Mọi cuộc khủng hoảng kinh tế lớn ở Mỹ trong thế kỷ qua đều bắt nguồn từ sự suy giảm dòng tiền, từ cuộc Đại khủng hoảng đến Đại suy thoái. Trên thực tế, đó là lý do chính khiến chúng ta loại bỏ chế độ bản vị vàng - để cho phép ngân hàng trung ương đẩy nhiều tiền mặt hơn vào thị trường, làm dịu cơn suy thoái và kích thích kinh tế phục hồi sau đó.
Dù sao thì tôi hy vọng điều này sẽ giúp giải thích cách suy thoái hoạt động và tiền đi đâu.
theo Geoffrey Widdison vấn đề ở đây là: tiền không có thật.
Và tôi không nói điều này với tư cách là 1 tay hippie, phản duy vật, phản văn hóa, ý tôi là tiền chỉ là một khái niệm lý thuyết thuần túy. Đó không phải là một ý tưởng cấp tiến, đó là điều mà các nhà kinh tế biết đến và luôn là như vậy. Tiền tệ thực tế trong ví và tài khoản ngân hàng thực sự là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế của chúng ta. Phần còn lại bao gồm cổ phiếu giá trị và định giá tài sản,v.v… Tất cả giá trị đó, dựa vào nó để kinh doanh, công việc và cuộc sống, chúng chỉ tồn tại trong tâm trí chúng ta. Và khi chúng ta mất niềm tin vào điều đó, mọi thứ sụp đổ. Ngay cả tiền thực tế cũng chỉ có giá trị bằng giá trị chúng ta đặt cho đó. Nếu mọi người mất niềm tin vào bất kỳ loại tiền tệ nào, nó sẽ bắt đầu mất giá trị và điều đó đã xảy ra với một số loại tiền tệ trong lịch sử.
Không tin tôi? Bất động sản sẽ là 1 ví dụ rất phù hợp. Chọn một ngôi nhà bất kỳ, ngôi nhà đó trị giá bao nhiêu? Đó là câu hỏi không thể trả lời nếu bạn không khảo giá nhà ở địa phương. Giá trị chỉ một phần dựa trên ngôi nhà, thực tế phần lớn dựa trên đánh giá của thị trường, thay đổi dựa trên nhận thức của mọi người. Để có được ước tính về giá trị ngay bây giờ, bạn sẽ xem mọi người đang trả cho những ngôi nhà tương tự trong cùng một khu vực. Vấn đề là, mọi người chỉ trả nhiều như vậy bởi vì họ tin rằng những người khác cũng sẽ trả nhiều như vậy cho nó (và họ sẽ có thể bán lại nó mà không bị thiệt hại lớn). Nếu họ ngừng tin vào điều đó, họ sẽ trả ít hơn, có nghĩa là ngôi nhà, theo một cách rất thực tế, có giá trị thấp hơn. Không có gì thay đổi, ngoại trừ nhận thức của mọi người. Giờ đây, ngôi nhà đó có thể đại diện cho phần lớn giá trị ròng của chủ sở hữu. Nếu nó giảm giá trị, chủ sở hữu đã đốt tiền rất hiệu quả, thậm chí tiền không mất đi đâu cả, chỉ có nhận thức về giá trị đã bốc hơi.
Nghe đáng sợ đúng không? Ừ nó thực sự là như vậy. Chúng ta đang sống trong một xã hội phức tạp và liên kết chặt chẽ với nhau, nơi mà sự vận hành của nền kinh tế của chúng ta đòi hỏi hầu hết mọi người phải tiếp tục tin tưởng vào nó. Các tác động kinh tế là có thật, nhưng chúng xảy ra do những gì chúng ta nghĩ là có thật, hoặc mong đợi là có thật trong tương lai. Điều tiếp theo khiến người ta mất niềm tin vào nền kinh tế, là khi nó bắt đầu tự sụp đổ, khiến nhiều người mất niềm tin hơn, v.v…
Tăng trưởng kinh tế, một điều rất thực tế và quan trọng, nó vận hành giống như các nàng tiên trong Peter Pan, nếu chúng ta nói rằng chúng ta không tin vào nó, nó sẽ chết.
Cre : FB Phuc Chi Le
Góc nhìn SGI Capital: Ở Mỹ trong 20 năm qua, NĐT chứng khoán cá nhân có lợi nhuận trung bình chỉ 2.9%/năm, bằng khoảng 1/3 mức lợi nhuận TTCK mang lại. NĐT vào quỹ Fidelity’s Magellan của huyền thoại Peter Lynch có lợi suất 7%/năm, chưa tới 1/4 so với mức lợi nhuận 29%/năm trung bình của Quỹ. Ngay cả việc chọn đầu tư vào Quỹ tốt nhất cũng ko đảm bảo NĐT có lợi nhuận cao.
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân nhiều năm qua mà chúng tôi tìm hiểu được còn TỆ HƠN NHIỀU.
Vì sao vậy?
Bản năng con người luôn có xu hướng dẫn dắt chúng ta thực hiện những hành động sai lầm trong đầu tư. Thôi thúc phải liên tục mua bán và dự đoán biến động ngắn hạn của thị trường là một trong các sai lầm thường xuyên và tốn kém nhất.
Trước mỗi lần định mua bán cổ phiếu hay Chứng Chỉ Quỹ, hãy nhớ những thống kê trong bài viết này. Đừng để cuối năm nhìn lại thấy mình lẫn trong đám đông tốn bao thời gian mua mua bán bán rồi vẫn thua chính việc nắm giữ cổ phiếu, thua Index, và thua The Ballad Fund nhé!
.
Đã bao lâu rồi các thánh chìm ngập trong những con sóng của thị trường, của những kí hiệu điện tử xanh đỏ mà quên mất cảm xúc của mình …
hãy nuôi dưỡng cảm xúc đong đầy nhé…tiền là phụ thôi, hãy để thời gian và lãi kép làm việc, còn bạn hãy tận hưởng hành trình nhé !
Gửi Chút
Ta gửi cho em chút mùa thu tĩnh lặng
Có chút nắng sang thu còn lãng đãng.
Có chút gió gọi hương tình dĩ vãng.
Và chút hoa mùa thu chớm vừa xinh
– Đàm Đàm .
Múc cmn HDC là có cháo húp …kkk
Cre: Gia Cát Lượng
gia cát lạng phím ok đấy…nhưng mà ae BDS ăn con này lâu rồi…HDC giờ rẻ múc dài ok
Giờ mà không múc ae cứ ngồi đó nghe mấy ông tay to tay teo hô còn sóng giảm C hù dọa thì mốc hết mồm .
Rẻ không mua đắt lấy gì mà bán .
HDC DIG CEO L14 HAG…MÚC
DGC chờ cho rẻ thêm thì múc không thì chờ lúc nào xây nhà máy Nghi Sơn xong có sẩn phẩm mới múc .
Ae ai con nghi ngờ về đáy nữa không? Chuyên za vẫn hô chưa đáy đấy. Coi theo chuyên z-xa lại éo kéo tài khoản được giờ .
múc mặc mẹ chuyên gia…đoán đỉnh đáy thì đi múc ps chỉ số đi…đầu tư cổ phiếu làm gì .
Múc đi ae chứng khoán mỹ s&p 500 xanh rồi dowjone (DJI) rút chân rùi…đỉnh lạm phát là đáy đấy…kkk
Bác nói có lý đấy
Có ný thì múc chửa, múc zồi thì mai coi kịch
mai đạp à bác ?
em múc cmnr haaaaaa