Đoạn vừa rồi phần lớn nhà đầu tư ai cũng lỗ, lỗ thì cũng lỗ rồi dù ít hay nhiều, giờ nên nhìn lại để học thêm kiến thức vĩ mô và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Vấn đề không nằm ở suy thoái kinh tế và cả chiến tranh mà nằm ở dòng vốn toàn cầu là 1 cái bình thông nhau.
Mọi chuyện bắt đầu sau khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) quyết định tăng lãi suất lần thứ 2 tại cuộc họp gần đây nhất của họ. BOJ đã tăng lãi suất lên ~0,25% trong lần tăng lãi suất thứ hai kể từ năm 2007, chấm dứt chính sách lãi suất âm. Các trader đã tận dụng lãi suất cực thấp này để biến Yên Nhật như 1 loại đòn bẩy tài chính.
Trong nhiều năm, các nhà đầu tư đã vay Yên với lãi suất cực thấp và sử dụng số Yên này như một dạng đòn bẩy, nói đơn giản hơn thì giống như sử dụng margin mà không trả lãi suất vậy. Các nhà đầu tư toàn cầu có thể chuyển đổi số Yên này sang Đô la Mỹ hoặc các loại tiền tệ khác.
Sự chênh lệch lãi suất lớn xảy ra khi FED vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức cao để kiềm chế lạm phát, trong khi Nhật lại giữ lãi suất ở mức âm từ 2016 đến đầu 2024, khiến việc sử dụng đồng Yên làm công cụ đòn bẩy trở nên khả thi và trở thành món hời. Nếu ở TTCK Việt Nam chúng ta vay margin mà không trả lãi thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Tuy nhiên, khi BOJ bắt đầu tăng lãi suất lần đầu trong năm 2024 vào tháng 3 và vào 31/7 vừa rồi , điều này dẫn đến việc giao dịch chênh lệch lãi suất trở thành rủi ro và không còn hời như trước. Thậm chí BOJ còn thể nâng thêm lãi suất nữa, mà trong thị trường tài chính thì thường thân ai người nấy lo, mình không bán tài sản để trả nợ đồng Yên trước thì người khác cũng làm.
Dẫn đến 1 cuộc hoãn loạn của thị trường tài chính toàn cầu khi tài sản rủi ro như chứng khoán, coin và cả tài sản an toàn như vàng, trái phiếu chính phủ đều bị giảm mạnh.
Đặc biệt thêm 1 yếu tố như giọt nước làm tràn ly là báo cáo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ kém xa kỳ vọng khiến FED phải càng sớm hạ lãi suất trong tháng 9, không chỉ là 0.25đ mà lên tới 0.5 hoặc 0.75đ. Ngay cả Elon Musk chỉ trích Fed vì ‘vẫn chưa giảm lãi suất’
Kết quả là đồng Yên Nhật càng mạnh lên và cặp tiền USD/JPY vừa chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2023.
Bây giờ bạn nhận được 145 Yên cho mỗi Đô la Mỹ so với 160 Yên cho mỗi Đô la Mỹ vài tuần trước. Tức là cần nhiều USD hơn cho mỗi đồng yên
Ví dụ cụ thể hơn:
Trước khi tăng lãi suất:
1. Nhà đầu tư vay Nhật Bản 1.000.000 yên với lãi suất 0,1%.
2. Chuyển đổi 1.000.000 yên sang USD với tỷ giá 1 USD = 100 yên, nhận được 10.000 USD.
3. Đầu tư 10.000 USD vào một tài sản toàn cầu với lợi nhuận 5%, kiếm được 500 USD.
Sau khi lãi suất tăng và đồng Yên tăng giá:
1. Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất lên 0,25%.
2. Đồng yên tăng giá lên 1 USD = 90 yên.
3. Nhà đầu tư cần hoàn trả 1.000.000 yên + lãi suất 0,25% = 1.002.500 yên.
4. Đổi 10.000 USD + 500 USD (trả lại) = 10.500 USD thành yên theo tỷ giá mới, nhận được 945.000 yên.
5. Nhà đầu tư hiện đang thiếu 57.500 yên do đồng yên mạnh hơn và lãi suất cao hơn.
Chi phí gia tăng này buộc các nhà đầu tư phải bán bớt khoản đầu tư toàn cầu của họ để trả các khoản vay bằng đồng yên, khiến thị trường sụt giảm.
Chưa kể BOJ còn có thể tăng thêm lãi suất của họ, giống như chúng ta đang vay margin với lãi suất 13%/năm nhưng đột nhiên lãi biến thành 20%/năm vậy, lãi quá cao để bù đắp chi phí và rủi ro nên chúng ta cũng sẽ bán margin này đi.
Qua đây chúng ta cũng thấy không chỉ TTCK Việt Nam tỷ lệ đầu cơ cao mà cả thế giới cũng vậy, biên độ ±7% làm nđt đỡ thiệt hại hơn rất nhiều so với thị trường thế giới, họ giảm 1 phiên có thể bằng chúng ta giảm 1 tuần.
Tổng kết lại đợt sụp giảm của thị trường toàn cầu vừa rồi chủ yếu đến từ đồng Yên Nhật, còn những tin như chiến tranh hay Mỹ có thể suy thoái là yếu tố xúc tác thêm, khi thị trường giảm thì đi đâu cũng sẽ gặp tin xấu để giải thích cho việc giảm của thị trường.
Phiên hôm nay thì sự hoãn loạn của thị trường thế giới đã qua đi, các chỉ số bắt đầu rút chân và ổn định trở lại. Còn tình hình VN-index thì qua rồi mới biết đâu là đáy, bình thường khi thị trường giảm mạnh thế này thì tây sẽ gom nhưng đến hiện tại tây vẫn bán ròng trừ VNM, nên thôi quan sát tiếp chờ xu hướng vậy.