Tài khoản tôi bị ảnh hưởng rất nặng nói chung là còn cái nịt, bay mất tầm 40% khi thị trường lao dốc cộng bắt đáy.
Khủng khoảng nghiêm trọng, tôi bán hết các loại cổ cánh tính rời bỏ thị trường, chờ ổn định tâm lý.
Thị trường chung nhìn đã hết vị rồi, giờ chỉ anh em nhỏ lẻ quần thảo nhau để mà cơ cấu danh mục hay ngậm đắng ôm dài hạn bất đắc dĩ. Đã từng trãi 10 năm lăn lộn thẹo đầy mình nên tôi biết có cả tài khoản 1000 tỷ đồng, thậm chí 5000 tỷ họ cũng chỉ để trạng thái chờ, giá cổ phiếu trà đá họ cũng chẳng vô. Họ là những tay chơi lớn. Sóng hồi này họ không quan tâm. Khả năng cao hồi lên mức này rồi đi ngang dài hạn chờ sóng mới.
Nhưng chẳng lẽ ta lại đầu hàng thị trường, F10 mà tệ vậy sao, bao năm chinh chiến này lên voi xuống ■■■ biết bao nhiêu lần rồi. Liều 1 phen nữa xem thế nào.
Và rồi, toàn bộ cái nịt còn lại chuyển hết qua tài khoản margin, đánh full margin dòng dầu. kết quả là giá lên cùng với full margin đã cho tôi về bờ sớm.
Giờ thì tôi đã bán hết phần margin ngày hôm qua, còn lại cho phần dài hạn thôi. Không tham.
Đôi lời chia sẽ thực lòng, chúc ACE tùy cơ ứng biến.
Dòng tiền yếu nên cơ cấu danh mục qua hàng có sóng là hợp lý. Ôm mãi những con thị trường dù có làm ăn tốt, lợi nhuận tăng thì nó vẫn cứ ỳ ạch không lên được.
Giá dầu, lạm phát sẽ làm đảo lộn tất cả.
Bất động sản: nhà buôn rời đi thì ai tạo sóng?
Sản xuất: Chi phí đầu vào ăn mòn lợi nhuận, các ngành tiêu hao năng lượng nhiều càng thê thảm, Anh Long HPG nói không phải không có lý.
Vận tải: Chi phí xăng dầu ăn mòn lợi nhuận.
Chứng khoán hay ngân hàng: Tiền yếu cổ cánh nhiều quá khó bay.
Tiêu dùng, bán lẻ: Chưa thấy gì để tạo sóng, nếu thắt lưng buộc bụng thì cũng tiêu tùng.
Chăn nuôi, trồng trọt: Giá thực phẩm, phân bón tăng ăn mòn hết lợi nhuận.
Đôi lời nhận định chủ quan, ACE ném đá nhẹ tay
Theo tôi thì tùy cổ mà mua hay bán, quên thị trường chung đi, bao năm rồi nó vẫn thế, đầu sóng lao dốc bắt đáy ăn, cuối sóng lao dốc bắt đáy có lãi không chốt thì cũng còn cái nịt.