Hãy xem số liệu trong bảng dưới đây (Hình 1).
-
Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa luôn thặng dư vài chục tỷ $ mỗi năm.
-
FDI đăng ký và giải ngân mới liên tục tăng, năm này qua năm khác.
-
Kiều hối của đồng bào khắp nơi gửi về cũng mười mấy tỏi $ một năm, có ít đâu.
Vậy tại sao, dự trữ ngoại hối liên tục giảm từ 2021 đến nay? (Hình 2). Và tỷ giá USD/VNĐ liên tục tăng (Hình 3). Lý do:
-
Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa thặng dư, nhưng cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ lại luôn thâm hụt. Trong đó, tiền chi du lịch nước ngoài chiếm phần lớn.
-
FDI chuyển lợi nhuận về nước (ra ngoài) liên tục tăng mạnh, trước đó họ giữ lại phần lớn tái đầu tư. Vì sao họ chuyển đi? Làm gì để giữ họ ở lại?
-
Nhất là “lỗi và sai sót”: Liên tục thâm hụt (âm), đặc biệt là sau khi xảy ra vụ án Vạn Thịnh Phát, tốc độ “âm” càng mạnh mẽ hơn. Và có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến cán cân tổng thể của Việt Nam cực kỳ áp lực trong các năm tới.
P/S: Tiền trong lưu thông tỷ lệ thuận với sức mua, là cầu. Hàng hóa trong nền kinh tế đại diện cho bên bán, là cung. Biến động giá cả hàng hóa thể hiện Cung- Cầu. Tiền là phương tiện thanh toán và đơn vị đo lường giá cả, là một loại hàng hóa đặc biệt, ngoài các loại hàng hóa thông thường, tiền còn trao đổi được tiền của quốc gia khác. Gía của đồng tiền nước này đổi ra đồng tiền nước khác gọi là tỷ giá. Ví dụ 1USD ăn 25.500 VNĐ chẳng hạn. Tỷ giá đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và định hình sức khỏe của nền kinh tế. Lãi suất là chi phí của tiền. Lãi suất và tỷ giá là hai biến số gắn bó mật thiết với nhau, như hai mặt của một bàn tay.