Tâm điểm Midcaps điều chỉnh ngày hôm nay

, ,

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên 15/1 đầy hứng khởi trước khi áp lực bán gia tăng khiến thị trường rung lắc về cuối phiên. VN-Index đóng cửa đảo chiều giảm nhẹ 0,58 điểm (-0,05%) xuống mức 1.154,12 điểm.

Thanh khoản sụt giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước khi giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt trên 11.000 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại cân bằng trong phiên thị trường giằng co khi mua ròng 36 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Tiếp tục tích luỹ thêm

Chứng khoán BSC: Thị trường giao dịch trong vùng 1.155 – 1.160 điểm cả phiên 15/1 trước khi đóng cửa tại mốc 1.154,12 điểm, gần như không thay đổi so với phiên trước đó. Thanh khoản giảm rõ rệt trong phiên cho thấy tâm lý e ngại khi chỉ số giao dịch tại vùng kháng cự 1.155 – 1.165 điểm. Trong những phiên giao dịch tới, VN-Index có thể tích lũy thêm tại đây.

Dòng tiền mua mới thận trọng

Chứng khoán TPS: VN-Index kết phiên 15/1 với mức giảm nhẹ mặc dù đã sớm ghi nhận khoảng trống giá tăng ở đầu phiên và chỉ số đã có lúc vượt mốc 1.160 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời tăng cao tại đây một lần nữa đã khiến chỉ số đảo chiều.

Cùng với đó, việc thanh khoản sụt giảm mạnh và rơi khỏi mức trung bình 10 phiên gần nhất chứng tỏ sự thận trọng của dòng tiền mua mới khi chỉ số đã có 8 phiên giằng co tại vùng cản trên, đặc biệt sau khi phiên điều chỉnh cuối tuần trước đã khiến thị trường mất đi đường SMA 7 ngày.

Ở khung 1 giờ, việc chỉ báo RSI và MACD duy trì đà lao dốc phản ánh nhịp chỉnh vẫn đang được ủng hộ và chỉ số có khả năng kiểm định lại mốc hỗ trợ 1.150 điểm lần thứ 3. Nếu hỗ trợ này bị phá vỡ, chỉ số sẽ có cơ hội lùi về điểm cân bằng tại mức 1.130 điểm. Ngược lại, thị trường vẫn còn cơ hội để vượt mức 1.160 điểm trong nhịp này.

Chi tiết phân tích dưới góc nhìn kỹ thuật mời anh em xem video dưới đây :point_down:
Chứng khoán hôm nay | Nhận định thị trường: Gãy MA20 thủng đáy, nhịp hồi để bán hay giữ tiếp?

Cảm ơn admin đã duyệt bài!

1 Likes

Chuyên gia Hoàng Việt Phương: Chứng khoán sẽ có lúc vượt 1.300 điểm trong năm 2024

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư - Công ty Chứng khoán SSI, nhận định xu hướng tổng thể của thị trường là tiếp tục quán tính hồi phục từ năm 2023 và trong môi trường lãi suất thấp. Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư - Công ty Chứng khoán SSI, nhận định xu hướng tổng thể của thị trường là tiếp tục quán tính hồi phục từ năm 2023 và trong môi trường lãi suất thấp. Trong cuộc phỏng vấn với người viết gần đây, chuyên gia SSI cũng đưa ra nhiều dự báo cho năm 2024.

Bà dự báo thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024 sẽ có xu hướng thế nào? Đâu sẽ là từ khóa chính cho năm 2024? Bà Hoàng Việt Phương: “Hồi phục trong thận trọng” là từ khóa chính cho thị trường trong năm 2024. Xu hướng tổng thể của thị trường là tiếp tục quán tính hồi phục từ năm 2023 và trong môi trường lãi suất thấp. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục sẽ chậm và sẽ có các đợt biến động, đặc biệt nếu xuất hiện những tín hiệu chưa đạt được như kỳ vọng của nền kinh tế hay các rủi ro bất định từ bên ngoài. Bà dự báo 2 chỉ số chính trên TTCK sẽ chạm mức cao nhất trong năm 2024 là bao nhiêu? Tăng trưởng lợi nhuận là động lực chính và tác động trực tiếp cho thị trường đi lên trong năm 2024. Với ước tính mức tăng trưởng lợi nhuận 16% trong năm 2024, tôi cho rằng VN-Index sẽ có giai đoạn vượt mốc 1,300 điểm. Sự kiện/vấn đề trong nước nào bà cho rằng sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến TTCK Việt Nam năm 2024? Hệ thống KRX chính thức vận hành, cơ hội được FTSE Russell nâng hạng, xuất khẩu phục hồi, sức bật của nền kinh tế sau các hỗ trợ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như cách xử lý vấn đề tồn đọng liên quan đến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ là các sự kiện/vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đến TTCK năm 2024. Thanh khoản trung bình thị trường có thể đạt năm 2024? Trạng thái tích cực hơn của thị trường và môi trường lãi suất thấp của Việt Nam có thể thu hút thêm dòng tiền trở lại. Năm 2024, thanh khoản trung bình thị trường được kỳ vọng có thể cải thiện khoảng 20 - 30% so với mức trung bình năm 2023 hiện vào khoảng 17.5 ngàn tỷ đồng/phiên. Nhóm ngành nào sẽ là điểm sáng trong năm 2024? Hầu hết các nhóm ngành đều sẽ có sự phục hồi từ nền thấp trong năm 2023. Điểm sáng nhất sẽ tập trung ở các ngành hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế như thép và bán lẻ. Ngoài ra, hệ thống KRX, kỳ vọng nâng hạng và môi trường lãi suất thấp sẽ tạo sự sôi động cho nhóm chứng khoán. Năm phù hợp để tích lũy cổ phiếu ở các vùng giá thấp Các áp lực vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, đáo hạn trái phiếu có duy trì tác động tới TTCK như năm 2023? Thị trường sẽ duy trì sự nhạy cảm với các yếu tố này trong năm 2024? Mặc dù các biến số vĩ mô như tỷ giá hay lãi suất là các yếu tố rủi ro với thị trường trong năm 2024, tác động sẽ không quá lớn như giai đoạn trước, bởi phần lớn đã phản ánh vào giá trong các đợt điều chỉnh mạnh của thị trường ở năm 2022 và năm 2023, chưa kể là Fed đã có lộ trình hạ nhiệt. Yếu tố chính tôi kỳ vọng sẽ tác động lên thị trường là sức bật nội tại của nền kinh tế và cách xử lý đối với những vấn đề tồn đọng liên quan đến thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Định giá thị trường hiện tại có hấp dẫn cho dài hạn? Năm 2024 có phải là năm thích hợp để tích lũy cổ phiếu? Định giá thị trường hiện tại thấp hơn đáng kể so với mức bình quân 5 năm gần nhất trong quá khứ, tuy nhiên cũng phản ánh các khó khăn mà nền kinh tế và doanh nghiệp niêm yết phải đối mặt. Theo đó, năm 2024 là năm thích hợp tận dụng các vùng giá thấp để tích lũy cổ phiếu các công ty được kỳ vọng có tốc độ phục hồi, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ. Dự báo năm 2024, Việt Nam sẽ vào danh sách nâng hạng thị trường của FTSE Russell. Nếu đúng như vậy, chất xúc tác này sẽ tác động thế nào tới TTCK năm 2024? Nếu giải quyết được vấn đề về ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi (kỳ vọng vào kỳ đánh giá tháng 9/2024), các cổ phiếu đủ điều kiện của Việt Nam sẽ được bổ sung vào trong chỉ số của FTSE (ví dụ FTSE EM Index và FTSE Global Index). Tác động trực tiếp nhất là các quỹ ETF đang sử dụng chỉ số này làm tham chiếu sẽ tự động mua các cổ phiếu của Việt Nam. Về dài hạn và quan trọng hơn, khi được nâng hạng thì độ mở, khả năng đầu tư và tính công khai, minh bạch của Việt Nam đã lên một tầm cao mới, sẽ thu hút được thêm dòng tiền từ nhiều quỹ và nhà đầu tư khác đến TTCK. So sánh với các kênh đầu tư khác như đầu tư vàng, tiền gửi tiết kiệm… chứng khoán có đang hấp dẫn hơn ở thời điểm hiện tại? Với nhà đầu tư có thể chấp nhận được mức độ rủi ro cao thì chứng khoán là kênh đầu tư có thể mang lại tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn so với kênh tiền gửi đang ở mức rất thấp hay vàng là kênh trú ẩn trong giai đoạn kinh tế và địa chính trị bất ổn đã có một đợt tăng rất tốt trong năm 2023.

Theo VNDirect Research, việc BAF tích cực mở rộng quy mô chăn nuôi và hệ thống phân phối thời gian qua sẽ góp phần vào mức độ hồi phục doanh thu của doanh nghiệp này từ quý 1/2024.

Theo báo cáo về CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) vừa được VNDirect Research công bố, dự kiến doanh thu thuần năm 2023 của doanh nghiệp vào khoảng 4.622 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 86 tỷ đồng. Năm 2024, dự báo BAF có thể thu về 4.939 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 6,8% so với ước đạt của năm 2023; lợi nhuận ròng 180 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần. Năm 2025, doanh thu thuần của BAF ước đạt 5.325 tỷ đồng, tăng 7,8% so với ước đạt năm 2024; lợi nhuận ròng đạt 251 tỷ đồng, tăng 39,4%. Mức độ kỳ vọng về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của BAF trong năm 2024 và năm 2025 được tác động bởi các yếu tố như giá thịt lợn, việc BAF mở rộng sản xuất và kinh doanh, giá nông sản hạ nhiệt. Nhu cầu gia tăng, thúc đẩy giá lợn hơi phục hồi Tình hình kinh tế dần khởi sắc sẽ kích thích chi tiêu của người tiêu dùng, cùng với đó ngành du lịch dự kiến sẽ đón một lượng lớn khách quốc tế tới Việt Nam, góp phần thúc đẩy các hoạt động ăn uống, giải trí trong năm 2024. Do đó, nhu cầu thịt lợn của Việt Nam được dự báo có thể tăng 5% so với cùng kỳ trong khi nguồn cung sẽ duy trì ở mức ổn định (tăng 4% so với cùng kỳ) trong năm 2024. Về nguồn cung thị trường, VNDirect cho rằng đã và đang có sự thay đổi trong cơ cấu ngành chăn nuôi. Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm 50% (từ 4 triệu hộ vào năm 2021 xuống còn 2 triệu hộ vào đầu năm 2023), trong khi các doanh nghiệp 3F (Feed- Farm-Food) vẫn tiếp tục mở rộng quy mô trang trại, theo báo cáo nhận định. Điều này sẽ giúp ổn định nguồn cung thịt lợn trong những năm tới do các trang trại 3F tuân thủ vệ sinh an toàn chuồng trại, ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, từ đó tránh tình trạng bán tháo để chạy dịch trên thị trường. Trong năm 2023, giá thịt lợn đã giảm 5,2% so với năm 2022, còn 53.700 đồng/kg, thấp hơn 10,5% so với chi phí sản xuất/kg của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Năm 2024, các chuyên gia VNDirect kỳ vọng giá lợn tăng 5% so với năm trước từ mức nền thấp trong năm 2023, lên 56.400 đồng/kg do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng trong khi nguồn cung trong nước vẫn ổn định.

Những dự án mở rộng của BAF Năm 2023, BAF đầu tư thêm 7 trang trại mới tại Tây Ninh, trong đó 4 trang trại mới được đưa vào hoạt động từ quý 2/2023, nâng tổng đàn lợn lên tới 300.000 đàn (tăng 50% so với cùng kỳ). Năm 2024, doanh nghiệp có kế hoạch đưa hai trang trại mới vào hoạt động vào tháng 1 và một trang trại khác vào tháng 2. Cả ba trang trại mới này đều đang được xây dựng từ quý 4/2023. VNDirect kỳ vọng BAF sẽ tiếp tục đầu tư vào trang trại mới để nâng tổng đàn tăng 40% so với cùng kỳ, lên 420.000 con vào năm 2024. Bên cạnh đó, BAF còn mở rộng hệ thống phân phối để đảm bảo đầu ra sản phẩm. Cụ thể, tháng 10/2023, BAF chính thức giới thiệu sản phẩm “BAF Meat” vào Big C, GO! và Top market. Bên cạnh siêu thị Siba Food và cửa hàng Meat shops (chuỗi cửa hàng của BAF), doanh nghiệp cũng tiếp tục tìm kiếm các đối tác và siêu thị lớn khác để tăng độ phủ sản phẩm “BAF Meat”. Cũng trong cuối tháng 10/2023, Tập đoàn Tân Long và hai đối tác Nhật Bản là Tập đoàn Nikkokutrust và Tập đoàn tài chính Tokyo Kiraboshi đã chính thức ký kết hợp đồng thành lập liên doanh tại Việt Nam để sản xuất và cung cấp suất ăn công nghiệp. Đặc biệt, Tập đoàn Tân Long chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu đầu vào chính như gạo và thịt (từ BAF). Vào tháng 12/2023, BAF cũng bắt đầu phân phối sản phẩm tại AEON Mall Hải Phòng và 17 cửa hàng AEON MaxValu tại các thành phố cấp 1. Các chuyên gia VNDirect kỳ vọng nhờ sự nỗ lực mở rộng quy mô đàn lợn cùng với chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối nhằm tăng độ phủ sóng sản phẩm, sản lượng bán trong mảng 3F của BAF sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong những năm tới. VNDirect cho rằng doanh thu mảng 3F của BAF dự kiến tăng trưởng 22,5% vào năm 2024 và 18,7% vào năm 2025. Doanh thu thương mại nông sản của doanh nghiệp dự kiến tăng nhẹ 1% và 2,9% giai đoạn 2024 – 2025. Do đó, doanh thu thuần của BAF có thể cải thiện 6,9% và 7,8% so với cùng kỳ trong năm 2024 - 2025.

Năm nay có thể gọi là năm “hồi sinh” của CTD sau chuỗi ngày dài ảm đạm hậu thời kỳ chuyển giao. Dù có những thời điểm từng khiến nhà đầu tư “thất vọng” khi để tuột gói thầu xây dựng sân bay Long Thành, song doanh nghiệp này vẫn khép lại năm 2023 với mức tăng ấn tượng tới 176%, cổ phiếu trên sàn cũng lọt top tăng mạnh nhất sàn HoSE.

Lật ngược tình thế nhờ trúng một số gói thầu lớn Trong quý I/2024 (niêm độ tài chính 2023 – 2024), Coteccons công bố doanh thu đạt 4.124 tỷ đồng (tăng 14% so với quý trước và tăng 32,5% so cùng kỳ). Lợi nhuận trước thuế của Coteccons đạt 86 tỷ đồng (tăng 119% so với quý trước, mặc dù công ty ghi nhận lỗ trong quý I/2023).

Với kết quả đạt được, công ty đã lần lượt thực hiện được 23% và 31% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế cho cả niên độ 2023 - 2024 được đặt ra tại ĐHĐCĐ. Hiện tại, Coteccons đã ghi nhận lũy kế 2.000 tỷ đồng doanh thu từ dự án LEGO (dự án có giá trị hợp đồng đã ký giai đoạn 1 là 10.000 tỷ đồng, tương đương 400 triệu USD). Ngoài sự phục hồi về doanh thu, công ty còn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về lãi trước thuế trong quý I/2024, chủ yếu do dự phòng nợ khó đòi giảm. Nhận định của Chứng khoán VNDIRECT, Coteccons có thể ghi nhận 7.371 tỷ đồng doanh thu từ dự án LEGO trong năm tài chính 2023 - 2024 và 4.917 tỷ đồng trong năm tài chính 2024 - 2025. Coteccons cũng đang tham gia xây dựng Nhà máy lắp ráp sản phẩm Apple cho Foxconn ở Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), với tổng mức đầu tư 300 triệu USD. Ước tính, giá trị hợp đồng hiện tại của Coteccons trong dự án này đạt khoảng 45 triệu USD. Còn SSI Research ước tính doanh thu thuần niên độ 2024 của Coteccons tăng 12% so với năm 2022, đạt 16,25 nghìn tỷ đồng. Ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 341 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận trước thuế là 2,1%. Ngoài backlog (công việc tồn đọng) và doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận phục hồi mạnh còn nhờ dự phòng nợ xấu giảm đáng kể trong những năm tới.

Thời gian trước, Coteccons dẫn đầu Liên danh Hoa Lư tham gia đấu thầu gói thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), trị giá 35.000 tỷ đồng. Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch Coteccons nói dù rất buồn khi trượt nhưng gói thầu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong kế hoạch kinh doanh của công ty nên không ảnh hưởng tương lai. Sau thất bại trên, Coteccons vẫn muốn mở rộng sang xây dựng hạ tầng vì cho rằng lĩnh vực này nhiều tiềm năng và còn nhiều cơ hội cho công ty có thể nắm thị phần lớn. Ngoài ra, công ty cũng lên kế hoạch mở rộng thêm mảng xây dựng nhà ở xã hội và năng lượng tái tạo. Song song đó, CTD cũng đang chuẩn bị tấn công thị trường nước ngoài. Triển vọng ngành năm 2024 Trong báo cáo gần đây, Mirae Asset nhận định ngành xây dựng đã phục hồi kể từ quý III/2023, một số công ty đang đi đúng hướng để đạt được kế hoạch cho năm tài chính 2023. Theo đó CTD (Coteccons), Giao thông Đèo Cả (HHV) và Xây dựng Đạt Phương (DPG) có nhiều khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2023 nhất về doanh thu và lợi nhuận ròng. Theo Ban lãnh đạo Giao thông Đèo Cả ước tính, năm 2023, công ty đạt doanh thu 2.560 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận sau thuế đạt 370 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2022. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, mảng xây lắp ghi nhận mức tăng trưởng 88% về doanh thu, đạt 519 tỷ đồng, cao hơn mức 434 tỷ đồng của hoạt động thu phí BOT (cùng kỳ năm 2022 chiếm gần 70% doanh thu). Nhiều ý kiến cũng cho rằng, ngành xây dựng sẽ còn tiến xa hơn nữa khi mà nhiều yếu tố tích cực đang dần xuất hiện. Trong đó, giải ngân đầu tư công đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng năm 2024 với các dự án đầu tư công được tập trung trong giai đoạn 2024 - 2025, gồm 12 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn II, Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I… Các chuyên gia kỳ vọng, khi các nút thắt đầu tư được tháo gỡ như công tác chỉ định thầu đẩy nhanh quá trình giao thầu, khai thác các mỏ đất đá mới được cấp phép…, giải ngân đầu tư công thực tế năm 2024 sẽ đạt 85 - 90% kế hoạch, tăng 38 - 45% so với năm 2023. Dù vậy, SSI Research cũng nhận thấy lợi nhuận của ngành xây dựng đang bị thu hẹp, khi biên lợi nhuận ròng giảm từ mức 4-6% trong giai đoạn 2012-2016 xuống còn khoảng 2% trong các năm trở lại đây. SSI Research cho rằng sự suy giảm này khó có thể đảo ngược do cạnh tranh và tính chất phân mảnh cao. Khả năng sinh lời tổng thể thấp khiến việc đầu tư vào các cổ phiếu xây dựng kém hấp dẫn hơn so với các ngành khác và các phương thức đầu tư khác có rủi ro thấp hơn. Vì vậy mà nhóm cổ phiếu này thường giao dịch ở mức P/B thấp hơn 1, và CTD cũng không ngoại lệ. Riêng về CTD, nhóm phân tích này nhận xét giá cổ phiếu CTD đã phục hồi mạnh trong năm 2023 sau khi giảm mạnh khoảng 70% trong năm 2022 chủ yếu là do khả năng phục hồi lợi nhuận trong năm 2023 và 2024, nhờ tăng trưởng doanh thu cải thiện và hoàn tất việc dự phòng nợ khó đòi sau 2 năm 2021-2022. Theo SSI Research, xu hướng tăng hiện tại của giá cổ phiếu CTD phản ánh một phần kỳ vọng của thị trường về mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm 2024, mặc dù công ty chỉ đang ở quý hai của năm tài chính. “Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 của Conteccons sẽ trở về mức bình thường, khoảng 18% so cùng kỳ. Do đó, SSI Research đánh giá “Trung lập” đối với cổ phiếu CTD”, SSI Research nêu.

Thời gian trước, Coteccons dẫn đầu Liên danh Hoa Lư tham gia đấu thầu gói thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), trị giá 35.000 tỷ đồng. Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch Coteccons nói dù rất buồn khi trượt nhưng gói thầu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong kế hoạch kinh doanh của công ty nên không ảnh hưởng tương lai. Sau thất bại trên, Coteccons vẫn muốn mở rộng sang xây dựng hạ tầng vì cho rằng lĩnh vực này nhiều tiềm năng và còn nhiều cơ hội cho công ty có thể nắm thị phần lớn. Ngoài ra, công ty cũng lên kế hoạch mở rộng thêm mảng xây dựng nhà ở xã hội và năng lượng tái tạo. Song song đó, CTD cũng đang chuẩn bị tấn công thị trường nước ngoài. Triển vọng ngành năm 2024 Trong báo cáo gần đây, Mirae Asset nhận định ngành xây dựng đã phục hồi kể từ quý III/2023, một số công ty đang đi đúng hướng để đạt được kế hoạch cho năm tài chính 2023. Theo đó CTD (Coteccons), Giao thông Đèo Cả (HHV) và Xây dựng Đạt Phương (DPG) có nhiều khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2023 nhất về doanh thu và lợi nhuận ròng. Theo Ban lãnh đạo Giao thông Đèo Cả ước tính, năm 2023, công ty đạt doanh thu 2.560 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận sau thuế đạt 370 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2022. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, mảng xây lắp ghi nhận mức tăng trưởng 88% về doanh thu, đạt 519 tỷ đồng, cao hơn mức 434 tỷ đồng của hoạt động thu phí BOT (cùng kỳ năm 2022 chiếm gần 70% doanh thu). Nhiều ý kiến cũng cho rằng, ngành xây dựng sẽ còn tiến xa hơn nữa khi mà nhiều yếu tố tích cực đang dần xuất hiện. Trong đó, giải ngân đầu tư công đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng năm 2024 với các dự án đầu tư công được tập trung trong giai đoạn 2024 - 2025, gồm 12 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn II, Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I… Các chuyên gia kỳ vọng, khi các nút thắt đầu tư được tháo gỡ như công tác chỉ định thầu đẩy nhanh quá trình giao thầu, khai thác các mỏ đất đá mới được cấp phép…, giải ngân đầu tư công thực tế năm 2024 sẽ đạt 85 - 90% kế hoạch, tăng 38 - 45% so với năm 2023. Dù vậy, SSI Research cũng nhận thấy lợi nhuận của ngành xây dựng đang bị thu hẹp, khi biên lợi nhuận ròng giảm từ mức 4-6% trong giai đoạn 2012-2016 xuống còn khoảng 2% trong các năm trở lại đây. SSI Research cho rằng sự suy giảm này khó có thể đảo ngược do cạnh tranh và tính chất phân mảnh cao. Khả năng sinh lời tổng thể thấp khiến việc đầu tư vào các cổ phiếu xây dựng kém hấp dẫn hơn so với các ngành khác và các phương thức đầu tư khác có rủi ro thấp hơn. Vì vậy mà nhóm cổ phiếu này thường giao dịch ở mức P/B thấp hơn 1, và CTD cũng không ngoại lệ. Riêng về CTD, nhóm phân tích này nhận xét giá cổ phiếu CTD đã phục hồi mạnh trong năm 2023 sau khi giảm mạnh khoảng 70% trong năm 2022 chủ yếu là do khả năng phục hồi lợi nhuận trong năm 2023 và 2024, nhờ tăng trưởng doanh thu cải thiện và hoàn tất việc dự phòng nợ khó đòi sau 2 năm 2021-2022. Theo SSI Research, xu hướng tăng hiện tại của giá cổ phiếu CTD phản ánh một phần kỳ vọng của thị trường về mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm 2024, mặc dù công ty chỉ đang ở quý hai của năm tài chính. “Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 của Conteccons sẽ trở về mức bình thường, khoảng 18% so cùng kỳ. Do đó, SSI Research đánh giá “Trung lập” đối với cổ phiếu CTD”, SSI Research nêu.

Quý 4/2023, thị trường phái sinh giao dịch sôi động, đạt 1.487.574 tài khoản

Tổng khối lượng giao dịch và khối lượng giao dịch bình quân của thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh so với quý 3/2023, lần lượt tăng 23,90% về tổng KLGD và tăng 20,09% về KLGD bình quân.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố báo cáo thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam quý 4/2023. Theo báo cáo của HNX, kinh tế Việt Nam trong quý 4/2023 tiếp tục xu hướng phục hồi từ các động lực tăng trưởng kinh tế như: Chính sách tập trung đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ; vốn FDI đăng ký mới và giải ngân vào Việt Nam gia tăng; thặng dư thương mại cao tạo thuận lợi ổn định đồng nội tệ; sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu phục hồi theo từng quý,… Tuy nhiên, ảnh hưởng từ sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới vẫn đang gây ra nhiều khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, GDP quý 4/2023 ước tăng 6,72% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn quý 4 các năm 2012 ÷ 2013 và 2020 ÷ 2022. GDP năm 2023 ước tăng 5,05% so với năm 2022, tuy chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 ÷ 2023 nhưng có xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý 2 tăng 4,25%, quý 3 tăng 5,47%). Cũng trong quý 4/2023, chỉ số VN30 và VN-Index điều chỉnh giảm mạnh trong tháng đầu của quý và phục hồi mạnh trở lại theo hướng cân bằng trong phần còn lại của quý và của năm 2023. Biên độ dao động giá trong khoảng 1.173,06 điểm (mức cao nhất, ghi nhận trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10/2023 (phiên giao dịch ngày 02/10/2023) ÷ 1.034,04 điểm (mức thấp nhất, ghi nhận trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11/2023) đối với VN30, và 1.161,48 điểm (mức cao nhất, ghi nhận ngày 02/10/2023) ÷ 1.020,01 điểm (mức thấp nhất, ghi nhận ngày 01/11/2023) đối với VN-Index. Nếu tính theo giá đóng cửa, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023 (ngày 29/12/2023), VN30 đóng cửa tại 1.131,46 điểm, giảm 2,97% so với giá đóng cửa phiên giao dịch kết thúc quý 3/2023 (1.166,26 điểm), trong khi đó VN-Index đạt 1.129,93 điểm, giảm 2,10% so với giá đóng cửa phiên giao dịch kết thúc quý 3/2023 (1.154,15 điểm). Khối lượng giao dịch (KLGD) cổ phiếu trong rổ VN30 đạt trung bình hơn 170,5 triệu CP/phiên, giảm mạnh 37,71% so với bình quân quý 3/2023. Trong quý 4/2023, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam giao dịch sôi động trong nửa đầu quý và cân bằng trong nửa cuối quý với biến động giá đồng pha với thị trường chứng khoán cơ sở. Tổng khối lượng giao dịch và khối lượng giao dịch bình quân của thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh so với quý 3/2023, lần lượt tăng 23,90% về tổng KLGD và tăng 20,09% về KLGD bình quân. Tổng KLGD toàn thị trường đạt hơn 16,50 triệu hợp đồng, KLGD bình quân đạt 253.925 hợp đồng/phiên; OI bình quân đạt 54.896 hợp đồng/phiên.

Về HĐTL Chỉ số VN30: Tổng số phiên giao dịch trong quý là 65 phiên với KLGD cao nhất trong quý 4/2023 đạt 429.570 hợp đồng vào ngày 26/10/2023. Về HĐTL TPCP 5 năm: tổng số phiên giao dịch trong quý là 65 phiên; Trong quý 4/2023, tổng KLGD của HĐTL TPCP 5 năm là 600 hợp đồng, OI cuối quý là 0 hợp đồng. Về HĐTL TPCP 10 năm: Tổng số phiên giao dịch trong quý là 65 phiên; Trong quý 4/2023, tổng KLGD của HĐTL TPCP 10 năm là 500 hợp đồng, OI cuối quý là 0 hợp đồng. Về cơ cấu nhà đầu tư thị trường chứng khoán phái sinh: số lượng các tài khoản giao dịch mở trên thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng kể từ thời điểm khai trương thị trường năm 2017 đến năm 2020, tăng trưởng nhanh vào năm 2021. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 11/2021, mức độ tăng trưởng suy giảm mạnh đến giữa quý 2/2022, duy trì mức tăng tương đối thấp, ổn định đến hết quý 3/2023. Quý 4/2023 chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của số lượng tài khoản, đạt 1.487.574 tài khoản tại thời điểm cuối quý 4/2023. Về thị phần môi giới chứng khoán phái sinh: tính đến hết ngày 29/12/2023, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam có 24 công ty chứng khoán thành viên - trong quý 4/2023, top 5 thị phần môi giới trên thị trường chứng khoán phái sinh gồm VPS, HSC, TCBS, VND, SSI.

BIDV - Ngân hàng triển khai giao dịch phát hành trái phiếu ESG ttốt nhất Việt Nam 2023

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Global Banking and Finance Review (GBFR) trao tặng giải thưởng Ngân hàng triển khai giao dịch phát hành trái phiếu ESG tốt nhất Việt Nam 2023 (Best ESG Bond Vietnam 2023).

Giải thưởng ghi nhận tính tiên phong, mức độ tín nhiệm cao về năng lực và uy tín của của BIDV trên thị trường vốn khi triển khai phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu tuân thủ theo nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế - ICMA, đưa BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu xanh theo nguyên tắc quốc tế tại Việt Nam. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của tăng trưởng bền vững, kinh tế xanh đối với tổng thể nền kinh tế Việt Nam, ngay từ khi xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến 2030, BIDV đã xác lập mục tiêu “hướng tới sự phát triển bền vững” là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng, đưa tín dụng xanh, tài trợ xanh trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển. Nhằm gia tăng các nguồn vốn tài trợ cho các dự án xanh, bền vững, BIDV xác định trái phiếu xanh là kênh huy động vốn quan trọng và được BIDV tập trung nguồn lực để triển khai sớm. Đợt phát hành trái phiếu xanh của BIDV được triển khai dựa trên khung trái phiếu xanh với 4 trụ cột về Sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu; Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án; Quản lý nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu; và Chế độ báo cáo sau phát hành. Khung trái phiếu xanh của BIDV đã được Tổ chức Xếp hạng Quốc tế Moody’s đánh giá độc lập và chấm điểm ở mức SQS2 (very good), qua đó xác nhận sự tuân thủ, minh bạch ở cấp độ cao của BIDV khi phát hành và quản lý sau phát hành trái phiếu, đảm bảo nguồn vốn trái phiếu xanh được sử dụng đúng các mục tiêu đã cam kết. Tính đến hết Quý III/2023, BIDV là một trong các ngân hàng có dư nợ tín dụng xanh cao nhất hệ thống với quy mô cho vay đạt gần 71.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ, tăng 11% so với năm 2022. Trong đó, lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo chiếm 86% tổng dư nợ xanh với 1.600 dự án của 1.300 khách hàng, còn lại là các lĩnh vực bảo vệ và khôi phục môi trường, quản lý nước, nông nghiệp xanh, xử lý chất thải… Không chỉ là tổ chức tiên phong triển khai các sản phẩm tài chính mới, hiện đại, BIDV luôn đi đầu trong việc tạo lập và phát triển thị trường trái phiếu trong nước và là tổ chức phát hành trái phiếu dẫn đầu thị trường với tổng quy mô phát hành trong giai đoạn 2018-nay đạt gần 115.000 tỷ đồng. Cùng với giải thưởng nêu trên, BIDV cũng đã được giải thưởng do các các tạp chí quốc tế uy tín như The Asset, FinanceAsia… trao tặng là Tổ chức phát hành và tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất Việt Nam.

VPBANKS MORNING NOTES 16/01/2024 Diễn biến TTCK thế giới • Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa vào thứ Hai (15/1) để nghỉ lễ Martin Luther King Jr. • Quốc hội Mỹ đang thảo luận gia hạn chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đã hết hạn và tăng khấu trừ thuế cho trẻ em (child tax credit). Tổng quy mô đề xuất là 70 tỷ USD. Số tiền này sẽ thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng nhưng có thể làm gia tăng áp lực tăng giá cả. • Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức thường niên tại Davos (Thụy Sỹ) đã khai mạc ngày 15/1. Khảo sát được tiến hành, trước thềm cuộc họp, với sự tham gia của hơn 60 nhà kinh tế trưởng từ các khu vực công và tư toàn cầu cho thấy khoảng 56% số người được hỏi dự đoán điều kiện kinh tế toàn cầu nói chung sẽ yếu đi trong năm 2024 và mức độ phân hóa cao theo từng khu vực. Đa số các nhà kinh tế có chung nhận định rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ ở mức vừa phải hoặc mạnh lên ở một số nền kinh tế phát triển nhất thế giới, như Trung Quốc,Mỹ, các nước Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương, trong khi kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng yếu, thậm chí là rất yếu. • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã công bố các chính sách mới ngày 15/1, theo đó PBoC quyết định giữ nguyên một loại lãi suất quan trọng nhưng vẫn tiếp tục bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính. Động thái này đi ngược với kỳ vọng của thị trường rằng PBoC sẽ giảm chi phí đi vay để hỗ trợ nền kinh tế. Diễn biến TTCK trong nước: Vĩ mô: • Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2024 diễn ra từ ngày 15 - 19/1/2024 với chủ đề: “Tái thiết lòng tin”. Việt Nam là một trong 9 đối tác được WEF đề xuất phối hợp tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc gia với WEF và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong 8 Lãnh đạo các nước có phiên đối thoại riêng với WEF. Điều này thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và đánh giá cao của WEF cũng như các tập đoàn đa quốc gia đối với vai trò, vị thế quốc tế, những thành tựu và tầm nhìn phát triển của Việt Nam.