[BULL TRAP, BEAR TRAP]
Hẳn ai bước chân vào thị trường cũng có vài lần bị mắc chân vào các bẫy tăng/ giảm giá.
1/Bull trap, Bear trap là gì?
- Bull trap (bẫy tăng giá) là tín hiệu đảo chiều tăng giả trong một thị trường đang đi xuống. Tín hiệu này thường xuất hiện tại các ngưỡng kháng cự. Khi giá bắt đầu phá vỡ mức cản này, các NĐT nhanh tay vào lệnh Buy với kỳ vọng giá đảo chiều tăng, tâm lý sợ bỏ lỡ mất cổ. Nhưng ngay sau đó, giá quay đầu và tiếp tục xu hướng giảm, stoploss bị quét sạch.
-
Bear trap (bẫy giảm giá) thì ngược lại, là tín hiệu đảo chiều giảm giả trong thị trường đang có xu hướng tăng. Khi giá bắt đầu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, các trader nghĩ rằng thị trường sẽ đảo chiều giảm và nhanh chóng vào lệnh Sell. Thật không may, giá chỉ vừa giảm xuống một chút đã nhanh chóng quay đầu đi lên, tiếp tục xu hướng tăng ban đầu. Vâng bạn đã quay vào ô mất hàng
.
Bull trap, bear trap còn được xem là các false breakout (phá vỡ giả).
2/Nguyên nhân
2.1.Bull Trap được tạo ra bởi rất nhiều nguyên nhân và việc bạn hiểu rõ bull trap là gì và động cơ của nó sẽ giúp giảm nguy cơ dính Bull Trap, hạn chế tỷ lệ rủi ro trong giao dịch. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra Bull Trap chính đó là:
- Thứ nhất do Cá mập’ thao túng: Đây là lý do tạo ra Bull Trap phổ biến nhất, họ liên tục đặt lệnh MUA nhằm tạo ra tín hiệu tăng giá giả. Những NĐT mới, chưa có nhiều kinh nghiệm khi thấy giá tăng lên, sẽ bắt đầu lao vào mua theo. Rồi khi lượng tiền vào đủ lớn cũng là lúc cá mật đi săn mồi.
- Hiệu ứng tăng giá: Khi số người đầu tư đặt lệnh mua cùng một thời điểm, sẽ tạo ra hiệu ứng tăng giá tạm thời. Khi lượng mua bị chững lại, giá sẽ tiếp tục quay lại đà giảm.
- Ảnh hưởng bởi các sự kiện bất ngờ: Trường hợp trên thị trường xảy ra những sự kiện bất ngờ, không thể dự đoán được, các nhà đầu tư thường có xu hướng mua vào ồ ạt, tạo ra tình trạng tăng giá tạm thời
*2.2. Bear trap *cũng tương tự như thế:
- Nguyên nhân chính cũng từ “tay to”: Với lợi thế về quy mô vốn, họ liên tục đặt các lệnh mua bán tạo cung cầu ảo nhằm dìm giá cổ phiếu xuống thấp. Đôi khi lại kết hợp các tin tức tiêu cực về cổ phiếu nhằm mục đích làm cho NĐT hoảng loạn. Và sau đó giá giảm xuống, họ sẽ đặt lệnh mua gom cổ phiếu với giá vốn rất thấp. Khi nhà đầu tư nhỏ lẻ không còn cổ phiếu để bán ra nữa thì Đội lái sẽ thực hiện kéo giá cổ phiếu trở lại xu hướng tăng như ban đầu, khiến nhà đầu tư luyến tiếc và muốn mua đuổi lại cổ phiếu ở mức giá cao hơn.
- Khi có một lượng lớn nhà đầu tư cảm thấy thị trường đi lên quá nhiều và muốn chốt lời tạo ra hiệu ứng điều chỉnh giá tạm thời. Cụ thể là trước các dịp nghỉ lễ tết, nhà đầu tư thường chủ động bán cổ phiếu để giữ tiền mặt, đồng thời hạ tỷ trọng nợ margin, vì các khoản nợ margin vẫn bị tính lãi trong cả những ngày nghỉ lễ.