Tam nan kinh tế - Ai hiểu giàu to

, ,

Bộ ba bất khả thi - còn gọi là tam nan kinh tế.

Việt Nam vẫn ưu tiên tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, việc bán ngoại hối có thể gồng được bao lâu? Khi đến ngưỡng không an toàn, bước tiếp theo sẽ là gì?

4 Likes
2 Likes
2 Likes

Toang rồi

2 Likes

Bán sạch rồi

2 Likes

2 Likes

Vẫn ưu tiên tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ độc lập. Chính sách bơm hút điều chỉnh được còn tỷ giá phải giữ. Kiểu gì cũng giữ được.

Giữ được trong thời gian nhất định, nhưng giữ được đến bao lâu mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế? Trong khi lạm phát khả năng cao sẽ kéo dài

2 Likes

Ai nói đảm bảo tăng trưởng đâu? Nói vậy thôi chứ để trượt giá mà chết à

Cái quan trọng nhất của VN vẫn là tăng trưởng cụ à, nhưng lãnh đạo nói rồi “không đơn thuần’, phải hài hoà các yếu tố, nhưng cuối cùng vẫn là tăng trưởng

2 Likes

2 Likes

VN có làm được kinh tế gì đâu. Tiền đến chủ yếu từ FDI với kiều hối. Mà muốn tiền từ đó thì tỷ giá hối đoái phải ổn. Yên tâm sẽ làm mọi cách để cân bằng tỷ giá.

2022 tăng trưởng mạnh càng làm tăng áp lực tăng trưởng cho 2023. Nhưng cứ tăng lãi suất, bán đô hút tiền đồng về chống lạm phát thì tăng xông, tăng huyết áp, chứ sao tăng trưởng được???

4 Likes

Đã gọi là chính sách tỷ giá hối đoái cố định rồi, tức là bằng mọi giá phải làm nó cố định. Để cho cạn dự trữ tức là thất bại kinh tế, sập luôn chứ ở đó gì nữa mà đòi tăng trưởng.

Bao giờ cũng ưu tiên tỷ giá hối đoái cố định rồi mới đến tăng trưởng. Suy thoái cứ 5-10 năm 1 lần chẳng sao cả. Chứ còn cạn dự trữ gây khủng hoảng thì có 50 năm sau cũng không gượng được.

Yên tâm bằng mọi giá sẽ giữ tỷ giá.

2 Likes

Ko có chuyện cạn ngoại hối, lại ko có chuyện tăng trưởng quá thấp. Còn lại sẽ tăng lãi suất? Tăng được đến bao giờ? Tăng ls 1 thì tăng đầu tư công 2 3 để bù lại

2 Likes

Mấy bài báo này không thể hiện được gì cả đâu.

Nhật, Ấn, Argentina đều theo chính sách tỷ giá thả nổi. Việc tiền nó mất giá tự nó có cách khắc phục.

Còn các nước theo chính sách tỷ giá cố định thì chắc chắn không được để tiền mất giá, bằng mọi cách.

Nhiều kiểu chính sách giữ tỷ giá lắm. Đừng có áp nước khác vào VN.

Việt Nam bỏ cái việc cố định tỷ giá từ lâu rồi ông ơi. Hiện tại Việt Nam cần cố định tỷ giá hơn nhưng vẫn đang theo kiểu chọn chính sách tiền tệ độc lập và tăng trưởng. Vậy nên vẫn xả USD để cứu VND khỏi rớt giá vì nghĩ ngoại hối đủ khỏe thôi. Nếu chọn cố định tỷ giá và tăng trưởng kinh tế thì chẳng bao giờ có chuyện phải xả usd để kìm VND rớt giá cả

Nó là neo giá trong biên độ hẹp, vẫn là giữ gìn tỷ giá

Chọn tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập. Làm gì có gì tăng trưởng mãi mà không suy thoái. Muốn tăng trưởng sao cũng được nhưng không được để cạn dự trữ.

Nếu là neo giá thì chỉ có 1 giá duy nhất thôi. Nói thẳng, nếu chọn cố định tỷ giá và tăng trưởng kinh tế thì không bao giờ có chuyện VN bán 20% ngoại hối sau 9 tháng cả