🌎 [Tầm nhìn vĩ mô thế giới]

:earth_americas: [Tầm nhìn vĩ mô thế giới]
• CPI của tháng 4 của Mỹ tăng 4.9% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 5% so với kỳ vọng của giới đầu tư, đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
• CPI lõi đã loại trừ đi giá thực phẩm và năng lượng tăng 5.5% so với cùng kỳ và tăng 0.4% so với tháng trước, đây là mức tăng đúng với kỳ vọng của giới đầu tư.
• Chúng ta có thể thấy lạm phát Mỹ đang giảm nhưng tốc độ giảm là rất chậm. Nguyên nhân chính khiến lạm phát khó đi xuống đó là giá thực phẩm và giá thuê nhà vẫn được neo ở mức cao, trong khi đó giá năng lượng đã giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
• Điểm nhất đáng chú ý nhất là giá thuê nhà (chiếm 34% trong trọng số tính CPI) đã tăng trưởng chậm lại hẳn nếu tính theo tháng liền trước. CPI tính theo giá thuê nhà đã đạt đỉnh vào tháng 2/2023 và đi xuống dần, nguyên nhân là giá cho thuê (theo hợp đồng 9 tháng tới) đang giảm rất nhanh. Đây là chỉ báo sớm cho lạm phát sẽ đi xuống nhanh hơn trong những tháng sắp tới.
• Thị trường chứng khoán Mỹ gần không phản ứng nhiều khi dự dữ liệu lạm phát của tháng 4 được công bố vì gần như những chỉ số này đã phản ánh đúng với kỳ vọng của giới đầu tư.
image
image
Theo dõi fanpage Tầm Nhìn Chứng Khoán để cập nhật thêm nhiều thông tin
#thi-truong-chung-khoan #kien-thuc-dau-tu #CPI

7 Likes

chi phí lưu trú chiếm 34% có vẻ đang đi xuống rất nhanh nhỉ

1 Likes

lạm phát giảm vậy đủ để FED đảo ngược chính sách chưa ad?

1 Likes

Có vẻ đỉnh lãi suất và đáy chứng khoán đang xảy ra!

2 Likes

thấy bảo FED sắp giảm lãi suất, tin đươc không ad?

1 Likes

Hay quá

1 Likes

mình nghĩ là không tăng nữa chứ trong năm nay thì chưa

mình nghĩ là không tăng nữa chứ giảm lãi suất trong năm nay thì chưa

yeah mình cũng nghĩ là họ sẽ giữ nguyên mức lãi suất này tới cuối năm, trức khi kinh tế suy yếu hẳn rồi mới đảo ngược chính sách


Giá thực ăn tại này đang giảm khá nhanh

Tuyệt

cảm ơn bạn đã ủng hộ


Múc nhỉ

2023- Một năm không tốt của nền kinh tế nhưng lại tốt cho thị trường chứng khoán.
• Cùng nhìn lại tương quan giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2022. Chúng ta có thể quan sát được rằng 5 trên 7 lần thị trường chứng khoán tăng trưởng từ 15% trở lên thì tăng trưởng GDP dưới mức 6%, chiếm tỷ lệ hơn 70%.
• Những năm GDP tăng trưởng kỷ lục như năm 2018 GDP tăng trưởng 7.08%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây thì thị trường chứng khoán lại giảm 9%. Gần nhất là năm 2022 khi GDP tăng trưởng 8.02%, cao nhất trong 12 năm trở lại đây thì thị trường chứng khoán lại suy giảm hơn 30%.
• Trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế như: 2008-2009 bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giai đoạn 2011-2012 chứng kiến cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng trong nước và khủng hoảng nợ công của châu Âu. Giai đoạn 2020-2021 chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Gần nhất là nửa cuối năm 2022 chứng kiến sự đi xuống của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nuớc. Luôn có sự hỗ trợ kịp thời từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước.
• Khi nền kinh tế suy giảm bởi những tác nhân khác nhau thì chính phủ và ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để hỗ trợ giúp kinh tế tăng trưởng trở lại. Thông thường là sử dụng chính sách tài khóa (giảm thuế, tăng đầu tư công) và chính sách tiền tệ (hạ lãi suất) để vực dậy nền kinh tế.
• Như chúng ta thấy tăng trưởng GDP quý I/2023 chỉ đạt 3.32%, gần như là thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Chính vì thế mục tiêu tăng trưởng GDP 6.5% do chính phủ đặt ra trong năm nay rất khó để hoàn thành. Do nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng nên chính phủ, ngân hàng nhà nuớc đã thực hiện nhiều biện pháp như: thúc đẩy đầu tư công, gỡ vướng cho thị trường bất động sản, giảm lãi suất điều hành 2 lần và tới đây là giảm thuế VAT 2% nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế vượt qua giai đoạn sóng gió này.
• Gần như trong năm 2023 chúng ta sẽ chứng kiến GDP tăng trưởng dưới mức 6%. Tuy nhiên như những thống kê trên chúng ta có quyền kỳ vọng đây là một năm không tốt cho nền kinh tế nhưng lại tốt cho thị trường chứng khoán. Vì với những chính sách đã, đang và sẽ thực hiện có thể giúp cho kinh tế trong nuớc sớm hồi phục trở lại, nhưng cần có thời gian để những chính sách này ngấm vào nền kinh tế thực. Kỳ vọng vào quý II/2023 khi các chính sách hỗ trợ được đồng bộ triển khai thì kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng và thị trường chứng khoán cũng bước vào một chu kỳ tăng mới.
image
image

:earth_americas:[TẦM NHÌN VĨ MÔ THẾ GIỚI]
:shamrock:Theo khảo sát từ 64 định chế tài chính lớn của Mỹ về khả năng xảy ra suy thoái 12 tháng tới thì tỷ lệ dự báo xảy ra suy thoái trung bình là 65%. Với môi trường lạm phát và lãi suất cao cũng dễ hiểu khi nhiều bên tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế Mỹ. Cuộc khủng hoảng thanh khoản ngân hàng vừa qua ở Mỹ dường như là ảnh hưởng đầu tiên khi lãi suất tăng quá nhanh.
:shamrock:Theo mô hình dự báo suy thoái trong 12 tháng tới của FED chi nhánh Newyork thì xác suất xảy ra tính tới ngày 4/5/2023 là 68%. Mô hình này dự báo tương đối chính xác những thời điểm trước trong quá khứ, khi xác suất trên 40% thì gần như 1 năm sau suy thoái sẽ xảy ra.
:shamrock:Những dự báo cũng chỉ mang tính chất tham khảo vì gần như không một ai hoặc tổ chức nào có thể dự báo được chính xác thời điểm suy thoái xảy ra. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng các định chế tài chính lớn đang có cái nhìn không lạc quan về triển vọng nền kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới. Nhưng như một quy luật bất biến khi kinh tế chạm đáy thì điểm xoay chiều về chính sách tiền tệ cũng sẽ diễn ra và hơn hết thị trường chứng khoán sẽ là nơi được hưởng lợi đầu tiên.

Theo dõi Tầm Nhìn Chứng Khoán để cập nhật thêm thông tin mới

image
image
#thi-truong-chung-khoan

Update sự luân chuyển dòng tiền của các qũy phòng hộ tại Mỹ.
:shamrock:So với qúy trước các qũy phòng hộ đã gia tăng tỷ trọng nhóm cổ phiếu công nghệ nhiều nhất trong danh mục. Trong khi đó nhóm cổ phiếu về tài chính bị giảm tỷ trọng mạnh nhất, có thể là xuất phát từ lo ngại về cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng Mỹ trong tháng 3 vừa qua.
:shamrock:Nhóm cổ phiếu về năng lượng cũng bị giảm tỷ trọng khá nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì sau 1 năm được huởng lợi khi giá dầu tăng mạnh thì các doanh nghiệp nhóm năng lượng có mức tăng truởng lợi nhuận rất tốt. Khi nền so sánh về tăng trưởng cao và yếu tố đột biến về giá dầu không còn nên nhóm này khó duy trì tăng trưởng trong năm nay.
:shamrock:Các nhóm cổ phiếu mang tính chất phòng thủ như y tế, sức khoẻ, tiện ích cũng bị hạ tỷ trọng cho thấy các qũy này đã giảm tỷ lệ phòng thủ trong danh mục.
:shamrock:Chính vì được các qũy phòng hộ mua vào mạnh nên các cổ phiếu nhóm công nghệ tăng rất tốt, chỉ số Nasdaq đã vượt đỉnh 9 tháng.
Theo dõi Tầm Nhìn Chứng Khoán để cập nhật thêm nhiều thông tin mới

image
image

1 Likes

Hay quá admin

1 Likes

Admin cập nhật tin vĩ mô liên tục

1 Likes

:heart_eyes: :heart_eyes: :heart_eyes:

1 Likes

:earth_americas:[TẦM NHÌN VĨ MÔ THẾ GIỚI]
:shamrock:Vào ngày 3/5/2023 FED đã tăng lãi suất thêm 0.25% đưa lãi suất lên mức cao nhất trước khi khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra. Giới đâu tư và các chỉ số vĩ mô gần đây của kinh tế Mỹ cho thấy rằng đây sẽ là lần tăng lãi suất cuối cùng của FED.
:shamrock:Cùng điểm lại các chu kỳ trước từ năm 1970 tới nay thì tỷ suất sinh lợi của chỉ số S&P500 sẽ như thế nào sau lần tăng lãi suất cuối cùng của FED. Vì giai đoạn 1971-1983 là thời điểm biến động rất mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ khi xảy ra hiện tượng đình lạm nên chúng ta sẽ chia thành 2 phần tính là từ năm 1970 đến nay và năm 1984 đến nay.
:shamrock:Có thể thấy rằng từ khi FED tăng lãi suất lần cuối thì tới tháng thứ 6 thị trường chứng khoán bắt đầu tăng tốc mạnh. Vì lúc này chính sách tiền tệ mới thực sự ngấm vào nền kinh tế. Trong giai đoạn bình thường từ năm 1984 tới nay thì chỉ số S&P500 sẽ tăng lần lượt 12.1%, 13.1% và 15.8% tương ứng với khoảng thời gian sau khi FED tăng lãi suất lần cuối cùng 6, 9 và 12 tháng.
:zap:Dựa trên dữ liệu quá khứ trên chúng ta có thể kỳ vọng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ bật tăng mạnh mẽ từ tháng 11 năm nay.

Theo dõi Tầm Nhìn Chứng Khoán để cập nhật thêm nhiều thông tin
image
image

1 Likes