Khác với những năm trước, khi thị trường nội địa còn manh mún, quy mô thương mại điện tử còn nhỏ, những đơn vị vận hành trong nước dựa trên yếu tố cạnh tranh lẫn nhau và đóng góp hạn chế trong tăng trưởng chung của toàn ngành. Thì ở thời cuộc hiện tại, thị trường bán lẻ nội địa là mảnh đất “màu mỡ” cho các nhà bán lẻ. Thực tế trong giai đoạn gần đây, chúng ta có thể cảm nhận được sức nóng, sự sôi động của thị trường Bán lẻ ở các phân khúc hiện đại: thương mại điện tử gia tăng và bắt đầu có sự phân lọc, livestream bán hàng tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp đầu ngành có bước chuẩn bị tốt, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, thoái vốn ở các mảng kinh doanh không hiệu quả và dồn lực phát triển mảng kinh doanh chủ lực.
-
Nhìn vào thực tế thị trường tiêu dùng hiện nay, trung bình cứ 100.000 dân thì cần có 1 đại siêu thị & 1 trung tâm thương mại, cứ 10.000 dân cần 1 siêu thị cỡ trung bình và cứ 1000 dân cần 1 - 3 cửa hàng tiện lợi. Đây là những yếu tố tiềm năng và là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phân phối có thể mở rộng thị phần và có rất nhiều dư địa để phát triển.
-
Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao, song tỷ lệ tiêu dùng so với GDP Việt Nam là trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực. Tầng lớp trung lưu đang tăng lên rất nhanh. Năm 2000 chưa đầy 10% dân số Việt Nam nằm trong tầng lớp này, nhưng đến nay con số này đã tăng lên 40%. Trong thập kỷ tiếp theo, tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam có thể được bổ sung thêm 36 triệu người, theo định nghĩa là những người tiêu dùng tối thiểu 11 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua (PPP). Ðây là một sự thay đổi lớn.
-
Về câu chuyện đô thị hóa của Việt Nam, chủ đề thường sẽ xoay quanh các thành phố đông dân như Hà Nội và TP.HCM, mỗi thành phố này hiện có hơn 10 triệu dân và tập trung phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của McKinsey thấy rằng trong thập kỷ tới, các nguồn tiêu thụ đô thị nhiều khả năng sẽ lan rộng sang các thành phố nhỏ hơn, bao gồm Cần Thơ, Ðà Nẵng và Hải Phòng, nơi tầng lớp trung lưu đang trên đà gia tăng.
-
Lực đẩy từ các chính sách kích thích nền kinh tế của Chính phủ, trong đó các doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng được hưởng lợi như: giảm lãi suất, giảm thuế VAT, tăng lương cơ sở kích cầu tiêu dùng,…
-
Có thể thấy triển vọng ngành Bán lẻ gần như đồng pha với sự phục hồi nền kinh tế. Trong bối cảnh vĩ mô 7 tháng đầu năm, nền kinh tế nước ta có nhiều điểm sáng như: CPI tăng 4,36% svck, IIP tăng 8,5%, xuất siêu hơn 14 tỷ USD, đầu tư FDI tăng 10,9%… Cho thấy vận động của nền kinh tế vẫn đang hồi phục tốt theo đúng chu kỳ.
=> Và nhìn nhận ở nhóm Bán Lẻ đang có sự chuyển động lợi nhuận ngành tốt dần lên. KQKD các doanh nghiệp đầu ngành đều đã ghi nhận phục hồi so với mức nền thấp cùng kỳ. Mình có thể nhìn thực tế rõ ràng qua cấu trúc doanh thu - lợi nhuận của chuỗi Winmart - MSN, chuỗi Long Châu - FRT và chuỗi Bách Hoá Xanh - MWG đều giữ được đà tăng trưởng tích cực, thể hiện rõ trạng thái sức tiêu dùng trong nước.