Tản mạn ngành thép

, , ,

Có thể bạn chưa biết, tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã từng dự định đầu tư 10 tỷ đô vào dự án thép Cà Ná với tham vọng làm chủ nguồn nguyên liệu đầu vào là HRC để sản xuất tôn mạ. Nhưng trái đắng là họ vẫn chưa đủ tiềm lực công nghệ và công nghệ để triển khai quy trình này. “Chân đã mỏi, vai đã mòn” - tại AGM 2022, chủ tịch HSG là Mr. Vũ có phát biểu: “Sẽ bán hết tài sản không cần thiết, không sản xuất và tập trung vào phân phối”.

Chúng ta khi nhìn vào chuỗi giá trị của ngành thép đều thấy, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hoà Phát là công ty duy nhất nắm trong tay công nghệ để thực hiện từ Ironmaking (luyện gang) đến Main Products (gia công sau cáng). Một trong số những sản phẩm chính (Main Products) của HPG là thép HRC (Hot rolled coill). Đây là nguyên liệu đầu vào để sản xuất tôn mạ, ống thép (welded/seamless pipe) của những doanh nghiệp như NKG, HSG, GDA, …

Tuy nhiên, thị trường thép HRC tại Việt Nam đang gặp phải một vấn đề lớn khi nguồn sản xuất thép trong nước không đủ cung cấp, vì thế doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn thép cán nóng từ nước ngoài. Như vậy, nhập khẩu là việc tất yếu!.

Hiện nay, chỉ có 2 doanh nghiệp duy nhất nắm trong tay công nghệ để sản xuất HRC tại thị trường Việt là Hoà Phát (HPG) và Formosa. Họ có thể xem là những “Monopolist” về HRC.

Cung nội địa không đủ thì buộc doanh nghiệp tôn mạ như HSG, NKG, … phải nhập khẩu từ nước ngoài với hơn 70% là từ anh bạn Trung Quốc.

Nếu việc áp thuế chống bán phá giá được thông qua, hưởng lợi nhiều nhất sẽ là HPG và Formosa vì họ đang ở vị thế “độc tôn” về sản xuất HRC tại thị trường nội địa. Nhưng có lẽ, điều này là không dễ và cần thời gian, vì có đến 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép phản đối với áp thuế chống bán phá giá này!

Vậy tại sao 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép nội phản đối việc áp thuế chống bán phá giá?

• Tôn mạ, ống thép – đây đều là những sản phẩm cốt lõi của các doanh nghiệp như HSG, NKG, … Chúng được sản xuất từ thép cuộn cán nóng, hay còn gọi là thép HRC. Tuy nhiên, tất cả 12 doanh nghiệp trên đều không nắm trong tay công nghệ sản xuất HRC mà phải mua từ thị trường nội địa và/hoặc nhập khẩu.

• Việc phải mua lại nguyên liệu từ chính các công ty đối thủ là HPG khiến biên lợi nhuận gộp của HSG, NKG, … thấp hơn HPG.

• 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép cho rằng, quyết định áp thuế chống bán phá giá HRC được thực hiện sẽ làm tăng vị thế thống lĩnh thị trường, để tăng giá bán nội địa, dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận cho Hòa Phát và các công ty con của Hòa Phát, không phải để bảo vệ cho ngành sản xuất thép cán nóng nội địa.

• Khi đó, các doanh nghiệp khác trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi chi phí nguyên vật liệu cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận gộp và người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội với giá cao.

Hồi tháng 4, chủ tịch Hoà Phát - Mr. Trần Đình Long cũng đã nêu ra quan điểm của tập đoàn khi đứng trên góc độ của người khởi xướng: “Chúng ta nên có quan điểm ủng hộ ngành sản xuất trong nước, không thể chấp nhận hàng hoá nước ngoài nhiều hơn sản xuất trong nước. Không một nước nào chấp nhận lượng thép nhập khẩu nhiều hơn nội địa. 30 năm trước chúng ta chưa có tên trên bản đồ thép thế giới nhưng hiện tại đã lớn nhất Đông Nam Á. Do đó, cần có nhìn nhận ủng hộ thép trong nước.” Ông cũng nói thêm: “Việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu không có nghĩa là giá nguyên liệu sẽ tăng, chưa biết chừng, giá sẽ ổn định hơn”.

Nhìn nhận một cách khách quan thì việc điều tra chống bán phá giá là hợp lý nhưng để xem xét ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp tôn mạ thì cần quá trình nghiên cứu và đánh giá kỹ càng. Vì ngành thép nội địa không chỉ có mỗi Hoà Phát.

Câu chuyện về nguồn cung HRC hay áp thuế CBPG hoạ may kể từ năm 2025 mới rõ ràng. Đây cũng chính là thời điểm dự án Dung Quất 2 của Hoà Phát đi vào vận hành. Khi đó, ắt hẳn sẽ có nhiều điều thú vị đối với nhóm cổ phiếu ngành thép ha.

7 Likes

Xin một chút view về kỹ thuật và điểm vào ngành thép đi bác

sao NKG, HSG tăng mạnh vậy rồi mà HPG chưa tăng