Tăng lãi suất: Chất xúc tác cho sự phục hồi của VN-Index?

Sau đà tăng trưởng tích cực của TTCK trong quý 01.2024 nhờ sự phục hồi khá tốt của nền kinh tế trong các lĩnh vực quan trọng như: sản xuất công nghiệp, bán lẻ, xuất - nhập khẩu. TTCK trong quý 02.2024 lại đang chững lại và phân hóa mạnh mẽ khi đối mặt với những rủi ro không chắc chắn khi sự tăng trưởng bị nghi ngờ vì những lo ngại về tăng trưởng tín dụng thấp và rủi ro tiềm ẩn về tỷ giá. Liệu sẽ có 1 đợt tăng lãi suất hay không và việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng ra sao?

Tại sao cần phải tăng lãi suất ?

Kinh tế phục hồi tuy nhiên vẫn đi kèm với các biến số bất lợi như tăng trưởng tín dụng thấp và áp lực tỷ giá USD ảnh hưởng đà hồi phục lên tục, những biến số này nếu không được giải quyết thì sẽ gây trở ngại đến tiến độ thực hiện các mục tiêu quan trọng như tăng trưởng GDP 6% & tăng trưởng tín dụng 14% đến hết năm 2024. Việc tăng lãi suất là cần thiết vì hai lý sau:

  • Đầu tiên việc tăng lãi suất sẽ giúp kìm hãm áp lực của tỷ giá USD. Sau giai đoạn nỗ lực kìm hãm tỷ giá thông qua việc bán USD và bơm hút thanh khoản của NHNN trong tháng 4-5 vừa rồi. Mới đây, các số liệu dự báo cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn còn đang khỏe mạnh, điều này khiến cho giới đầu tư quan ngại việc FED sẽ trì hoãn việc nới lỏng tiền tệ.

Tỷ giá USD tăng trở lại khi sức khỏe nền kinh tế Mỹ vẫn còn tốt. (Nguồn: Bloomberg, SBV, SSI tổng hợp)

  • Lý do thứ hai cần thiết để tăng lãi suất là góp phần ổn định lạm phát ngắn hạn. Trong những tháng đầu năm, mức độ hấp thụ tín dụng của ngành bất động sản và tiêu dùng còn yếu dẫn đến nguy cơ dư thừa cung tiền trong hệ thống khi NHNN tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối 2024. Việc dư thừa này kết hợp với sự tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thịt lợn, gạo sẽ góp phần làm gia tăng tỷ lệ lạm phát trong ngắn hạn.

Nâng lãi suất sẽ giúp ổn định mục tiêu lạm phát.

Xu hướng chung hiện tại trên toàn cầu là hướng đến nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, khi các rủi ro trong ngắn hạn vẫn chưa được giải quyết. Vẫn có cách giải quyết đó là “tạm thời” nâng lãi suất để ổn định các biến số vĩ mô trong ngắn hạn trước khi hướng đến chu kỳ nới lỏng tiền tệ giai đoạn dài phía trước. Đó là một trong những tính chất kháng chu kỳ “counter-cycle” của chính sách tiền tệ. Để nền kinh tế phục hồi một cách ổn định với chất lượng tăng trưởng cao hơn, điều chỉnh nâng lãi suất hiện nay là thực sự cần thiết.

Tác dụng quan trọng của việc nâng lãi suất trong hỗ trợ nền kinh tế:

  • NHNN có thể thúc đẩy NHTM tăng cường tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2024 khi đã bình ổn được các biến số vĩ mô tỷ giá và lạm phát. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 là 14% và tăng trưởng GDP đạt 6%.

Tăng trưởng tín dụng chậm lại vì phải xử lý chuyện tỷ giá. (Nguồn: Bloomberg, SBV, SSI tổng hợp)

  • Tác dụng tiếp theo của việc tăng lãi suất sẽ là giúp giảm thiểu áp lực về dự trữ USD khi giảm bán USD để cân bằng tỷ giá. Lượng dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ giúp NHNN có nhiều dư địa và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là việc điều hành linh hoạt hơn, từ đó gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như đại bộ phận dân chúng trong nước. Đây chất xúc tác quan trọng cho sự phục hồi vững chắc hơn của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2024 và giúp VN-Index tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

  • Tác dụng thứ ba đó là góp phần khắc phục tình trạng dư cung tín dụng khi việc tăng trưởng tín dụng cao nhưng nền kinh tế hấp thụ chậm gây dư thừa. Lãi suất cao hơn cũng góp phần ngăn chặn sự tăng giá quá mức của bất động sản và các tài sản khác, từ đó ngăn ngừa bong bóng tài sản và bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc đầu tư vào các tài sản được định giá quá cao.

Ở góc độ thị trường chứng khoán, VNINDEX đang đối mặt với những hoài nghi nhất định vào kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế trước những biến số ngắn hạn. Việc tăng lãi suất có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến tâm lý nhà đầu tư và khả năng sẽ có những nhịp điều chỉnh nhất định để chờ đợi sự ổn định của các biến số vĩ mô và niềm tin của nhà đầu tư.

=> Chung quy lại, thực chất việc nâng lãi suất sẽ là cần thiết và tốt cho nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng ít nhất trong vòng 02 năm tới. Đây thực chất là chất xúc tác quan trọng cho Vnindex trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh vào 2025-2026. Tuy nhiên nếu không đánh giá đầy đủ các khía cạnh thì có thể hiểu nhầm đó là tiêu cực trong khi dư địa tăng trưởng của KT Việt Nam vẫn còn rất lớn, đây cũng là động lực để VN-Index bước vào chu kỳ sóng mới nhưng chưa phải bây giờ. Sau cơn mưa thì trời sẽ sáng!

Hi vọng bài viết đóng góp thêm một góc nhìn cho anh em về việc tăng lãi suất nếu điều này xảy ra. Cám ơn bạn đã đọc…

12 Likes

https://nguoiquansat.vn/nhnn-tang-lai-suat-tin-phieu-hut-thanh-khoan-manh-phien-25-6-139805.html

hay !!

1 Likes

bác tổng hợp data và nhận định hay quá.+1 vote

1 Likes

tháng sau quay lại pic này để kiếm chứng nhé cao thủ @MinhHuy_Invest

2 Likes

Cám ơn bác

like bác này, nhiều bài chi tiết . thấy tiktok của F247 cũng có bài của bác này phải không nhỉ??

2 Likes

Phân tích về việc tăng lãi suất và tác động đến kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại sao cần tăng lãi suất?

  1. Ổn định tỷ giá USD/VND:
  • Khi cước vận tải logistics biển tăng, nhu cầu ngoại tệ cũng tăng theo, tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND. Nếu không kiểm soát tốt, tỷ giá tăng có thể làm suy giảm giá trị đồng VND, ảnh hưởng tiêu cực đến nhập khẩu và nợ nước ngoài. Tăng lãi suất sẽ giúp giữ ổn định tỷ giá bằng cách làm tăng sức hấp dẫn của VND, hạn chế việc bán tháo VND.
  1. Kiểm soát lạm phát:
  • Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm và hấp thụ tín dụng yếu, việc duy trì cung tiền ở mức cao có thể dẫn đến lạm phát. Tăng lãi suất sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông, giúp kiểm soát lạm phát và ngăn chặn các rủi ro bong bóng tài sản.

Tác động của việc tăng lãi suất

  1. Tăng trưởng tín dụng và GDP:
  • Tăng lãi suất có thể làm giảm nhu cầu vay vốn, nhưng trong ngắn hạn, nó sẽ giúp ổn định các biến số vĩ mô. Khi lạm phát và tỷ giá được kiểm soát, NHNN sẽ có cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trở lại, nhằm đạt mục tiêu 14% trong năm 2024 và GDP tăng 6%.
  1. Dự trữ ngoại hối:
  • Giảm áp lực dự trữ ngoại hối khi NHNN không phải bán USD nhiều để ổn định tỷ giá. Dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ tạo nền tảng vững chắc cho chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
  1. Ngăn chặn bong bóng tài sản:
  • Lãi suất cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư vào bất động sản và các tài sản khác, giúp ngăn chặn sự hình thành bong bóng tài sản và bảo vệ người tiêu dùng khỏi rủi ro từ việc đầu tư vào các tài sản định giá quá cao.

Tác động đến thị trường chứng khoán

  1. Tâm lý nhà đầu tư:
  • Việc tăng lãi suất có thể làm giảm tâm lý tích cực ngắn hạn, khiến nhà đầu tư chờ đợi sự ổn định của các biến số vĩ mô. Thị trường có thể trải qua những nhịp điều chỉnh nhất định trước khi phục hồi.
  1. Chu kỳ tăng trưởng dài hạn:
  • Dù tăng lãi suất có thể gây ra những biến động ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, nó sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán. VN-Index có thể bước vào chu kỳ tăng trưởng mới trong giai đoạn 2025-2026 khi nền kinh tế ổn định và các yếu tố vĩ mô được kiểm soát tốt.

Kết luận

Việc tăng lãi suất hiện nay là cần thiết để ổn định các biến số vĩ mô, kiểm soát lạm phát và ngăn chặn rủi ro bong bóng tài sản. Dù có thể gây ra những biến động ngắn hạn cho thị trường chứng khoán, nhưng đây là bước đi quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Nhà đầu tư cần có cái nhìn toàn diện và không nên hiểu nhầm việc tăng lãi suất là tiêu cực, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

3 Likes

Cám ơn bác chia sẻ, vậy là cũng có người cùng view :joy:

cảm ơn anh đã phân tích chi tiết ạ

1 Likes