Chí báo đường trung bình:
Chỉ báo được chia làm 3 loại: SMA, EMA và WMA.
Mọi người gg để tìm hiểu thêm về SMA và WMA. Ở đây mình hướng dẫn mọi người cách sử dụng EMA theo kinh nghiệm cá nhân, tránh làm mất thời gian nêu lại các lý thuyết đã có cũng như lặp lại khá nhiều trên diễn đàn và gg.
Công thức: GG
Ưu điểm: Vì công thức cấu thành của EMA có hệ số mượt nên EMA nhạy hơn với các chuyển động giá hơn là SMA.
Nhược điểm: phải dùng nhiều đường để nhìn theo tổng thể 1 cách khách quan hơn nên đâm ra sẽ rối nếu bạn thêm >3 đường EMA trên chart.
Ý nghĩa của đường trung bình: Khi giá cắt lên đường EMA n (n:ngày) chứng tỏ giá hiện tại đã nằm trên giá trung bình của n (ngày) trước đó.
Với 1 số đường ema trùng với chu kì 1 tháng giao dịch (ema20), chu kì 2 tháng giao dịch (ema50), chu kì 3 tháng giao dịch (ema100) khi giá hiện tại vừa cắt và nằm trên/ hoặc dưới thì rất có thể xu hướng sẽ đảo chiều và sác xuất cắt trên/dưới đường ema200 trên khund Daily - chỉ báo thể hiện xu hướng dài hạn của thị trường.
Nhiêu đó ý nghĩa thôi, nhưng với vài đường trung bình và lý thuyết Dow chúng ta có thể chinh chiến trên thị trường khá tốt rồi.
Bây giờ chuyển sang phần thực hành nhé.
Thực hành:
Mình thường sử dụng 3 đường EMA là ema50, ema100, ema200 trong chứng khoán để tiện cho việc giao dịch. Các bạn set theo hình như mình nha:
Hầu như các chỉ báo này là mình đều sử dụng theo mặc định của đồ thị, không có gì thêm để đỡ rắc rối
Trước khi đi vào phân tích và nhìn nhận, mình muốn lưu ý với các bạn trader trước khi giao dịch 1 điều:
" Đọc chart của bất cứ loại sản phẩm nào, các bạn phải đọc từ TRÁI QUA PHẢI."
Mình nhắc lại " NHÌN TỪ TRÁI QUA PHẢI" theo dòng thời gian, không được nhìn vào 1 điểm ở giữa. Điều này là cực kỳ quan trọng trong việc đọc đồ thị, vì nhìn như vậy mới thấy được đâu là 1 con sóng chính, đâu là con sóng điều chỉnh. Tránh tình trạng bạn thấy 1 con sóng tăng với đáy tăng dần và vội kết luận đây là uptrend trong khi chưa nhìn lên là 1 dải sóng giảm cực mạnh trước đó.
Việc đọc đồ thị theo thời gian như vậy cũng như bạn đi đọc BCTC của doanh nghiệp, bạn phải nghiên cứu cả 1 quá trình 3-4 năm của 1 doanh nghiệp mới hiểu đc cách vận hành doanh nghiệp, đạo đức ban lãnh đạo, ý chí …
Ví dụ cho đồ thị SSI:
Phân tích trước đó:
Thời điểm ptich SSI là ngày 28/4 lúc đó đồ thị có dạng sau:
Nhìn tổng thể thì có thể thấy:
- Giai đoạn từ ngày 7/1/2022 đến thời điểm ptich: xu hướng chính của SSI là xu hướng giảm, giá nằm dưới đường trung bình ema50 và ema100 (và hiển nhiên cũng nằm dưới ema200)
- Khi giá hồi về gần đường trung bình ema50&100, giá có xu hướng giảm tiếp và tạo các đáy thấp hơn đáy cũ.
Tuy nhiên trong giai đoạn 10/11/2022-29/3 giá hồi về ema50&100 nhưng KHÔNG tạo được đáy thấp hơn trước đó => điều đó làm mình nghĩ rằng xu hướng giảm đã yếu và việc giá đang tích lũy để đảo chiều xu hướng sắp diễn ra
Bây giờ nhìn vào giai đoạn 1/12/2022-2/3/2023 và zoom vô khung H4 để mổ xẻ hơn hành vi giá nhé
sau khi tạo ra vùng tích lũy, giá đã phá đi lên từ ngày 27/4/2023-06/04/2023.
Theo lý thuyết Dow được phát biểu ở trên, việc xác nhận xu hướng giảm kết thúc đã hiện hữu . với việc giá phá trên đỉnh của vùng sideway
tới đó chúng ta đợi giá hồi về các vùng hỗ trợ lúc trước là cản nay chuyển thành hỗ trợ ở 20.7 hợp lưu với đường trung bình ema50&100 khi ấy để mua lên
tuy nhiên việc mua ở đây làm chúng ta không biết nên cắt lỗ ở đâu?
Điểm cắt lỗ là điểm rất quan trọng trong trading, bạn phải xác định được điểm này trước khi xuống tiền. Vì có xác định điểm cắt lỗ, mới thấy được việc mua ở giá hiện tại cách xa với giá cắt lỗ bao nhiêu %, đi vốn như thế nào,… chính là nhờ điểm cắt lỗ trên.
Không được cảm tính mà điểm cắt lỗ chính là điểm khi giá phá qua, toàn bộ set up và suy luận của các bạn sai hết.
vì thế mình lại vina soi xu hướng nhỏ của con sóng này
dưới chart H1
mình bắt theo nến ngày D1 rút chân trước đó ( phá vỡ giả trên khung H1) sau đó là giá break xu hướng giảm của con sóng giảm nhỏ và đặt cắt lỗ dưới cây nến D ngày 26/4
Bây giờ cùng bàn luận SSI liệu có phải là xu hướng tăng hay chưa???
Cùng nhìn lại chart SSI xem nhé:
Có 1 tip các bạn nên lưu ý, đó là nên note các đáy và đỉnh tạo ra đáy đó hoặc đỉnh và đáy tạo ra đỉnh đó để dễ hình dung, cùng xem hình bên dưới:
theo lý thuyết dow, giá xác nhận cho 1 xu hướng tăng khi
Vậy thì ta có thể kết luận với SSI xu hướng đã chuyển sang tăng.
Sau khi xác nhận việc này (à trước đó mình cũng đã báo chốt SSI giá 25 rồi, vì nếu không phá qua 25 thì xu hướng giảm vẫn sẽ tiếp tục, nên tới cản chúng ta vẫn phải chốt nhé) mình sẽ tiến hành quan sát và chờ đợi để canh mua theo các đường trung bình ema50&100
Các bạn đợi giá hồi về, tạo set up, zoom các con sóng H1 và H4 để bắt nhé.
Nhớ cắt lỗ phù hợp
Đó là các bước xác định 1 set up trading cơ bản, có sự kết hợp của đường trung bình ema 50&100.
Trường hợp giá phản ứng nhạy với đường nào hơn thì các bạn chọn đường trung bình đó, có thể với ema50 thôi cũng có set up với GIL
thị trường xác nhận việc phá vỡ cấu trúc giảm trên khung H4 của GIL đã suy yếu:
Và các bạn phải lưu ý rằng, chỉ mua khi có sự xác nhận của lực phá cản thôi nhé.
Bên dưới mình có để 1 vài mã cổ phiếu và cách giá phản ứng khi chạm vào ema20/ema50/ema100
Như vậy, mỗi cổ phiếu đều tôn trọng 1 đường trung bình đặc thù, có thể 20/50/100, ở đây khi trading, bạn nên chọn 1-2 đường ema trên biểu đổ để quan sát được vị trí giá có đang ở gần hay là xa so với các đường trung bình.
Khi đi càng xa → lực mạnh , xu hướng tăng mạnh làm cho con người càng fomo nhiều hơn, vị thế của 1 nhà giao dịch khôn ngoan chính là đợi giá hồi về những đường trung bình này để chờ cơ hội mua lên.
Trong ví dụ deal mua SSI, bạn có thể thấy được con sóng giảm điều chỉnh, đại ý ở đây người mua sau khi mua ở vùng dưới, tranh thủ chốt lời dần làm cho giá giảm tới 1 mức nào đó, những người mua bên ngoài sẽ theo đó mà mua lên, tạo ra 1 lực mua mạnh , phá vỡ xu hướng giảm ngắn hạn. Từ đó giá mới có thể đi lên, tạo các đỉnh mới cao hơn trước.
Cách đây 2 hôm mình có nhận được tin nhắn của 1 bạn trên F, có hỏi vì sao anh không mua khi giá đang thấp mà lại đi mua giá cao??? Chờ đợi giá phá qua - hồi về làm cho mình vừa phải mua giá cao, vừa phải đợi lâu???
Và đây chính là câu trả lời cho bạn: việc mua khi giá chưa xác nhận đảo chiều xu hướng sẽ cực rủi ro, khi mà giá có thể gãy - phá các hỗ trợ và thiết lập các mức giá thấp hơn.
Vì chúng ta là trader nhỏ lẻ, đi theo dòng tiền smart money, cá mập, cá to… nên việc xác nhận xu hướng đảo chiều sẽ giúp chúng ta đỡ mất mát hơn khi giao dịch.
Dưới đây là 1 vài ví dụ cho việc mua khi chưa có sự xác nhận
Các bạn có biết giữa trader và 1 con bạc khác nhau ở điểm nào không?
Đó chính là 1 con bạc muốn vô sòng trước khi xem bài họ phải đặt tiền, còn 1 trader trước khi xuống tiền chúng ta được xem bài, được xem chart, được soi bctc, tìm hiểu về doanh nghiệp, không ai ép chúng ta xuống tiền mua cả.
Các bạn có rất nhiều thời gian để cân nhắc có nên xuống tiền với deal này không, như trên hình các bạn có thấy, giá hồi về những vùng hỗ trợ, tạo ra điểm cắt lỗ, mình chỉ việc đi tìm những set up như vậy để trading. Việc còn lại mất hay được thị trường sẽ trả lời.
Giao dịch có kế hoạch, có quản lý rủi ro sẽ giúp các bạn ngủ ngon hơn rất nhiều so với việc không biết chúng ta là ai, giá ở đang ở xu thế nào…và từ đó việc mất tiền gần như là chắc chắn.
Tuần này mình giới thiệu về chỉ báo đường trung bình EMA. Tuần sau mình sẽ giới thiệu 1 chỉ báo xu hướng khác ( lúc này chưa nghĩ ra sẽ giới thiệu chỉ báo nào) mọi người có gợi ý gì thì comment bên dưới ha.
Các bạn cố gắng ghi nhớ lý thuyết Dow thật sâu sắc, vì sau phần giới thiệu và hướng dẫn về indicator,supply/demand zone… mình sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm về sóng Eliot - 1 sự phát triển của Lý thuyết Dow.
Đúng rồi,bác vừa lý thuyết vừa có bảng vẽ,anh em dễ hiểu,thanks
tiếp tục với chỉ báo Ichimoku. Mình dùng tất cả các thông số theo hiệu chỉnh, không có thay đổi gì hết nha
Các bạn gg thêm về nguồn gốc và các yếu tố lịch sử khác về mây ichimoku nha
Phần này mình nói chủ yếu về cách mình tư duy + sử dụng
Trên biểu đồ là chỉ báo mây ichimoku với cổ phiếu MBB. Ở đây có 3 thành tố cơ bản của mây ichimoku gồm các thành tố sau:
nguồn: copy trên mạng
Nhìn vào thì khá rối, nhưng bạn cứ chia cho mình cái này thành 3 phần:
1: đường tb 9 ngày và 26 ngày chính là tenkan sen và kijun sen
2: chikou
3: mây ( span A+ span B)
Vì chỉ báo này là 1 chỉ báo tương đối nhiều thành tố, nên trước khi đi vào từng thành tố, mình muốn chia ra các cấp độ mạnh/yếu của xu hướng theo 3 cấp là cấp 1< cấp 2< cấp 3.
- Về 2 đường tb của ichimoku, có thể tư duy giống với việc đường trung bình (ma/ema/wma) 9 cắt lên 26.
Nếu giá cắt lên đường tb9 => tín hiệu bắt đầu có
Nếu giá cắt lên đường tb 26=> tín hiệu rõ hàng hơn và mạnh hơn
Nếu giá tiếp tục tăng tạo ra giao cắt giữa 2 đường này => tín hiệu confirm mức tăng.
Tuy nhiên việc giá có tăng mạnh lên để đạt tới cấp 2, không thì phải nhìn thêm
thành tố bên dưới, nếu thỏa, mình đánh giá đạt điều kiện xu hướng tăng/giảm đạt cấp độ 2.
2.Span A&Span B mình hay gọi tắt là mây ichimoku
Nếu Span A cắt và nằm trên Span B, mây ichimoku được gọi là mây tăng giá .
Nếu Span A cắt và nằm dưới Span B, mây ichimoku được gọi là mây giảm giá .
Tuy nhiên việc giá có tăng mạnh lên để đạt tới cấp 3, không thì phải nhìn thêm
thành tố bên dưới, nếu thỏa, mình đánh giá đạt điều kiện xu hướng tăng/giảm đạt cấp độ 3.
3. Chikou
Nếu chikou vượt mây + thoát hẳn ra khỏi và nằm trên đường giá => xu hướng tăng mạnh
Nếu chikou vượt mây +thoát hẳn ra khỏi đường giá và nằm dưới đường giá => xu hướng giảm mạnh .