Vậy thì tư duy theo thứ tự 1 xu hướng giảm chuyển sang 1 xu hướng tăng chưa rõ ràng và chuyển dần sang xu hướng tăng mạnh, quá trình nó sẽ là:
Gía bắt đầu tích lũy, sau những phiên không thể giảm, giá bắt đầu tăng và cắt lên đường tenkan sen. Sau đó lực bán t+ chốt dần, team mua vẫn tiếp tục mua đẩy giá tăng trở lại duy trì, làm cho tenkan và kijun bắt đầu giao cắt lần 1. Lúc này mây ichimoku giảm bắt đầu thắt lại, vì spanA và span B bắt đầu đảo chiều cho nhau.
Gía bây giờ sau khi tăng thì hết động lực tăng, chạm mây giảm, bị team bán đẩy xuống nhưng không thể tạo được đáy thấp hơn, và ở đây người mua tiếp tục mua, làm cho giá cắt trên tenkan và kijun. Bây giờ thì giá trung bình 26 phiên và 52 phiên đã bắt đầu thay đổi, mây bắt đầu chuyển sang mây xanh.
Sau khi team bán mua đẩy giá cao hơn đỉnh trước, giá bắt đầu bị team bán bán mạnh xuống, nhưng vừa chạm mây ichimoku, người mua vì sử dụng chỉ báo này nên đã hiểu ra, đây là vùng giá tốt để nhập hàng => mua. Người mua tiếp tục mua nhiều hơn và làm cho 2 đường tb 9&26 cắt lên tiếp, chikou bắt đâu thoát ra khỏi mây và giá => từ đó tạo xu hướng tăng .
1 Likes
Bây giờ ví dụ trực quan cho dễ hiểu. Mình sử dụng chỉ báo mây ichimoku cho cổ phiếu MBB:
Giai đoạn tăng giá từ tháng 5/2020 đến tháng 06/04/2022:
Trong giai đoạn này có 2 phiên cần lưu ý:
- Phiên 13/9/2023 : giá đã cắt xuống 2 đường Tb 9&26, mây ichimoku chuyển sang giảm, tuy nhiên ở đây, chikou đã không thoát được mây mà đi ngang trong giá, nên xu hướng chỉ mang tới cấp độ 2 => không xảy ra đảo chiều.
- Phiên 18/04/2022: giá cắt xuống 2 đường trung bình rất mạnh, xuyên thủng mây tăng giá, sau đó giá liên tục bám 2 đường trung bình và chikou thoát ra khỏi giá và mây. Ở đây các bạn thấy là sau khi chikou thoát ra từ 18/4/2022 đến 17/11/2022 giá tuy có những nhịp điều chỉnh manh, thậm chí phá qua hẳn mây, nhưng chikou vẫn không thoát hẳn mây giảm giá (chỉ đạt độ mạnh cấp 2) không đạt tới cấp 3, nên việc đảo chiều xu hướng cũng thất bại
Bây giờ tiếp tục nhìn nhận xu hướng của MBB nhé
với mỗi số tương ứng, mình có đánh dấu giá và chikou tương ứng thời điểm đó (hãy nhớ là chikou là giá phiên hiện tại lùi về trước 26 phiên nhé)
ở điểm 1 và 2: chikou không bứt phá được qua mây ichimoku và sau đó giá lại sập về mây xanh được tạo trước đó.
nó tiếp tục đi ngang cho tới khi điểm số 3: là điểm thỏa cả 3 điều kiện là 1 xu hướng mạnh cấp 3 (ở đây là tăng giá).
( Mình viết bài này không phải là phím hàng cho MBB, mà là góc nhìn về xu hướng và sức mạnh theo các cấp độ 1-2-3 của MBB đang đạt cấp độ nào thôi nha)
1 Likes
Bây giờ sẽ đi vào cách ứng dụng, khi nào nên mua trong 1 xu hướng đã được xác nhận là tăng (giảm thì làm ngược lại nha).
Tùy theo khẩu vị rủi ro của mỗi cá nhân, mỗi nhà đầu tư, thì các bạn có thể chọn ra mình là ai trong 3 tuýp người sau:
- người đam mê trading, tức là rất thích giao dịch và lúc nào cũng muốn có lệnh đang có trạng thái trong người → thích rủi ro cao.
Bạn nên chọn tenkan sen (đường tb 9 ngày) làm vùng giá hỗ trợ , cứ giá hồi về đó → múc không cần nghĩ.
- Người ít mê trading, nhưng thích soi bảng thường xuyên và có quan điểm cởi mở về thị trường → chấp nhận rủi ro ở mức hợp lý
Bạn nên chọn kijun sen ( đường tb 26 ngày) làm vùng giá hỗ trợ, giá hồi về đó → múc không cần nghĩ.
- Người không mê trading, thích kiếm tiền, xác định rõ được mất trước mỗi giao dịch → múc có suy nghĩ, không múc cũng được, làm việc khác → sói già phố quôn tương lai.
Bạn chờ giá hồi về kijun sen hoặc thấp hơn kijun và gần mây, quan sát hành vi giá tại đây, ở đây nếu giá đi ngang 2-3 phiên và không tạo đáy thấp hơn, bạn mua và đặt cắt lỗ bên dưới điểm này
1 Likes
Với Chart cổ phiếu MBB, góc nhìn của mình như sau:
(là nhận xét, quan điểm và MÌNH KHÔNG MUA MBB cũng như KHÔNG KHUYẾN NGHỊ MBB)
Mình quan sát vùng 19.2 và 18.2
Vì đường tbinh 26 đang hợp lưu với các đỉnh chikou cũ (đỉnh cũ, không vượt qua nổi, hay theo lý thuyết Dow nêu trên thì đây chuyển thành các vùng kháng cự)
và mây đang hợp lưu với vùng kháng cự nhỏ ở giai đoạn tháng 4- tháng 6 ( và bây giờ cũng chuyển thành vùng hỗ trợ)
=KHI NÀO: giá hồi về vùng này và có dấu hiệu đi ngang, bên bán kiệt sức, sẽ mua và đặt cắt lỗ ngay dưới điểm bật lên đó.
Bây giờ thử soi VNINDEX theo góc nhìn Ichimoku nhé
5 là 1 con số đẹp
Phải mất 5 lần thì vnindex mới có sự xác nhận là 1 xu hướng tăng theo chỉ báo ichimoku
1 Likes
hôm sau chia sẻ tiếp về chỉ báo xu hướng khac nhé: chắc là tới bollinger bands
2 Likes
Ok bác , thanks bác phím MBB , mai ful mẹc gi
Chart chỉ số SP500 và góc nhìn theo chỉ báo mây ichimoku.
nghe nói ở bển tăng lãi suất
PC1
quan sát nếu giá tiếp tục vận động tăng, tenkan và kijun cắt lên thì có thể deal này chạy lên tiếp. nếu không thì đứng ngoài
TV2 test kijun và bật lên … xem lại cách vào lệnh …
Quan trọng phải nói nhiều lần : CHỌN CẮT LỖ PHÙ HỢP
MSR cũng có tín hiệu dần
CẮT LỖ ĐẶT DƯỚI VÙNG BẬT CỦA KIJUN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY.
TUY NHIÊN KIJUN VÀ TENKAN VẪN CHƯA CẮT
GEG đi có vẻ hơi khó chịu, tuy nhiên lại sắp tạo ra giao cắt tenkan và kijun rồi. mây xanh, chờ chikou ra hiệu nữa là đẹp
chờ giao cắt tenkan và kijun như bài hôm qua chia sẻ nhé.