Bây giờ lại soi về khung Daily của FPT:
Bây giờ trên khung Daily, FPT có các các đánh sau:
( không phải phím FPT và mình cũng không cầm FPT)
- giá đang chạm cạnh trên BB, nếu là người thich rủi ro, mai mua giá ATO và đặt cắt lỗ dưới vùng bật 1 ở 83.72 → bạn chấp nhận rủi ro cao
- đưng ngoài chờ cho giá chạy thêm 1-2 cây, nếu hồi về band dưới ở 83.65 thì mua và đặt cắt lỗ ở 80.92 → bạn chấp nhận rủi ro vừa phải và có quan sát phản ứng giá.
Vì giá khi đã thỏa 2 điều kiện đầu, thì với band giữa và band dưới đều là các vùng mua tốt.
Những vùng bật mình nêu là những vùng demand zone - gọi là vùng cầu sau này mình sẽ chia sẻ tiếp trong những phần sau.
Xem Gẻ đi bác.
Nếu vùng bật trên hình bị lủng thì cắt lỗ, và đợi dưới điểm canh mua thấp hơn.
2 điểm này cách nhau tận 10% nên mình thấy mua theo góc nhìn trading thì nên tối ưu vị thế.
Đừng mua liên tục từ vùng 1 đến vùng 2, chững lại, bật lên lại và cắt band giữa rồi vào lệnh, điểm cắt lỗ sẽ là vùng bật mới. Kiểu thế này:
nói chung gãy là cầm valy chạy đó. tại b sẵn hàng mà
Thường thì BB sẽ dùng thêm với chỉ báo động lượng nữa để thấy rõ được lực của dòng tiền. Tuy nhiên vì nếu hướng dẫn không đúng thì các b dễ hiểu lầm ở đây chỉ báo động lượng để bắt đáy thì k hay.
Nên ở đây mình muốn các b hiểu yếu tố tiên quyết đầu tiên là dkien thị trường phải thỏa đây ĐÃ là xu hướng tăng. Rồi sau đó mới chúng ta mới set up 1 deal trade.
Mình không chủ trương đánh sóng hồi, nếu thị trường là xu hướng giảm thì trade cái khác hoặc không trade. Tránh mất tiền oan, vì xu hướng giảm như các bạn thấy năm 2022 thì mất nhiều hơn được. Và những lúc đó có tiền gửi tiết kiệm là 1 điều tuyệt vời.
Uptrend ta lại kiếm tiền, không phải vội mà đánh sóng hồi trong downtrend làm gì.
Phần sau: chia sẻ cách dùng chỉ báo động lượng RSI, MACD.
Phần sau nữa: price action, mô hình nến, vùng demand/supply zone ( vùng cung/ cầu).
Phần sau nữa nữa: sóng eliot ( đề nghị nắm vững lý thuyết dow)/ dùng thước fibonacii…
…
Phần tiếp sau: cách đi tiền?
Khi nào có phần tiếp theo chủ pic ơi
Chắc vài hôm nữa. Để mình suy nghĩ lại cách diễn đạt cho dễ hiểu.
Uầy. Chi tiết kinh
nay ko học bài à thím
Tiếp tục.
Hôm nay đi vào phần chỉ báo động lượng RSI. Nhưng trước khi đi vào RSI, mình muốn chia sẻ về đường trendline trước.
Đường trendline - đường xu hướng được hiểu là 1 đường thẳng nối liền các đáy tăng dần ( với xu hướng tăng) hoặc 1 đường thẳng nối liền các đỉnh giảm dần (với xu hướng giảm).
Ví dụ:
Tuy nhiên, theo định nghĩa của lý thuyết Dow ban đầu: việc trong sóng tăng luôn có sóng giảm và trong sóng giảm luôn có sóng tăng nên trong 1 đồ thị giá, chúng ta có thể kẻ nhiều hơn 2 trendline trong cùng 1 đồ thị.
Ví dụ:
Vậy nên hành xử như thế nào trong các trường hợp này?
Vì chúng ta đang ở trong thị trường cơ sở, tức là việc mua cổ phiếu và bán cổ phiếu khi giá cao hơn chính là mục tiêu tiên quyết. Nên việc xác định đúng khi nào giá tăng hay nói cách khác, xu hướng chuyển sang tăng ta sẽ mua vào là mục tiêu của chúng ta. Nên trong xu hướng giảm, ta hạn chế mua và chỉ mua khi xu hướng được xác nhận là tăng.
Bây giờ quay lại lý thuyết Dow:
Xu hướng tăng được xác định khi :
Vậy thì khi thị trường tạo đáy cao dần, đáy sau cao hơn đáy trước chính là dấu hiện của xu hướng tăng bắt đầu.
Ví dụ minh họa:
Khi đáy 2 xuất hiện và cao hơn đáy 1, mình vẽ được 1 đường thẳng dốc lên mới - đây chính là trendline tăng giá, và ta có thể đi theo mua khi giá hồi về trend line này và đặt cắt lỗ dưới đáy 2 tạo nên đường trenline đó