Tại sao điểm cắt lỗ phải đặt ở đó?
Vì khi có người mua không chấp nhận mua giá thấp hơn giá đó, thì cấu trúc của thị trường tăng giá bị phá vỡ. Và set up mua không còn giá trị nên phải cắt lỗ để chờ các điểm mua bán lại xuất hiện.
Tại sao điểm cắt lỗ phải đặt ở đó?
Vì khi có người mua không chấp nhận mua giá thấp hơn giá đó, thì cấu trúc của thị trường tăng giá bị phá vỡ. Và set up mua không còn giá trị nên phải cắt lỗ để chờ các điểm mua bán lại xuất hiện.
Ok.
Bây giờ cùng quay lại biểu đồ của TPB, vậy xu hướng giảm của trendline 1 vẫn còn hiện hữu và
Trendline 2 đã bị phá bỏ nên mình bỏ đi nha.
Câu hỏi đặt ra là xu hướng bây giờ đã chuyển sang tăng chưa hay lại giảm tiếp.???
Bây giờ các bạn hãy kéo ngược về giá tạo nên đáy 1 chính là đỉnh 1
=> Khi nào tồn tại giá đóng cửa trên giá đỉnh 1 thì xu hướng mới là xu hướng tăng.
1 ví dụ minh họa cho việc giá chỉ phá trendline giảm nhưng không phá nổi vùng giá tạo nên đáy sóng và chuyển sang giảm trở lại:
Và kể cả việc phá qua trendline và phá qua vùng đỉnh tạo ra đáy chân sóng đó cũng chưa hẳn là qua 1 xu hướng tăng mạnh
Ở trường hợp của DBC giai đoạn trước, mình phải nhìn 1 bức tranh dài như này mới thấy được diễn biến của giá:
Khi trend 1 được tạo ra, việc chúng ta nhìn nhận xu hướng chuyển tăng mới là điều hoàn toàn đúng, tuy nhiên khi giá không tạo ra được đáy 3 cao hơn đáy 2, mà thị trường đi ngang và tiếp tục đi xuống, tạo đáy 3 thấp hơn đáy 2: thì mình phải nhìn nhận trend 1 thực chất chỉ là 1 trend hồi của trend giảm dài, và khi đáy 2 không còn hữu dụng thì mình phải cắt lỗ nếu đã mua theo đáy 2.
Vậy nên, thị trường mới là người đúng sau cùng. Ap dụng lý thuyết Dow giúp mình nhìn ra được nên mua ở đâu và khi phá ở đâu sai chứ không phải là lý thuyết sẽ luôn luôn đúng. Mn nhớ điều này giúp mình.
THỊ TRƯỜNG LUÔN LUÔN ĐÚNG.!!!
Vậy là xu hướng mới phải trên 3 đáy hả bro? Nếu T+ thì trc khi có đáy 3 cũng lướt đc 1 đoạn rồi nhỉ
Vì đáy 2 của VNINDEXlà 1 vùng đáy ngang, nên bạn có thể linh hoạt kéo trendline dịch về bên phải khi các đáy này nằm ngang và tôn trọng đáy 2 đầu tiên.
Về lý thuyết thì khi nào VNI phá được đỉnh 1 và sau đó duy trì tạo được đáy 3 cao hơn đáy 2 thì lúc đó mới nhìn nhận là uptrend, còn hiện tại theo mình có chia sẻ xuyên suốt trong thời gian qua, VNINDEX chỉ đang chuyển mình từ trạng thái giảm, sang trạng thái tích lũy đi ngang. Nếu giá phá qua đáy 2 thì lại chuyển sang giảm thôi.
Lý thuyết là thế. và mình cũng không muốn nó thế, nhưng nó thể thì cũng phải chấp nhận vì nó là NGÀI thị trường.
Tuy nhiên nếu bạn mở chart Week của VNINDEX bạn sẽ kẻ được 1 trendline thế này:
Đây chính là trendline từ 2009 đến nay, và nó vẫn duy trì các đáy tăng dần.
Bạn cân nhắc rủi ro, nếu cắt lỗ mất 2 đồng nhưng lợi nhuận kì vọng 4 đồng trở lên thì mua được. Cái này là tỉ lệ risk : reward mình sẽ chia sẻ sau.
Hợp lý!
Và đây cũng chính là lý do mình khuyên các bạn nên bắt đầu chọn danh mục dài hạn dần đi, vì nếu giá giảm mạnh thì đây là cơ hội rất lớn để các bạn mua và nắm giữ trong 2-3 năm tới đó.
Ngoài đường trendline thì chúng ta có những chỉ báo tương tự như kênh giá hoặc mô hình picfork hoặc kênh fibonacci…
Nhưng nguyên tắc chung là xu hướng tăng thì tìm các đáy tăng dần và nối nó lại.
Kênh Fibonacci:
Kênh Picfork
Kênh song song
Trendline càng được chạm và bật (test) càng nhiều lần thành công, trendline đó càng có giá trị.
Và càng giá trị hơn nếu nó ở 1 khung thời gian lớn Daily, Week.
Bây giờ qua chỉ báo RSI nhé, vì cách sử dụng RSI có 1 số điểm liên quan tới trendline nên mình chia sẻ về trendline trước RSI.
Trong công thức này các bạn để ý rằng:
AvgU là biến động của sự thay đổi giá đóng cửa của từng nến tăng so với cây nến trước là bao nhiêu hay gọi tắt là sự biến động của nến tăng.
AvgD là giá trị trung bình của sự thay đổi giá đóng cửa của tất cả cây nến giảm trong số ngày cho trước gọi tắt là sự biến động của nến giảm.
=> Nếu nến giảm biến động ít lại so với nến tăng => tỷ lệ AvgU/AvgD là 1 số tăng dần => RS tăng dần => 1+RS tăng dần => 100/(1+RS)=> nhỏ dần => 100 - 100/(1+RS) TĂNG DẦN => RSI TĂNG DẦN.
Vậy RSI TĂNG DẦN thể hiện sự biến động giá tăng dần lên.
Với RSI thì các bạn gg có thể thấy rằng hầu như các hướng dẫn đều là RSI >70 quá mua và RSI <30 là thể hiện quá bán.
Theo mình điều này đúng, và mình bổ sung theo quan điểm cá nhân là khi quá mua thì giá đang thể hiện lực tăng mạnh, nếu mở mua mới nên cân nhắc về vị trí cắt lỗ đặt ở đâu, thời gian hàng về thì có cắt lỗ được không, thanh khoản của cổ phiếu bạn đang mua ntn,…
Về quá bán mình hiểu là lực bán đang mạnh chứ KHÔNG PHẢI là lực bán đang yếu và có khả năng đảo chiều. Mấy bạn lưu ý phần này, vì hầu như chúng ta trading là phải đợi 1 đáy cao hơn đáy trước, chứ không phải chỉ báo động lượng quá bán là nhảy vào mua. Điều này là sai hoàn toàn nhé.
1 số ví dụ minh họa về RSI quá bán và giá vẫn giảm:
Vậy nên các kiến thức về phân kỳ tam đoạn, phân kỳ âm mình sẽ không chia sẻ ở đây vì nó hiện hữu trên gg quá nhiều rồi. Và phân kỳ không phải là dấu hiệu của đảo chiều xu hướng tăng/ giảm. Phân kỳ là dấu hiệu của giá đang tăng/giảm yếu dần.
Bây giờ sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng RSI theo cách của mình nhé.
Tất nhiên là cách này mình cũng học lóm chứ không phải mình nghĩ ra
Trên biểu đồ là chart VDS khung Daily.
Đầu tiên,các bạn kẻ được 1 trendline tăng giá của giá nhé.
Sau đó, tương ứng với giá của cổ phiếu, bạn vô tình cũng kẻ được 1 trendline của RSI. Tức là đáy giá tương ứng đáy RSI. Như biểu đồ mình kẻ ha.
Bây giờ chú ý kĩ vào RSI, bạn thấy khi RSI gãy trendline tăng giá vẫn đi giá cổ phiếu vẫn CHƯA phá qua đáy 3 nhé. Và khi phá qua đáy 3 tương ứng với RSI<50 thì lực giảm mạnh dần lên.
Điều đó cho thấy rằng khi trendline RSI bị gãy là sác xuất cao trendline giá cũng gãy đó.
Và Break trendline tăng của RSI cũng đi trước việc giá lủng vùng đáy 3 của VDS trên biểu đồ.