Đây là cách mình sủ dụng RSI. Các bạn có thể đi tìm 1 số cổ phiếu khác để thực hành điều trên.
Thực hành càng nhiều và càng nhuần nhuyễn, bạn sẽ có lòng tin hơn với kiến thức của chính bạn, từ đó lớn lên dần trên thị trường.
Hy vọng các bạn đọc hiểu và ngấm dần từng phần. Phần sau mình chia sẻ về MACD.
Dù biết diễn đạt khó hiểu, nhưng mình sẽ cố lặp lại những ý chính để mn hiểu dần, cái này không phải do bạn chậm tiếp thu đâu, này do mình diễn đạt khó hiểu. Vì cũng không biết diễn đạt sao cho ai cũng hiểu cả. Từ từ rồi mọi thứ sẽ ngấm.
Cần thời gian.
Cơ bản phải cầm tay thực hành mới hiệu quả. Nổ địa chỉ để lại cầm tay chủ pic thực hành nhứ
mà là bạn ngu thật đấy :)))
Cầm tay thực hành là cầm tay enter lệnh ấy à :)))
Enter thì mình làm được
giá đã phá qua cái đỉnh tạo cái đáy thấp nhất( đỉnh 1) lúc này có thể xác định xu hướng tăng nhưng nếu giá quay lại test mà bục đáy hoặc thấy lực mua yếu thì thủng đáy là cắt( quy tắc -5%)
Chắc mình sẽ không chia sẻ về MACD: Cá nhân mình đã từng mổ xẻ rất nhiều về MACD + backtest nên đã không sử dụng chỉ báo này. Và mình trading cũng không đánh theo style phân kỳ tam đoạn/phân kỳ âm để bắt đáy( và các bạn cũng dễ dàng gg mấy cái này để tìm thông tin), pp mình theo đuổi là đánh theo break out và retest nên mình thấy không cần viết nhiều về các thể loại chỉ báo làm gì. Viết những gì đang sử dụng là được rồi.
Nên các bài viết sau sẽ viết về phong cách giao dịch chính của mình: price action+supply/demand zone.
Ít mà chất. Nhể :))
mình quay lại viết tiếp về phần các phương pháp phân tích kỹ thuật, chi tiết là về phương pháp price action nhé.
Như các phần trước chia sẻ về các chỉ báo, mọi người có thể thấy được rằng, gần như các chỉ báo đều được xây dựng dựa trên giá, tức là giá có trước, rồi từ giá hình thành nên công thức và sau đó là chỉ báo kĩ thuật xuất hiện. Tuy nhiên, mỗi chỉ báo đều có những ưu nhược điểm riêng và vì thế đôi khi sẽ cần sự kết hợp của nhiều chỉ báo để 1 nhà giao dịch có thể nắm bắt được tâm lý của thị trường vô tình dẫn tới việc chúng ta rất dễ phân tâm vào chỉ báo thay vì nguồn gốc của chỉ báo là giá.
Và với những người thích sự đơn giản, không rườm rà, việc ngồi nhìn trên 1 biểu đồ trắng trơn mình cảm thấy thoải mái hơn là add cả đống công cụ.
P/s: cái này là sở thích cá nhân, không mang tính công kích các pp khác. Vì khả dĩ trước đó, trên các diễn đàn về tài chính, cũng đã có nhiều tranh cãi về team chart trơn với các team sử dụng chỉ báo rồi.
Trước khi vào vấn đề thì mời các bạn nghe qua câu chuyện mình tự bịa ra sau đây:
Ở chợ Bà Chiểu, có 1 gia đình anh Nam chuyên bán trái cây. Với truyền thống gia đình 20 năm trong nghề buôn bán gạo, gia đình anh Nam vì thế cũng sở hữu 1 cơ ngơi 3 mặt tiền nằm cạnh chợ. Anh đồng thời cũng là gương mặt quen thuộc chuyên thu mua gạo khu vực BC, phân khúc vài chục tấn, vài tấn, trăm kg anh đều có mặt…
Một ngày, nhờ mối quan hệ rộng và … trải dài từ Sg về miền Tây, anh biết ở đây đang có dịch vàng lá của cây lúa, cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ làm nước cạn, tưới tiêu sẽ khó … nên anh nhẩm tính rằng giá gạo sẽ tăng trong 1-2 tháng tới.
Vì là người nhanh trí, cộng với việc gia đình có kho bảo quản siêu to anh Nam thừa tự tin rằng mình có thể bảo quản gạo tốt hơn và lâu hơn các cửa hàng khác. Anh quyết định ngoài thu gom từ các vựa gạo ở tỉnh, anh sẽ gom thêm gạo của các cửa hàng lân cận, một mặt khi họ không còn nhiều gạo để bán và anh có sẵn hàng thì người mua sẽ qua nhà anh để mua. Một mặt khi giá thị trường tăng 20% thì nhà anh bán chỉ tăng 15% thì đây cũng là 1 điểm tốt để khách hàng lưu tâm sau này.
Anh xác định mục tiêu ở chợ BC sẽ gom 3 tấn từ 3 đối thủ cạnh tranh chính là anh A, anh B và anh C.
Ngày thứ 1: anh Nam lấy cớ nhà có cỗ to, qua nhà anh A gom 1 tấn gạo để nấu bánh chuẩn bị cỗ.
Ngày thứ 2: anh Nam qua anh B mua 1 tấn, báo là đi hàng về miền Trung nhưng thiếu 1 tấn, đi gấp theo hợp đồng nên sẵn lòng mua bên anh B giá cao hơn giá mua từ vựa miền Tây 5%. Anh B nghĩ tình cảm hơn chục năm làm bạn nhậu v nên anh B cũng đồng ý.
Ngày thứ 3: anh Nam cũng dùng lí đã nói với anh B, qua mua gạo của anh C và anh C cũng đồng ý.
Sau vài hôm, anh A B C có đi nhậu chung. 3 người này sau vài li thì mới nhận ra là thực tế anh Nam đã mua cùng lúc 1 lượng gạo khá lớn. Và cũng còn thắc mắc chưa biết mục tiêu anh Nam làm gì.
……
Khoảng 10 ngày sau, các vựa gạo lớn ở miền Tây báo lên, vì dịch vàng lá quá nặng, cộng với thời tiết thất thường làm giá gạo ở đây đã tăng 20% khiến 3 anh A B C mới hiểu đc hành động của A 2 tuần trước hoá ra là do vậy.
Qua câu chuyện này, nhờ vị thế người làm lâu trong nghề và mối quan hệ rộng, anh Nam mới biết và gom trước hàng.
Và nếu để 3 anh A B C biết được tin đó, họ chắc chắn sẽ bán cho anh Nam với giá cao hơn, hoặc không bán mà để dành để kinh doanh.
Quay lại câu chuyện thị trường chứng khoán:
Với các tổ chức lớn hay còn gọi là smart money (sm), ngoài vị thế nắm nhiều mối quan hệ trong tay và tiền nhiều thì nhu cầu nắm được số lượng hàng của họ so với các cá nhân nhỏ lẻ là chênh lệch lớn. Nên họ khó có thể gom hàng thành công trọn vẹn trong 1-2 lần, dẫn tới việc họ các sm thường sẽ gom trong thời gian dài hơn và với số lần nhiều hơn. Từ đó việc định nghĩa về các vùng giá mà các sm gom được gọi là demand zone - vùng cầu hay supply zone - vùng bán được hình thành từ đây.
p/s: một số các tên gọi khác của dmz (demand zone) hoặc spz (supply zone) thì mình biết còn là tên oder block. Nhưng cá nhân mình thấy, cách hình thành vùng thì giống nhau.
Trước khi đi sâu vào phương pháp, mình muốn nhắc lại sơ qua 1 chút về nến Nhật:
- Cấu trúc của 1 cây nến:
Nguồn copy trên mạng
Chia theo cấu trúc nến như trên thì theo kinh nghiệm cá nhân của mình, có 3 dạng nến sau sẽ là phổ thông và bạn cần để tâm hơn cả (cách gọi theo cá nhân - vì mình cũng không nhớ hết các thể loại tên nến hay tên mô hình nến theo tiếng Nhật cho lắm… Và mình nghĩ cũng chả cần phải nhớ mấy cái này làm gì )
Nến lực mạnh: Thân dài, tăng/giảm biên độ cao, không có râu hoặc râu 2 đầu nhưng ngắn
Nến rút chân: thân nến nhỏ, bóng nến dài:
Nến lưỡng lự: bóng nến nhỏ, vừa phải, râu nến dài/ngắn hơn so với nến rút chân, nhưng cả 2 đầu tăng/giảm đều có râu nến
- Cấu trúc 1 vùng Deman/Supply Zone sẽ bao gồm 1 vùng cơ sở - vùng base và 1 cây nến tín hiệu
Với Demand zone thì nến tín hiệu sẽ là nến tăng mạnh + vùng cơ sở và với supply zone thì nến tín hiệu sẽ là nến giảm mạnh + vùng cơ sở.
Vùng cơ sở: sẽ là 1 nến hoặc 1 vùng nến mà trong đó là các nến rút chân hoặc nến lưỡng lự…
Bên dưới sẽ là 1 số ví dụng minh họa:
Và khi chọn được 1 vùng base ( có thể là 1 nến hoặc nhiều nến) thì bạn vẽ 1 hình hộp với cạnh trên là giá cao nhất( tính cả râu nến) và cạnh dưới là giá thấp nhất (tính cả râu nến) của cụm base đó và kéo theo phương ngang.
Ví dụ
ở đây nhắc lại 1 tí về lý thuyết Dow " Khi người mua không chấp nhận việc mua giá cao hơn, và người bán buộc phải hạ giá và sau đó, người mua chỉ chấp nhận mua giá thấp hơn trước đó, tạo nên một xu hướng giá giảm".
Và việc hình thành của 1 vùng Demand zone hoặc Supply zone với 1 base và 1 nến tăng/giảm mạnh
.
Chính nến tăng/giảm mạnh chính là “người mua” đó, cái người mua chấp nhận mua giá cao hơn( hoặc người mua chỉ mua khi giá thấp hơn).
Chỗ này bạn ngồi ngẫm tí nha. Vì 2 cái này chính là 1 và nó thể hiện qua biểu đồ dưới dạng demand/supply zone đó.
Bây giờ quay lại 1 chút về
Trên đồ thị, các bạn sẽ tìm thấy trước khi giá tăng/giảm mạnh, các sm thường sẽ gom/bán trước đó 1-2 lần rồi giá mới tăng/giảm mạnh.
Vậy thì cách sử dụng và cách đi lệnh như thế nào trong trường hợp các vùng này xuất hiện:
Đầu tiên hãy nhớ về 1 set up cũ đã nhắc tới:
Hay còn được xét dưới dạng:
Hãy nhớ là xu hướng chính luôn tồn tại cái xu hướng thứ cấp và đi ngược lại với xu hướng chính, tức là khi việc xác nhận tăng giá đã xuất hiện,thì đừng vội mua ngay, mà hãy để xu hướng thứ cấp (- ý nói sóng hồi) làm cho giá đi về lại các vùng demand cũ trước đó ( ví như như “vùng mua” trên biểu đồ 2 và tạo ra vùng bật-vùng đệm-1 demand zone mới rồi ta hãy vào lệnh.
Và theo kinh nghiệm cá nhân của mình, đôi khi, giá sẽ thủng luôn cả 1 vùng demand zone trước đó, rồi mới quay lên tăng tiếp (gọi là false break-phá vỡ giả) nên ta phải xem phản ứng của giá, hành vi giá ở các vùng này, liệu giá có còn lực giảm hay không rồi mới quyết định vô lệnh.