Tập phân tích kỹ thuật a bờ cờ

1 lưu ý nữa, nếu có sự hợp lưu giữa nhiều yếu tố. ở đây được hiểu là 1 vùng demandzone cùng vị trí với các tín hiệu kĩ thuật khác như trùng với mây tăng kumo, trùng với 1 đường trung bình động ema50/100/200, band giữa BB chart Week thì đây được coi là 1 vùng mạnh. Và giá có thể bật lên mạnh và đảo chiều xu hướng sau đó.

Vậy thì xác định cắt lỗ khi vào lệnh theo 1 vùng Demand zone thế nào cho hợp lý?

=> Đặt cắt lỗ bên ngay dưới vùng đó, hoặc cây nến test sau khi đó

ví dụ về DXG

(lưu ý không phải khuyến nghị mua DXG)

Khi bạn vào lệnh mua vì DMZ 1 thì bạn phải cắt lỗ bên dưới vùng này.
Vào lệnh vì điều gì, cắt lỗ vì điều đó.
Vào lệnh vì ema100 => cắt lỗ khi lủng ema100
Vào lệnh vì mây ichimoku => cắt lỗ khi thủng mây ichi
Vào lệnh vì DMZ => cắt lỗ khi thủng DMZ. ( Lưu ý là vì trong thị trường giá lên, với đáy tăng dần, các bạn sẽ tìm thấy nhiều DMZ, và DMZ nên là cao hơn DMZ trước đó, và khi vào lệnh với DMZ nào bạn nên đặt cắt lỗ theo cai DMZ đó nhé)

Trước khi vào lệnh phải biết cắt lỗ ở đâu, xác định số tiền mất rồi mới nghĩ tới số tiền được. Như vậy tâm lý giao dịch của bạn sẽ rất ổn định, yên tâm làm việc, yên tâm chạy xe, yên tâm abc xyz… Vì mình hiểu nhiều khi vào lệnh xong bạn sẽ nơm nớp lo lắng về giá của hôm đó, nên việc chuẩn bị với tình huống xấu nhất luôn là điều nên làm đầu tiên trước khi trade. Còn muốn không lỗ thì không trade thôi :slight_smile:

Bây giờ cùng ptich 1 xem 1 deal trade với DMZ/ SPZ như nào ha:

như trên hình thì sau 1 thời gian duy trì trên ema100. CEO đã tạo ra 2 vùng supply zone và sau đó giá giảm và đóng cửa dưới ema100 khung Daily.
Tuy nhiên ở đây giá đang ở dmz4, chưa thể hiện tín hiệu bật hay không. Nên ngày mai ta sẽ quan sát và chờ đợi xem có bật được hay không nhé @Chuin . Chứ không phải thấy giá giảm là mua liền đâu nha.
Xem giá về được tới đâu → đứng ngoài quan sát, quan sát ở mấy vùng dmz đó, vùng nào cản được đà giảm-> sau đó tạo 1 vùng dmz mới-> mua và đặt cắt lỗ dưới vùng dmz đó.

1 Likes

Sẵn tiện nói về nến nhật, thì quan điểm của mình mô hình nến, ví dụ như các mô hình 3 đỉnh, 2 đáy, mô hình tam giá cân, mô hình nêm tăng nêm giảm, mô hình vai đầu vai, …đều xuất hiện khi xuất hiện các vùng dmz hoặc spz rồi sau đó giá không duy trì được đà giảm/tăng trước đó và tạo ra xu hướng đảo chiều. Nên việc bạn ghi nhớ cách sử dụng hoặc thuộc mô hình giá là điều mình thấy không cần thiết thậm chí nên quên nó đi luôn là tốt nhất. Có như vậy lúc bạn set up hoặc đánh giá mới khách quan được.
Kinh nghiệm của mình, có những lúc bạn đọc được 1 tin tốt nào đó trên mạng, về 1 dòng hoặc 1 ngành, hay về 1 doanh nghiệp nào đó. Trong đầu bạn lúc đó sẽ khởi sinh ra việc “mua”. Thế là bạn bắt đầu đi kiếm các setup, các mô hình giá để vào lệnh mua. Như vậy thực sự là không khách quan. Bạn phải để tâm trí của mình thật “tĩnh” về 1 doanh nghiệp, hoặc cho dù là đang cầm cp của chính doanh nghiệp nào đó, bạn vẫn nên nhìn nhận 1 cách khách quan nhất để xử lý tình huống.
Học trading không phải là chỉ học về lý thuyết Dow, chỉ báo kỹ thuật, pp price action… mà cái quan trọng là hiểu được thị trường đang như thế nào và ta xử lý tình huống đó mới là quan trọng. Và khi đã xác định là trade, là bạn phải có 1 mức giá để cắt lỗ. Phải luôn ghi nhớ việc đó. Vì những khoản lỗ 50, 60% luôn xuất phát từ những khoản lỗ 20,30%, và những khoản lỗ đó chính là việc khi giá đã đi xa điểm cắt lỗ của bạn rồi, mà bạn vẫn chờ nó hồi rồi mới cắt!!! :upside_down_face: :upside_down_face: :upside_down_face:
Đầu tư tài chính là 1 trò chơi tâm lý, tâm lý càng tốt càng dễ đạt được thành quả. Đừng để khi bạn không chịu đựng được cảnh giày vò tâm lý, quyết định cắt lỗ để nhẹ đầu thì khi đó vừa cắt xong thì lại là đáy thì trầm cảm thêm trầm cảm, có kêu mua lại cổ phiếu đó cũng không dám nữa.

1 Likes

Thanks ad mặc dù mình cũng chưa hiểu đâu :)))

1 Likes

@Trade.Hub55 bác bình tĩnh :))) chưa hiểu chứ có không hiểu đâu :v mình hơi ngâu từ từ mình mới ngấm được :))

Nghĩ chưa thông chỗ nào thì nói nha.:nerd_face:

1 Likes

Tiếp tục…
Kết hợp supply/demand zone và trendling trong giao dịch.
.
.
.
Trước khi đi tiếp các phần sau, mình xin nhắc lại là quan điểm bài viết là mang tính cá nhân, không hô hào, phản bác hay chê bai bất cứ cổ phiếu nào.

Hôm trước mình đã giới thiệu về trendline, ở đây mình nhắc lại 1 xíu về phần này: trendline là 1 đường thẳng thể hiện 1 xu hướng (ngắn-dài-trung hạn) của 1 loại hàng hóa, cổ phiếu, tiền tệ nào đó.
Và trong 1 biểu đồ giá, ta có thể kẻ rất nhiều trendline. Với xu hướng tăng, ta kẻ trendline tăng bằng cách nối các đáy tăng dần, Với xu hướng giảm, ta kẻ trendline giảm với các đỉnh thấp dần với nhau.

Từ tháng 10/2022 đến 3/2023 chúng ta có 1 trendline tăng giá

Tuy nhiên sau đó trendline này đã không duy trì được và sau đó bị gãy sau đó không lâu

Ở đây trước khi gãy trendline tăng giá, các bạn có thể thấy sau cây nến ngày 06/02/2023 thì giá đóng cửa của các cây nến sau, không vượt qua được giá đóng cửa đc cây nến này. Do đó chúng ta bắt đầu đã thấy 1 xu hướng giảm mấp mé tồn tại (chưa vội kết luận là giảm nhé-có thể giảm điều chỉnh). Bây giờ kẻ trendline giảm thì đồ thị đc vẽ lại như sau:

Ở đây các bạn lưu ý điều này giúp mình: trước trendline tăng giá, bạn vẽ cho mình các vùng supply/demand zone quan trọng ( đc hiểu là đã được tạo ra và test thành công từ 1 lần trở lên) , cụ thể :

Vậy thì con sóng đẩy từ tháng 10/2022 đến tháng 02/2023 đã phá 1 supply zone quan trọng trước đó đã test 3 lần và không vượt qua. Đồng thời đây cũng chính là đỉnh dẫn tới đáy thấp nhất hồi tháng 10.2022 nên kết luận xu hướng đã là tăng.
( Các bạn nhớ giúp mình từ " đỉnh dẫn tới đáy thấp nhất" và " đáy dẫn tới đỉnh cao nhất" vì 2 khái niệm này chính là 2 dấu hiệu cho việc xác nhận một xu hướng đã đảo chiều mà mình nói rất nhiều ở phần trên)

okay bây giờ quay lại đường giá lúc này, bạn nhìn sau pha sập và tạo trendline, giá nó bật lên ở đâu nhé:

Thật tình cờ. Gía bật lên ngay vùng supply zone đã bị phá :)))
Sau đó break trendline giảm

và hồi về tạo demandzone và test lại ngay sau đó 1-2 hôm và bật mạnh tới bây giờ:

Vậy thì bây giờ làm gì với VCB???

Đầu tiên đó là vẽ lại trendline tăng giá, vì trend nào bị break thì các bạn xóa đi và xem nó k còn hữu hiệu nữa nhé.
Biểu đồ mới sẽ được vẽ lại:

Bây giờ các bạn có thể rõ ràng thấy được:
1/ sau phiên 16/06, giá vẫn chưa vượt được giá đóng cửa phiên này
2/ Vẽ được 2 vùng supply zone (spz) với spz sau thấp hơn spz trước

và nối 2 đỉnh của vùng này lại với nhau thành 1 trendline giảm:

Kịch bản và lập luận:
Vì ta có thể thấy xu hướng chỉnh của VCB đang là tăng và tồn tại 1 xu hướng giảm điều chỉnh trong những ngày gần đây. Vì vậy khi xu hướng giảm kết thúc và được xác nhận, ta sẽ vào lệnh và đợi chờ điểm cắt lỗ từ thị trường.
Vậy chờ đợi ở đâu? → các vùng demand zone này



Cùng chờ đợi và quan sát xem VCB sẽ break trendline giảm giá ngắn hạn này ở vùng nào nhé. Sau đó bạn sẽ thấy thị trường luôn tạo ra các điểm cắt lỗ và điểm vào lệnh 1 cách rất tự nhiên.
Cùng chờ xem … :grinning: :grinning: :grinning:

Sẵn tiện up lên tấm hình của VND - Cổ phiếu tâm điểm phiên hôm nay.
Mọi người nhìn và ngẫm nghĩ nhé:

P/s: với phân tích kĩ thuật thì những cổ phiếu thanh khoản càng cao thì độ chính xác việc nhìn nhận tâm lý đám công càng đúng và càng dễ trading hơn các cổ phiếu thanh khoản thấp.

1 Likes

2 Likes

Các kiến thức bạn chia sẻ thật có giá trị. Nếu có thể nhờ bạn tổng quan về cách setup 1 lệnh mua gồm những gì, sau đó thì đối với từng bước thì bạn diễn giải ra. Như thế sẽ rất có ích và dễ tìm hiểu đối với mình và mọi người khi tìm hiểu. Bản thân mình cũng rất thích PTKT, mình cũng tìm hiểu nhưng chưa thấy nhiều người chia sẻ như bạn. Cám ơn bạn rất nhiều :tada: :tada: :tada:

2 Likes

Bạn đọc từ trên xuống dưới lại giúp. Tại tớ có note từng phần từng phần theo ý b nói đó. Các set up vào lệnh với chỉ báo, với sdz, và tổng thể là lý thuyết dow. Đủ hết :grinning:

1 Likes

mình có đọc từ đầu đó, chắc do chậm hiểu nên còn thấy a ma tơ :innocent:

1 Likes

Bạn note lại đoạn nào cần m giải thích nha.