Tar - Giá gạo thế giới lập đỉnh 20 năm

Đã năm thứ 2 chiến tranh, năm ngoái thế giới lo ngại về khủng hoảng lương thực do Ucraina - nước xuất khẩu lớn về lúa mì ảnh hưởng lớn từ chiến tranh. Tuy nhiên hồi đó ngành gạo Việt Nam chưa được hưởng lợi mấy, các nước châu Âu chủ yếu vẫn ăn mì. Đằng đẵng gần 2 năm trôi qua, kho dữ trữ lúa mì Ucraina cũng dần dần cạn kiệt, chiến tranh triền miên sống cũng khó chứ chưa nói gì tập trung sản xuất lúa mì. Thế giới tập ăn dần sang gạo.
Ngoài ra hiệu ứng El nino nóng toàn cầu, sau khi đường tăng giá mạnh thì giá gạo thế giới bắt đầu tăng mạnh. Giá gạo thế giới đang trên đà lập đỉnh, dự đoán thiếu hụt nghiêm trọng nhất trong 2 thập kỷ qua.


Thiên thời, địa lợi, còn mỗi anh lái nữa là nhân hòa

1 Likes

Tích lũy đã đủ lâu, chart đẹp

Xúc

1 Likes


Khi giá đường tăng, LSS đã tăng 50%. Nhìn vào để đặt triển vọng cho tar


Quý I lợi nhuận không cao do lãi suất ngân hàng cao, quý II lãi ngân hàng giảm dần, giáo gạo lại tăng mạnh, là điểm tựa để cp tăng mạnh

1 Likes

Giá gạo sau khi điều chỉnh giảm nhẹ vào cuối tháng 1 đã bật tăng trở lại, đạt 482,25 USD/tấn, tăng 3,6% so với đầu năm. Nguyên nhân là do sự biến động của các giống lúa gạo và nhu cầu của thế giới.

Cụ thể, các giống lúa tăng từ 300-400 đồng/kg so với vụ Hè Thu, và tăng 500-1.000 đồng/kg so với cùng kỳ, trái ngược với mọi năm khi càng vào vụ thu hoạch rộ, giá lúa càng tăng do không đủ gạo để các doanh nghiệp thu mua khi lượng hàng tồn kho đã gần cạn kiệt, các doanh nghiệp tích cực mua vào để có nguồn dự trữ.

Nhiều khách hàng nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, châu Phi, châu Âu… đang tích cực mua gạo dự trữ khi tình hình lương thực - thực phẩm bị đứt gãy ở nhiều quốc gia do biến đổi khí hậu và bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới. Ấn Độ và Pakistan hạn chế xuất khẩu gạo, Trung Quốc đầu cơ tích trữ lương thực vì hạn hán.

Cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng với các loại gạo thơm và chỉ Việt Nam có loại gạo này nên đã đẩy giá gạo tăng cao.

Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), xu hướng giá gạo có thể tiếp tục tích cực trong thời gian tới trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp. Việt Nam được hưởng lợi nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đảm bảo đủ sản lượng. Tuy nhiên, giá gạo có thể bị ảnh hưởng khi sản lượng gạo của Ấn Độ trong niên vụ gần đây đạt mức cao kỷ lục, có thể làm thay đổi các chính sách xuất khẩu gạo của nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này.

Ở góc độ đầu tư, VCBS đã chỉ ra 2 doanh nghiệp có thể được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao. Đầu tiên là Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã TAR). Theo VCBS, cổ phiếu TAR có mức độ tương quan khá cao với giá gạo. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty lại không tỏ ra như vậy.

“Diễn biến giá gạo tích cực sẽ là động lực cho TAR trong thời gian tới. Tuy nhiên về mặt kinh doanh, đã có những thời điểm kết quả kinh doanh không bám sát giá hàng hóa. Vì vậy, mặc dù xu hướng cổ phiếu là tích cực, chúng tôi khuyến nghị thận trọng khi ra quyết định đầu tư tại những thời điểm công bố thông tin của doanh nghiệp”, VCBS nhận định.

Ngoài ra, cổ phiếu LTG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cũng nằm trong danh sách mà nhà đầu tư có thể lưu ý. Theo VCBS, mức độ tương quan của giá gạo đối với LTG là không nhiều do biên lợi nhuận mảng gạo khá mỏng, và Công ty hoạt động theo mô hình bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân.

Tăng mạnh về sản lượng và giá trị

Thông tin tại cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu gạo quý I/2023 và phương hướng điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới sáng ngày 26/4, ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 1,85 triệu tấn gạo với trị giá 981 triệu USD, tăng hơn 23% về lượng và tăng 34% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 529 USD/tấn, tăng gần 9% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, nhiều thời điểm trong các tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ.

Trong quý I/2023 ghi nhận sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022 ở cả các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng. Đặc biệt, trị giá xuất khẩu gạo sang EU ghi nhận tăng trưởng rất tốt ở nhiều thị trường nhờ xuất khẩu các sản phẩm gạo thơm, gạo phẩm chất chất lượng cao với giá trị gia tăng cao. Điều này cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam đang ngày càng gia tăng, đáp ứng được yêu cầu từ cả các thị trường khó tính, đồng thời cho thấy tiềm năng mở rộng thị trường, gia tăng thị phần gạo chất lượng cao của Việt Nam.


Nhiều tín hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo trong năm 2023

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá, xuất khẩu gạo quý I/2023 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu theo đúng định hướng, gia tăng xuất khẩu các chủng loại gạo Việt Nam có thế mạnh như gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng, gạo cao cấp. và tiếp tục ghi nhận xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng đem lại giá trị cao, giảm tỉ trong xuất khẩu gạo thường chất lượng thấp.

Các thị trường xuất khẩu gạo trong quý I/2023 ghi nhận sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022 ở cả các thị trường truyền thống lẫn thị trường tiềm năng. “Xuất khẩu gạo sang các thị trường Đông Nam Á như Indonesia, Singapore đã tăng trưởng cao, xuất khẩu sang EU cũng ghi nhận tăng trưởng gần 50%, nhiều thị trường tăng mạnh như Hà Lan, Bỉ, Ba Lan. Đặc biệt các thị trường truyền thống và trọng điểm, chúng ta vẫn tiếp tục giữ vững như Philippines, Trung Quốc”, Thứ trưởng cho biết.

Thị trường tiếp tục thuận lợi

Nhận định về thị trường xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, những tháng cuối năm, giá lương thực sẽ tiếp tục có những biến động do tình hình biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang… khiến các nước tăng cường dự trữ lương thực.

Theo ông Nam, hiện nay nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi tăng. Tại các nước châu Âu, do xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên, đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng thì nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan tiếp tục hạn chế; giá gạo Thái Lan tăng do đồng Baht tăng giá trở lại. Việt Nam đang có lợi thế nguồn cung có sớm từ vụ Đông Xuân, sản lượng, chất lượng lúa gạo ổn định nên dự báo trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam vẫn ở mức tốt…

“Nhìn chung về thị trường xuất khẩu gạo năm nay về phía nguồn cung thấp hơn nhu cầu nên đầu ra thuận lợi, vấn đề của ngành gạo năm nay là khâu sản xuất và liên kết sản xuất sao cho có các chủng loại gạo phù hợp với nhu cầu thị trường”, ông Nguyễn Ngọc Nam nhấn mạnh.


Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội nghị

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, mặc dù thị trường có nhiều tín hiệu tích cực, song để thúc đẩy tăng trưởng ngành gạo, thời gian tới, các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, có kiến nghị để Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo như Nghị định 103, Nghị định 107/2018 để tạo tiền đề, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đồng thời Bộ Công Thương sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chiến lược xuất khẩu gạo tầm nhìn đến năm 2030 để các doanh nghiệp, địa phương có cơ sở tổ chức triển khai đồng bộ.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc cơ cấu lại chủng loại giống đặc thù, mã vùng trồng phục vụ cho chiến lược xuất nhập khẩu gạo, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu… để cung cấp cho thị trường tốt hơn. Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các cam kết của Việt cũng như nước bạn để doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các hiệp định thương mại. Đồng thời, phát huy vai trò liên kết giữa các thương nhân để định hướng xuất khẩu, chủ động đàm phán, giao dịch ký kết hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả, nâng cao vị thế gạo Việt Nam tại một số thị trường tiêu thụ lớn.

HƯỚNG ĐẾN KỶ LỤC LỊCH SỬ

Trước đó, chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho hay công ty mới ký được một đơn hàng xuất khẩu hơn 11.000 tấn gạo lứt vừa xát vỏ sang Hàn Quốc, giá 695 USD/tấn. Ước tính, đơn hàng quý I và quý II tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp đang đàm phán ký đơn hàng cho quý III, trong đó chờ chốt đơn xuất khẩu hơn 30.000 tấn gạo.

Gạo năm nay có giá tốt. Trung An đều ký được các đơn hàng có giá từ gần 600-1.500 USD/tấn. Đặc biệt, năm 2023 trong phân khúc gạo thơm ST xuất khẩu sang EU, phía Trung An đã ký kết xuất khẩu với giá 1.250 USD/tấn.

Theo ông Bình, bức tranh xuất khẩu gạo năm nay khá sáng nên các doanh nghiệp ngành gạo đang cân nhắc làm sao bán được với giá tốt nhất.

Tháng 2 vừa qua, Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị đã xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang thị trường EU với giá 1.800 USD/tấn. Đơn hàng 400 nghìn tấn gạo sang thị trường EU trong năm 2023 được bán với mức giá 12,9 EUR/5kg (túi), tương đương 2.000 USD/tấn.

Theo tính toán, xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn, với kim ngạch 4 tỷ USD trong năm nay. Nếu đạt được con số này, gạo Việt Nam sẽ thiết lập kỷ lục lịch sử về kim ngạch xuất khẩu.

Huỷ kế hoạch chuyển sang sàn HoSE, dự kiến phát hành thêm 79 triệu cổ phiếu

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu TAR của Gạo Trung An từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, ban lãnh đạo Gạo Trung An dự kiến sẽ trình cổ đông xem xét thông qua việc chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% vốn điều lệ và dự kiến tỷ lệ chia cổ tức năm 2023 ở mức 10%. Công ty cũng cho biết do đang trong giai đoạn tập trung đầu tư phát triển cánh đồng mẫu lớn tại Hòn Đất, Kiên Giang nên đề xuất không trích các quỹ.

Đồng thời, ban lãnh đạo Gạo Trung An đề xuất cổ đông xem xét thông qua việc dừng triển khai thực hiện việc chuyển niêm yết cổ phiếu TAR từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE) như đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Nguyên nhân được đưa ra là do yếu tố vĩ mô không thuận lợi, thị trường chứng khoán diễn biến khó lường và công ty đang tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một nội dung khác đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 nhưng ban lãnh đạo Trung An cũng đề xuất huỷ bỏ trong Đại hội năm 2023 là việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Tương tự như việc huỷ chuyển niêm yết trên sàn HoSE, nguyên nhân của việc huỷ phát hành cổ phiếu là tình hình thị trường hiện không thuận lợi, việc triển khai có thể ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và cổ đông.

Tuy nhiên, Gạo Trung An sẽ tiếp tục thực hiện việc phát hành thêm hơn 39 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán là 15.000 đồng/cổ phiếu và phát hành riêng lẻ 40 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá chào bán là 20.000 đồng/cổ phiếu.

Phát hành thêm giá bán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 20.000đ/cổ phiếu. Vậy thì phải đánh lên bèo cũng 30k mới phát hành thêm được. 29/6 này đại hội rồi, phải đánh lên trước khi đại hội thì mới suôn sẻ được.

1 Likes

Em này ổn nha

1 Likes

Dòng này chưa tăng, kiểu gì cũng có nhịp chạy sớm thôi

1 Likes

Em nghĩ lái đang đè gom hàng, mà kinh nghiệm của em thì mấy con có lái thường trước khi đại hội cổ đông sẽ chạy rất mạnh, để cổ đông đến họp nhộn nhịp. Nên mong là trong tháng 6 sẽ ấm

1 Likes

Hợp ní luôn bro

1 Likes

Tar mua tích lũy khi đỏ

2 Likes

Con này khi chạy là cũng lên 30-50%

1 Likes

Tui mới múc TC, kéo lên nào

1 Likes

Phiên mai dự khả quan đây