"Tất Tần Tật" về Đa dạng hoá danh mục đầu tư

Hiện nay, đa dạng hóa danh mục đầu tư là chiến lược quan trọng của nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định cho danh mục đầu tư, đặc biệt là khi thị trường biến động và khó đoán như hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách thực hiện việc đa dạng hóa đầu tư trong hành trình đầu tư.

Để thành công trong đầu tư, nhà đầu tư cần phải thích nghi với tính biến đổi của thị trường và chịu khó tìm tòi, học hỏi, và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Trang bị cho mình một kiến thức bao quát, tâm lý vững vàng, và sự nhanh nhạy và linh hoạt trong tầm nhìn khi sử dụng các công cụ đầu tư là yêu cầu quan trọng nhất. Các nhà đầu tư cần phân bổ ngân sách vào nhiều loại sản phẩm chứng khoán khác nhau, đầu tư vào nhiều dự án khác nhau để giảm rủi ro. Ngoài ra, đa dạng hóa đầu tư bằng cách đầu tư vào các công ty thuộc các ngành nghề khác nhau cũng là một chiến lược quan trọng. Việc đầu tư đa dạng giúp nhà đầu tư kiềm chế được biến động giá cả và giảm thiểu rủi ro. Chính vì vậy, đa dạng hóa danh mục chính là chìa khóa để nhà đầu tư kiểm soát rủi ro, thông qua phân tán và bù trừ rủi ro giữa các loại tài sản khác nhau. Đây là một trong những biện pháp quan trọng trong quản trị đầu tư. Để các nhà đầu tư phòng ngừa các rủi ro có tính bất ngờ. Chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống xấu xảy ra. Đảm bảo ổn định cho các hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhất.

Vậy, làm thế nào để có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư?

Nhà đầu tư cần phải xem xét tình hình tài chính và điều kiện cá nhân để phân bổ các loại hình đầu tư phù hợp. Ngoài ra, nhà đầu tư cần phân bổ vốn vào các loại tài sản thích hợp, ví dụ như đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng, vàng, ngoại tệ, bất động sản, trái phiếu nợ ngắn hạn hoặc dài hạn, nợ chính phủ hoặc nợ doanh nghiệp. Các quy tắc này giúp giảm rủi ro và đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho danh mục đầu tư.

Một vài Tips giúp NĐT đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả:
image
1. Đầu tư vào nhiều cổ phiếu thuộc nhiều ngành khác nhau
Tuy nhiên, quan trọng là các cổ phiếu này nên thuộc nhiều ngành khác nhau. Việc đầu tư quá nhiều vào một số lượng lớn các cổ phiếu cũng không phải là cách đa dạng hóa tốt nhất. Thay vào đó, nên tập trung vào nắm giữ các công ty chất lượng cao thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau và xem xét các cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn hóa nhỏ, chia cổ tức, tăng trưởng và giá trị. Việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của bạn.**

2. Biết khi nào nên thay đổi các khoản đầu tư

Mua và giữ theo phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư là một chiến lược tốt, tuy nhiên, việc không theo dõi các khoản đầu tư sẽ là sai lầm. NĐT nên dành thời gian định kỳ để cập nhật các khoản đầu tư và theo dõi thay đổi trong điều kiện thị trường. Điều này giúp NĐT đánh giá tình hình và quyết định NĐT hoặc chuyển sang đầu tư mới khi cần thiết.

3. Sử dụng phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư để tiếp tục xây dựng danh mục

Để đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán, cần thêm các khoản đầu tư mới thường xuyên. Phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư (Dollar-Cost Averaging) giúp hạn chế rủi ro bằng cách đầu tư số tiền cố định theo kế hoạch định kỳ trong một thời gian dài, bất chấp giá cổ phiếu có lên hay xuống. Ngoài ra, một vài chiến lược phân bố tài sản như Rempel Maximum cũng thường được áp dụng đối với những người có nhu cầu vay vốn để đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, cách thức này có thể làm gia tăng cả lợi nhuận lẫn thiệt hại, nhưng nếu như thực hiện đầu tư trong thời gian dài, bạn sẽ hạn chế được những rủi ro một cách đáng kể. Có một thực tế cho thấy rằng trong số 400 người giàu nhất trên thế giới (theo tạp chí Forbes) thì có đến 87% thực hiện chiến lược đòn cân nợ – sử dụng tiền của người khác để đầu tư vào công việc kinh doanh của mình hoặc vào thị trường cổ phiếu.

:smiling_face_with_three_hearts: Tóm lại, đa dạng hoá đầu tư giúp giảm tiềm năng rủi ro và tổn thất lớn cho nhà đầu tư. Việc đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau sẽ giúp giảm biến động và rủi ro. Bài viết trên hy vọng giúp NĐT hiểu rõ và thành công hơn trong sự nghiệp đầu tư của mình

Bổ sung thêm cho các bác một vài chiến lược có thể tham khảo:
Chiến lược đầu tư theo chu kỳ:

Thông thường, chiến lược phân bổ tài sản theo cách thức truyền thống sẽ không tạo ra nhiều lợi nhuận cho những người mới bắt đầu và đồng thời nó cũng tạo ra một loại rủi ro mang tên “rủi ro thập kỷ trước” bởi vì 80% lợi nhuận mà khoản đầu tư của bạn mang lại sẽ đến sau khoảng thời gian từ 10 – 20 năm.
Chiến lược đầu tư theo chu kỳ sẽ giúp NĐT hạn chế được loại rủi ro này một cách đáng kể thông qua việc đa dạng hóa danh mục theo thời gian. Thêm vào đó, bạn cũng nên lập một danh mục đầu tư gồm tối thiểu 50% là các khoản vay, sau đó đầu tư toàn bộ danh mục vào cổ phiếu để đạt được những danh mục đầu tư có lợi hơn.
Tuy nhiên, việc vay vốn để đầu tư ở độ tuổi 20-30 khi còn thiếu kinh nghiệm là một chiến lược vô cùng mạo hiểm và ẩn chứa nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, việc vay vốn để đầu tư thường khuyến khích các thói quen xấu trong đầu tư như việc “mua đắt” khi thị trường xuất hiện nhiều tín hiệu tốt và sau đó lại rao bán với giá rẻ khi thị trường trở nên không tốt.