Thời Tới…
- Ngành bất động sản phục hồi: Những nỗ lực của Chính phủ nhằm tháo gỡ các nút thắt pháp lý trong phát triển bất động sản được kỳ vọng sẽ giải phóng nguồn cung bị kìm hãm trước đây và thúc đẩy nhu cầu thị trường.
- Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận khả quan: Dự báo TCB sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 31,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2025 (+14,5% svck) và 37,6 nghìn tỷ đồng vào năm 2026 (+19,4% svck).
Yếu tố hỗ trợ:
-
NIM phục hồi tốt hơn dự kiến.
-
Tiến độ IPO của TCBS nhanh hơn dự kiến.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị:
-
Tỷ lệ hấp thụ bất động sản thấp do nguồn cung dồi dào trong khi giá vẫn ở mức cao.
-
NIM giảm mạnh hơn dự kiến.
Động lực tăng trưởng tín dụng chủ yếu đến từ ngành bất động sản.
- Tại thời điểm cuối Q1/2025, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng 4% tính từ đầu năm, đạt 711 nghìn tỷ đồng. Khoản giải ngân ròng mới chủ yếu đến từ chủ đầu tư bất động sản (+27,7 nghìn tỷ đồng so với quý trước, hay +15% so với quý trước), cho vay mua nhà (+5,1 nghìn tỷ đồng so với quý trước, hay +2,5% so với quý trước), cho vay ký quỹ (+4,6 nghìn tỷ đồng so với quý trước, hay +17,6% so với quý trước). Theo chia sẻ từ lãnh đạo TCB, thị trường bất động sản sơ cấp đã sôi động trở lại trong Q1/2025. Tổng giá trị giải ngân mới với cho vay mua nhà đạt 20 nghìn tỷ đồng, đến từ một số dự án như Vinhomes Global Gate, Ocean Park 1, 2, 3, Vinhomes Royal Island Vũ Yên và The Global City. Trong khi đó, thị trường thứ cấp chưa có nhiều khởi sắc. Với nhiều chính sách hấp dẫn để giữ và thu hút khách hàng, tốc độ trả trước/tất toán các khoản vay mua nhà tại TCB đã giảm đi trong Q1/2025 (chỉ đạt 14 nghìn tỷ đồng, -31,2% svck). Ngoài ra, số dư trái phiếu doanh nghiệp và UPAS LC lần lượt giảm 7,4% và 50% so với quý trước, xuống còn 47,5 nghìn tỷ đồng và 3,9 nghìn tỷ đồng trong Q1/2025.
Dư nợ cho vay liên quan đến các công ty xuất/nhập khẩu đến thị trường Mỹ đạt 10,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,6% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Mặc dù mảng xuất nhập khẩu dự kiến đối mặt với nhiều khó khăn nếu căng thẳng thương mại leo thang, TCB cũng nhận thấy có những cơ hội mới trong thời gian tới. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tìm kiếm các thị trường mới thay cho Mỹ và mang lại cơ hội cho ngân hàng về các mối quan hệ thương mại mới cũng như nhu cầu mới đối với sản phẩm thư tín dụng và các dịch vụ thu phí khác.
- Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBankS, ID: 117494 - Nhận ngay ưu đãi lãi Margin 7.9%/năm
Trong khi nợ xấu doanh nghiệp tiếp tục được kiểm soát, nợ xấu từ cho vay mua nhà vẫn chịu áp lực.
- Mặc dù TCB đã xóa 525,5 tỷ đồng nợ xấu trong Q1/2025, tổng nợ xấu vẫn tăng 9,6% so với quý trước, lên 7,8 nghìn tỷ đồng — đẩy tỷ lệ nợ xấu lên 1,17% (so với 1,12% trong Q4/2024). Cụ thể, phân khúc cho vay mua nhà chiếm 62,5% tổng nợ xấu, đạt khoảng 4,9 nghìn tỷ đồng (+ 24% so với quý trước). Với việc lãi suất cho vay mua nhà vẫn ở mức thấp, việc nợ xấu gia tăng chủ yếu đến từ những khách vay mua nhà với mục đích đầu cơ và gặp vấn đề về dòng tiền khi các dự án nhà đã mua trước đó có thanh khoản thấp trong bối cảnh thị trường hiện nay. Trong năm 2025, TCB đặt kế hoạch đưa tỷ lệ nợ xấu của danh mục cho vay mua nhà về khoảng 2% - 2,1% (từ mức hiện tại là 2,3%).
Cạnh tranh lãi suất gay gắt gây áp lực lên NIM.
-
NIM giảm xuống 3,57% trong Q1/2025 (-79 điểm cơ bản svck, hay -27 điểm cơ bản so với quý trước) do lợi suất tài sản tiếp tục sụt giảm (- 31 điểm cơ bản so với quý trước). Trong khi ảnh hưởng của chính sách lãi suất linh hoạt lên lợi suất tài sản chủ yếu diễn ra vào Q2/2024 và Q3/2024, việc gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng là nguyên nhân chính khiến NIM giảm trong Q1/2025**.Với 60% danh mục cho vay mua nhà sẽ chuyển sang giai đoạn lãi suất thả nổi, kỳ vọng NIM sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2025.**
-
Số dư CASA giảm 6,5% so với quý trước, xuống còn 186,4 nghìn tỷ đồng, trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng 3,3% so với quý trước, lên 345 nghìn tỷ đồng trong Q1/2025. Do đó, tỷ lệ CASA giảm xuống còn 35% (so với 37,4% trong Q4/2024). Kết quả này chủ yếu là do yếu tố mùa vụ khi người dân chọn gửi tiền có kỳ hạn trong dịp lễ Tết, cũng như tham gia chương trình Sinh lời tự động. Trong điều kiện bình thường, mức độ gắn bó của khách hàng (stickiness) với tiền gửi thanh toán của TCB ở mức 93%. Việc khách hàng hài lòng với các trải nghiệm ngân hàng số và nền tảng giao dịch của TCBS cùng với chương trình miễn phí giao dịch đã góp phần duy trì số dư CASA tốt cho TCB. Do đó, không có nhiều quan ngại về chi phí huy động vốn của ngân hàng trong thời gian tới. Nhìn chung, kỳ vọng NIM sẽ dần phục hồi, đặc biệt trong nửa cuối năm 2025.
Thu nhập phí thuần giảm xuống 1,8 nghìn tỷ đồng (-15,8% svck) do sự sụt giảm của hoạt động phát hành thư tín dụng (-39,4% svck) và phí từ hoạt động thẻ (-22,7% svck). ACE lưu ý sự sụt giảm trong phí LC( mở và xử lý thư tín dụng) phù hợp với xu hướng chung và chủ yếu do thay đổi trong cách ghi nhận kế toán. Phí dịch vụ ngân hàng đầu tư tiếp tục là nguồn đóng góp chính cho thu nhập phí thuần, đạt khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng (+44,5% svck) trong Q1/2025 nhờ hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp quy mô lớn của TCBS, đặc biệt liên quan đến các công ty bất động sản.
Ước tính lợi nhuận
Trong năm 2025, giảm dự báo LNTT 6% xuống 31,5 nghìn tỷ đồng (+14,5% svck), chủ yếu do:
-
NIM thu hẹp: Do cạnh tranh gay gắt, TCB sẽ chịu áp lực giảm lãi suất cho vay trong ngắn hạn. Do đó, điều chỉnh giảm dự báo NIM xuống 3,93% trong năm 2025 (- 27 điểm cơ bản).
-
Thu nhập từ phí yếu hơn: Hoạt động tài trợ thương mại sẽ gặp khó khăn trong năm 2025 do các rào cản thuế quan từ Mỹ.
Sang năm 2026, dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 37,6 nghìn tỷ đồng (+19,4% svck) do:
-
Nhu cầu tín dụng cải thiện: Kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ phục hồi mạnh trong năm 2026 nhờ quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý. Do đó, dự báo tăng trưởng tín dụng đạt 21% trong năm 2026.
-
Chất lượng tài sản được quản lý tốt: Với lãi suất thấp và cơ chế tái cơ cấu đang được triển khai, tỷ lệ nợ xấu sẽ được giữ ổn định ở mức 1,05%.
-
NIM phục hồi: Với tâm lý thị trường bất động sản cải thiện và chi phí vốn ổn định, dự báo NIM sẽ tăng nhẹ 4 điểm cơ bản lên 3,97% trong năm 2026. Ngoài ra, trong trường hợp những khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi từ chương trình giá linh hoạt (chủ yếu thuộc lĩnh vực ReCOM) có dòng tiền cải thiện và có thể trả ngân hàng theo lãi suất thông thường, NIM của ngân hàng sẽ có sự hồi phục rất mạnh.
-
Thu nhập từ phí phục hồi: Kỳ vọng công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2025 và bắt đầu đóng góp lợi nhuận cho TCB trong năm 2026. Do đó, thu nhập ngoài lãi (NFI) ước tính đạt 10 nghìn tỷ đồng (+17,5% svck).
Định giá
- Cân nhắc tới việc phản ánh giá trị của TCBS vào định giá của TCB trong bối cảnh công ty có kế hoạch tiến hành IPO dự kiến trong nửa cuối năm 2025. Khi TCBS có giá thị trường, khoản đầu tư của TCB vào TCBS có thể được định giá lại. Hiện tại, TCBS đóng góp khoảng 8,5% đến 17% lợi nhuận hợp nhất của TCB và có ROE tương đối cao trong ngành (15%). Theo đó, hệ số mục tiêu P/B và P/E đối với cổ phiếu của TCBS lần lượt ở mức 2x và 15x.
TCBS sẽ là Big Game trong năm 2025 này của TCB nhé.
- Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBankS, ID: 117494 - Nhận ngay ưu đãi lãi Margin 7.9%/năm