Trong 1 năm qua TCM đã từng lên đỉnh 120k <chưa chia cổ tức>. Quý 3 vừa rồi là quý TCM chịu ảnh hưởng nằng của covid và chi phí 3 tại chỗ tăng cao, chi phí logistic tăng cao nên lần đầu tiên trong lịch sử TCM bão lỗ 3 tỷ đồng. Tuy mức lỗ ko lớn nhưng cũng đã đẩy giá TCM từ 90 xuống 65. Tức là những j xấu nhất đã phản ánh vào giá 65.
1-TCM kinh doanh những gì:
1-Sợi, dệt, đan, may, nhuộm:TCM là DN duy nhất khép kíp từ nguyên liệu đến sản phẩm. Chuỗi cung ứng của TCM bao gồm sợi, đan, nhuộm và hoàn tất sản phẩm, may, và phân phối. Phần lớn bông, xơ dùng để sản xuất sợi được nhập khẩu. Bông được nhập khẩu từ Mỹ , Brazil, Tây Phi; trong khi xơ (Polyester, Viscose) nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Đài Loan. Chuỗi cung ứng Dệt – Nhuộm – May giúp TCM giảm tỷ lệ mua ngoài, hạn chế rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu gây ra… Hiện tại giá sợi đang tăng, sau khi kinh tế mở cửa hết giãn cách, đươn hàng xuất khẩu sẽ tăng mạnh sang nước ngoài. TCM đang phối hợp với Công ty Juki Singapore triển khai dự án Nhà máy may thông minh áp dụng công nghệ vào sản xuất. Dự án được thực hiện với kỳ vọng: nâng cao năng lực sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào nguồn lao động; chủ động thay đổi sản xuất theo đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả; có thể sản xuất được các đơn hàng nhỏ lẻ.
2/ Hưởng lợi từ CPTPP và EVFTA nhiều hơn so với những doanh nghiệp trong ngành.**
Chuỗi cung ứng Dệt – Nhuộm – May hỗ trợ TCM đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP và EVFTA.R&BD đáp ứng được các đơn hàng yêu cầu về chất lượng khắc khe tại các thị trường xuất khẩu trong EVFTA và CPTPP.
3/Năm 2021 là năm chuyển đổi khi thị trường vẫn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và xu hướng mua hàng trực tuyến ngày càng tăng. Do vậy, công ty sẽ tập trung đẩy mạnh bán hàng trực tuyến như bán hàng trên Amazon; xây thêm nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long với công suất tương đương nhà máy số 1 để tăng năng lực sản xuất cho ngành may; nghiên cứu phát triển các mặt hàng sợi và vải dự trên xu hướng nhu cầu khách hàng.NHà máy mới dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2022 với công suất 8 triệu sản phẩm/năm. Thời gian qua, TCM nhận nhiều đơn hàng nên giao ra ngoài gia công, khách hàng không hài lòng điều này. Nhà máy mới đi vào vận hành sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu khách hàng hơn.Hiện tại các đơn đặt hàng đã full năm 2022.
II/Ngoài chủ lực dệt may TCM còn có mảng BDS dc coi là thiên thời 2022
Dự án TCM Tower nhiều năm lỗi hẹn do chờ phê duyệt của cơ quan quản lý. Hiện nay, TCM đã tìm kiếm được đối tác tin cậy để triển khai. Dự kiến thủ tục pháp lý khoảng 12 tháng, theo đó, doanh thu và lợi nhuận có thể ghi nhận cuối 2022 đầu 2023
Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 11/2021 của Công ty, doanh thu đạt 12.785.474 USD, tăng nhẹ so với tháng 11/2020 và tăng 10,4% so với tháng 11/2021 trong đó sản phẩm may chiếm 76%, vải chiếm 12% và sợi chiếm 10% tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế tháng 11 đạt 143.096 USD. Mặc dù năng suất tháng 11/2021 của các nhà máy may tăng so với các tháng trước nhưng do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng trong khi một số đơn hàng giá bán vẫn chưa tăng theo dẫn đến biên lợi nhuận gộp tháng 11 của sản phẩm may chưa đạt kỳ vọng. Doanh thu lũy kế 11 tháng đạt 136.851.787 USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 và tương ứng với việc hoàn thành 77,1% kế hoạch năm 2021. Lợi nhuận lũy kế sau thuế đạt 5.101.208 USD, tương ứng với việc hoàn thành 41,3% kế hoach năm 2021. so với quý 3 tháng 11 đã có lãi trở lại rồi nhé
TCM xuất khẩu hàng dệt may đi nhiều nước lớn trên thế giới. Trong 11/2021, xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất 46,29% % tổng lượng hàng xuất khẩu, tiếp đến là Nhật chiếm 16,3%, Hàn Quốc chiếm 13,7%. Trong tháng này, xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tăng so với trước đây, chiếm 7,8% tổng lượng hàng xuất khầu. Dự kiến Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này trong thời gian tới để tận dụng những ưu đãi về thuế quan do khi Hiệp định EVFTA mang lại.
TÌNH HÌNH ĐƠN HÀNG Hiện Công ty đã nhận đơn hàng đến Quý 2/2022 và đang chuẩn bị nhận đơn hàng cho Q3/2022. Công ty đã và đang đẩy mạnh xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 3/2022 để kịp sản xuất đơn hàng cho năm 2022 và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới. Công ty cũng vừa nhận những đơn hàng đầu tiên từ khách hàng Revise của Mỹ sau khi vượt qua kiểm tra và đánh giá (audit) nhà máy Thành Công tại Vĩnh Long. Trong tháng 11/2021, công ty cũng đã nhận khoản vay phục hồi sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội TP.HCM với lãi suất 0% để trả lương cho NLĐ trong 3 tháng từ tháng 11/2021 – tháng 1/2022 theo chương trình hỗ trợ của chính phủ, giúp cho công ty giảm bớt chi phí tài chính so với vay từ ngân hàng thương mại. 0.00% 0.09% 0.21% 6.96% 0.09% 7.61% 0.21% 1.82% 16.31% 13.70% 0.10% 0.17% 0.03%0.05% 0.00% 46.29% 5.56% 0.80%.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 Thị trường xuất khẩu theo quốc gia USD 44.7% 0.1% 46.6% 0.9% 7.8% Thị trường XK theo Châu lục Châu Á Châu Đại Dương Châu Mỹ Châu Phi Châu Âu 7
TCM nằm trong bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021 Ngày 30/11/2021, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021. Công ty Cổ phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công đạt thứ hạng 191 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và thứ hạng 342 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021. Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên tiêu chí doanh thu. Các tiêu chí khác như tổng tài sản, tổng số lao động, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông cũng được tham chiếu để đánh giá hiện trạng sức mạnh tổng thế của doanh nghiệp. Bảng xếp hạng VNR500 ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định, những doanh nghiệp đã cho thấy bản lĩnh kiên cường và là đầu tàu của nền kinh tế trong giai đoạn đầy chông gai thử thách do tác động của đại dịch COVID-19 vừa qua. Bảng xếp hạng VNR500 cũng góp phần giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp Việt tới cộng đồng kinh doanh cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
E-land Asia Holdings Pte., Ltd Singapore 25,092,627 35.21 31/12/2019 Nguyễn Văn Nghĩa 11,164,957 15.67 14/09/2021 Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank 1,267,700 1.78 28/04/2017 Lê Quốc Hưng 955,200 1.34 23/06/2017 Đinh Thị Thu Hằng 56,581 0.08 31/12/2015 Nguyễn Hữu Tuấn 3,818 0.01 31/12/2016 Phan Thị Huệ 1,453 0.0 23/02/2021 Nguyễn Tự Lực 110 0.0 31/12/2016 Trần Như Tùng 31 0.0 31/12/2019 Lee Eun Hong 7 0.0 07/01/2021 Kim Dong Ju 7 0.0 31/12/2019
cơ cấu cổ đông TCM cực cô đăc: có 30 triệu trôi nổi…nên lái muốn đánh nhanh rất dễ. Ô nghĩa HDQT nắm 15 phần trăm với 11 triệu cổ mà làm ko tốt thì bắn đinh vô chân mình à…he he