TCM Update

Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu TCM

CTCK Phú Hưng (PHS)

Năm 2022, CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM – sàn HOSE) đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.182,9 tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước), trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 253.8 tỷ đồng (tăng trưởng 77%).

Ban lãnh đạo cho biết động lực tăng trưởng năm 2022 đến từ việc TCM có thể đa dạng hóa sản phẩm từ dệt kim đến dệt thoi, đa dạng hóa thị trường, phát triển thị trường EU và châu Á, cải tổ quy trình sản xuất, tái thiết kế quy trình kinh doanh đối với toàn bộ chuỗi giá trị để có thể sản xuất nhanh hơn, với chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn thông qua sự hỗ trợ của E-land.

Trong năm nay, TCM sẽ tăng vốn điều lệ lên 820 tỷ đồng, thông qua chia cổ tức 15%. Thời gian thực hiện dự kiến vào tháng 6/2022.

Kết quả kinh doanh quý I/2022, TCM ghi nhận doanh thu đạt hơn 47 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế hơn 3 triệu USD, tăng 17%.

Chúng tôi tin rằng nhà máy Vĩnh Long 2 và sự cải tổ quy trình làm việc và sản xuất sẽ tạo sức bật cho kết quả kinh doanh năm 2022 của TCM, trong bối cảnh nhu cầu dệt may tích cực tại các thị trường lớn của TCM (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc – đóng góp 63% doanh thu).

Qua đó, chúng tôi duy trì ước tính doanh thu đạt 4.318 tỷ đồng (tăng 22,1% so với năm trước), và lợi nhuận sau thuế đạt 264 tỷ đồng (tăng trưởng 83,7%). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi duy trì mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu TCM 80.800 đồng/cổ phiếu (+2% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị Giữ cho cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro về nguồn cung lao động; (2) Rủi ro lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu; (3) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (4) Rủi ro cạnh tranh; (5) Rủi ro khoản phải thu; (6) Rủi ro nguồn nguyên liệu; (7) Rủi ro pha loãng.

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM - HSX) hoạt động chính trong lĩnh vực may mặc (chiếm 98.7% trong cơ cấu doanh thu). Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 88%. Các nước có tỷ trọng lớn nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cơ cấu cổ đông của TCM khá cô đặc: E-Land sở hữu 44,96% cổ phần, ông Nguyễn Văn Nghĩa (thành viên HĐQT) sở hữu 16,89%. Với cơ cấu cổ đông cô đặc, giá cổ phiếu TCM thường biến động khá mạnh. Doanh thu quý III/2022 đạt 1.229,4 tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái), lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 3.400 tỷ đồng (tăng trưởng 26%). Tăng trưởng chủ yếu từ mảng may mặc và dệt may, nhờ nhu cầu tăng mạnh sau thời gian giãn cách. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tháng 10 đạt 13,5 triệu USD (tăng trưởng 17%) và 803 nghìn USD (tăng 922% ). Lũy kế lợi nhuận sau thuế 10 tháng đạt khoảng 9,84 triệu USD (tăng 99%), hoàn thành 91% so với kế hoạch năm 2022. Bên cạnh mảng kinh doanh may mặc, TCM đang mở rộng sang mảng kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bất động sản, nhưng tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận chưa lớn. Do lạm phát tăng cao làm giảm sức mua tiêu dùng tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản khiến đơn hàng của TCM có dấu hiệu giảm sút. Tính đến giữa tháng 11, công ty đã ghi nhận khoảng hơn 85% đơn hàng cho kế hoạch doanh thu quý IV/2022, hiện đang nhận đơn hàng cho quý I/2023. Đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, cơ cấu nguồn vốn của TCM có Tổng nợ/Tổng tài sản tại quý III/2022 đạt 45,6%, tương đối thấp so với ngành, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với 86% trong tổng nợ. Mức sử dụng đòn bẩy tài chính thấp giúp TCM giảm áp lực chi phí tài chính trong bối cảnh lãi suất có chiều hướng tăng cao, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu nhiều áp lực vì các chi phí tăng. Biên lợi nhuận gộp quý III/2022 đạt 17.5%, cao hơn so với cùng kỳ 7.8 điểm phần trăm. So với các doanh nghiệp cùng ngành, biên lợi nhuận của TCM xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên ROE của TCM lại thấp hơn đáng kể, nguyên nhân do Thành Công sử dụng đòn bẩy thấp hơn các doanh nghiệp khác. Do đó, chúng tôi đánh giá hoạt động kinh doanh của TCM ổn định. Tuy nhiên, sang năm Quý Mão TCM khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh do đơn hàng giảm sút tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản khi các nền kinh tế lớn này chậm lại. Định giá, khuyến nghị: Nhà máy Vĩnh Long 2 với công suất 9 triệu sản phẩm/năm được đưa vào vận hành nhưng tình hình kinh tế tại các thị trường chính chậm lại, tuy nhiên TCM được bù đắp bởi các thị trường khác như Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch, do vậy chúng tôi giả định đơn hàng tăng chậm lại khoảng 10% trong năm 2023. Với giả định trên chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2023 đạt khoảng 4.900 tỷ đồng; EPS tương ứng đạt 3.500 đồng/CP. Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá P/E để xác định giá trị của cổ phiếu TCM. Với P/E trung bình khoảng 8 lần, giá trị hợp lý TCM là 28.000 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị trung lập với cổ phiếu TCM.

Trong 10 tháng năm 2023, doanh thu ngành may vẫn là động lực tăng trưởng chính của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM – sàn HOSE). Cụ thể, tỷ trọng ngành may chiếm khoảng 76,7% doanh thu thuần, tương đương gần 2.192 tỷ đồng (giảm 24% so với cùng kỳ). Doanh thu từ vải ước đạt gần 454 tỷ đồng (giảm 16%), chiếm khoảng 15,9% doanh thu thuần. Trong khi đó, giá sợi xuất khẩu Việt Nam khó cạnh tranh với sợi giá rẻ từ Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến tỷ trọng ngành sợi vẫn chỉ chiếm 6% trong cơ cấu doanh thu của TCM, tương đương với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm mạnh từ mức 11% vào năm 2021. Tính đến tháng 8/2023, giá bông nhập khẩu đã giảm 33,7% so với cùng kỳ nhờ xu hướng giảm của giá bông thế giới, dự kiến sẽ tác động tốt lên sự hồi phục của ngành sợi trong tương lai. Về cơ cấu thị trường, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của TCM. Trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ giảm 19,3% đạt 12 tỷ USD do sức ép tiêu thụ hàng tồn kho tăng cao kỷ lục vào quý III/2022, khiến đơn hàng tại các doanh nghiệp dệt may bị cắt giảm. Qua đó, TCM cũng bị ảnh hưởng theo tình trạng này với doanh thu xuất khẩu sang Mỹ theo chúng tôi ước tính giảm 36,3% còn khoảng 793 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc ghi nhận mức sụt giảm thấp hơn với giá trị xuất khẩu đạt ,6 tỷ USD (giảm 6,8%). Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn giữ ổn định, đạt 3,3 tỷ USD (tăng trưởng nhẹ 0,5%). Trong 10 tháng năm 2023, TCM ghi nhận mức sụt giảm trong doanh thu xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản thấp hơn so với thị trường Mỹ, lần lượt đạt 701 tỷ đồng (giảm 15,8% so với cùng kỳ) và 554 tỷ đồng (giảm 24,9%). Ngoài ra, TCM có đối tác chiến lược là E-land cũng giúp ổn định phần nào đơn hàng tại Hàn Quốc. Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với TCM tại mức giá hợp lý là 55.300 đồng/CP, tương ứng mức P/E và P/B trượt 2024 lần lượt là 15.5x và 1.7x.