TDT- Tăng trưởng bất chấp đại dịch

TDT- Tăng trưởng bất chấp đại dịch
“Không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm may mặc thời trang xuất khẩu. Khẳng định thương hiệu và đẳng cấp quốc tế để trở thành đối tác trực tiếp từ các thương hiệu thời trang uy tín của thế giới”.
Năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, theo bộ công thương kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may ước đạt 35,27 tỷ USD, Giảm 9,29% so với năm 2019, trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%. Nhiều doanh nghiệp cùng ngành phải tạm dừng hoạt động, thậm chí phá sản. Tuy nhiên vẫn có doanh nghiệp tìm được lối đi riêng cho mình để mang về những kết quả kinh doanh riêng bất chấp dịch bệnh . TDT là ví dụ điển hình cho doanh nghiệp vượt qua cơn bão dịch bệnh và một năm 2021 đầy hứa hẹn.
Hưởng lợi từ EVFTA và RCEP đi vào thực hiện.
Trước EVFTA, xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam sang EU đang được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP tiêu chuẩn, trong đó thuế nhập khẩu hàng may mặc của EU đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam là 9,6% đối với hàng may mặc và 11,9% với da giày.
Sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng dệt may sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 5 năm (chiếm 77,3% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính) hoặc 7 năm (22,7% còn lại). Trong khi đó, đa số các mặt hàng da giày sẽ được giảm thuế ngay lập tức về 0%.
TDT- Quý IV trước mắt và sứ mệnh 2021
Theo TDT, nguyên nhân kinh doanh sụt giảm mạnh do dịch COVID-19 khiến khách hàng lùi ngày xuất hàng của các đơn hàng sản xuất xong nhưng chưa ghi nhận doanh thu và sẽ được tính vào quí IV/2020. TDT đã duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2020 mở rộng công xưởng sản xuất, nâng cao công nghệ ở các nhà máy của mình. Điều này tạo lợi thế đón đầu các đơn hàng xuất khẩu lớn và tận dụng lợi ích từ các FTA vì hoạt động xuất khẩu vẫn là chủ đạo, chiếm trên 90% doanh thu của TDT, tập trung ở các thị trường lớn EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
Do năng lực sản xuất chưa lớn, nên việc tạm thời từ chối các đơn hàng lớn của ban lãnh đạo TDT là cần thiết, chỉ sản xuất theo đủ khả năng. Do đó bài toán nâng cao năng lực được ban lãnh đạo đặt lên hàng đầu. TDT có 2 nhà máy chính là Nhà máy Điềm Thuỵ và Nhà máy mới - chi nhánh TDT Đại Từ ( đang được đầu tư xây dựng và mở rộng). Khi đồng thời cả Hai nhà máy của TDT hoạt động full công suất thì năng lực sản xuất và các đơn hàng lớn không còn là vấn đề đối với TDT trong năm 2021.
Cơ hội và thách thức
Ngày 26/12/2020 vừa qua, Hội đồng quản trị TDT cũng đã ban hành Nghị quyết về việc giao khoán kế hoạch SXKD năm 2021 cho Ban Tổng Giám đốc, theo đó kế hoạch doanh thu năm 2021 là 475,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 41,5 tỷ đồng (tương đương EPS ~ 3000). Các con số kế hoạch này tăng mạnh so với thực hiện năm 2019 cũng như 9 tháng đầu năm 2020
Kế hoạch kinh doanh Hội đồng quản trị TDT giao cho Ban Tổng Giám đốc năm 2021 cho thấy quyết tâm của BLĐ và niềm tin vào nội lực của TDT sẽ nắm bắt được những cơ hội trong năm mới 2021. lớn không còn là vấn đề đối với TDT trong năm 2021.
images

2 Likes

ngành dệt may hả bác

1 Likes