Thu nhập lãi thuần của TCB quý 2 giảm 19,2% so với cùng kỳ; thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng nhẹ 9,8%; tổng thu nhập hoạt động giảm 14,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh 93,4% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận trước thuế còn 5.650 tỷ đồng, tương ứng giảm 22,8% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm đạt 12.820 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ; tổng thu nhập hoạt động đạt 18.625 tỷ đồng, giảm 11,1% so với cùng kỳ; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh hơn 600 tỷ đồng, tương ứng 111,2% so với 6T2022 qua đó khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 11.300 tỷ đồng, tương ứng giảm 20,2% so với 6T2022. Con số sụt giảm phản ánh rõ khó khăn của nền kinh tế khi nhu cầu tín dụng suy yếu và chi phí vốn tăng cao khiến hệ số NIM của Techcombank suy giảm; NIM quý 2/2023 của Techcombank chỉ còn 4,4% so với con số 5,6% cùng kỳ. Con số này giảm mạnh so với cùng kỳ là do chi phí lãi tăng cao (tăng 178% so với cùng kỳ) khiến cho thu nhập lãi thuần sụt giảm.
Điều khiến cho Techcombank phải trích lập dự phòng tăng cao so với cùng kỳ là do khó khăn của lĩnh vực bất động sản trong khi dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản của ngân hàng này rất cao, chiếm 32,94% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm quý 2/2023. Tính từ đầu năm dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản của Techcombank tăng 41,2%, một con số khá cao trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành bất động sản nói riêng đang gặp khá nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này đã tăng lên 1.09% kết thúc quý 2 so với con số 0,74% hồi đầu năm. Rõ ràng tỷ lệ nợ xấu tăng cao có đóng góp của lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng với con số tăng gần 7 lần so với cùng kỳ.
Về mặt định giá Techcombank đang có chỉ số P/B thấp nhấp trong số các ngân hàng có quy mô tầm trung (MBB; HDB; STB; VIB; VPB) với con số quanh 1 lần ở thời điểm hiện tại. Nếu xét trong vòng 5 năm trở lại đây thì P/B của Techcombank đang ở dưới mức trung bình (trung bình 5 năm quanh mức 1.5x), trong khi đó trung bình ngành tới con số 1.6x, còn trung bình của chỉ số VN-Index là 2.1x rõ ràng xét về tương quan định giá thì Techcombank đang thực sự hấp dẫn. Điều khiến giá cổ phiếu ông lớn ngành bank này chưa chạy so với các ngân hàng khác có lẽ là do sự nhìn nhận của nhà đầu tư về rủi ro trái phiếu và dư nợ cho vay linh vực bất động sản của nhà băng này. Tuy nhiên xét về chuẩn an toàn vốn thì Techcombank đang tuân thủ rất chặt chẽ với hệ số CAR đứng đầu ngành với con số 15%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao 125% và còn nhiều thông số ấn tượng khác. Rõ ràng Techcombank hiểu được khẩu vị rủi ro của mình và chủ động trong việc ứng phó và khi khó khăn của nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản qua đi thì kết quả kinh doanh của Techcombank sẽ thực sự khởi sắc trở lại với chất lượng quản trị kinh doanh tốt của ngân hàng này.
Ở trên chỉ là những đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của Techcombank trong Q2 và 6 tháng đầu năm. Bài viết chỉ thể hiện góc nhìn khách quan, không nhằm mục đích tư vấn khuyến nghị, người đọc tự chịu trách nhiệm với kết quả đầu tư của mình.
Anh/chị nào cần thông tin chi tiết hơn về Techcombank và ngành ngân hàng liên hệ số 0933086032(■■■■) em sẽ cung cấp nhé.