Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa khép lại tuần giảm mạnh nhất trong 3 tháng vừa qua khi nhà đầu tư đón nhận báo cáo lạm phát tháng 8 “nóng” hơn dự kiến từ Mỹ. Đây là dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng trước khi Fed tiến hành cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ vào ngày 20-21/9.
Thị trường chứng khoán trong nước điều chỉnh giảm sang tuần thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư thận trọng đứng ngoài quan sát trong tuần có nhiều sự kiện tác động đến diễn biến thị trường, từ
báo cáo lạm phát tháng 8 từ Mỹ đến phiên đáo hạn phái sinh và các quỹ ETF cơ cấu danh mục.
Về kỹ thuật: Chỉ số Vn-Index đã giảm sang tuần thứ 3 liên tiếp và bị đẩy lùi về ngưỡng Fibonacci 38,2% ở khu vực 1.234 điểm, đây cũng là vùng hỗ trợ có mặt của đường MA50. Nhìn theo đồ thị ngày, khả năng chỉ số VN-Index để mất hỗ trợ 23.6% Fibo tương ứng 1.234 điểm là có thể xảy ra trong tuần tới với những biến động khó lường của đợt tăng lãi suất cao tiếp theo của FED vào ngày 22/9. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index cũng đang có 2 vùng hỗ trợ khá mạnh và rất gần trong ngắn hạn là vùng 1.202 – 1.222 điểm. Do đó nếu vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 điểm +/-20 có thể được giữ vững thì kịch bản có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật vào cuối tuần khi thông tin nhiễu động qua đi.
Chiến lược đầu tư: Trong bối cảnh chỉ số VN-Index tiếp tục trong xu hướng điều chỉnh trước những biến động khó lường từ kỳ họp FOMC sắp tới của FED, chiến lược thận trọng nên tiếp tục được duy trì và NĐT nên tập trung quản trị tốt danh mục đặc biệt là nguyên tắc dừng lỗ nếu trading ngắn hạn.
Kịch bản thị trường nghiêng nhiều về điều chỉnh và sau đó mới phục hồi do đó, dòng tiền có thể sẽ co cụm vào một số nhóm ngành phòng thủ hoặc có câu chuyện ngắn hạn như: Sản xuất và phân phối điện, Bán lẻ, dầu khí, thực phẩm, Xây dựng Đầu tư công… Nên quản trị về mặt tỉ trọng cổ phiếu trong bối cảnh thị trường chưa xác nhận đáy.
ĐẬU THẾ VŨ FINBOX