Tháng 06/2025 - deadline đàm phán thuế quan mỹ - việt

, , , , ,

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THUẾ QUAN

Các vòng đám phán dần trải qua, tuy nhiên số liệu vẫn chưa được công bố. Các kịch bản cần được đánh giá đúng để NĐT hiểu rỏ tác động về các mức thuế sẽ ảnh hưởng như thế nào.

Nhóm hàng Rủi ro liên quan xuất xứ Tỷ lệ ước tính có nguy cơ “Không thuần Việt”
Điện tử – linh kiện, máy tính, điện thoại Phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc 60–80%
Dệt may, giày dép Sợi vải, nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc 40–60%
Gỗ và nội thất Nguy cơ bị Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế (dùng nguyên liệu từ TQ) 30–50%
Nhựa, cao su, cơ khí Phụ thuộc nguyên liệu đầu vào và máy móc từ nước ngoài 30–50%

Ước tính tổng thể:

Khoảng 35–45% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam có thể bị nghi ngờ về xuất xứ thuần túy, đặc biệt nếu Mỹ áp dụng điều tra theo Chuỗi cung ứng và các Hiệp định phòng vệ thương mại.

Một phần lớn trong đó là hàng hóa gia công tại Việt Nam từ linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tác động tiềm năng của việc Mỹ áp thuế 25% đến nền kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 29,9% GDP trong năm 2024 và dự kiến tăng lên 35,9% vào năm 2025 nếu xu hướng tăng trưởng hiện tại tiếp tục.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ cân nhắc áp thuế cao đối với hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng từ Việt Nam, nguy cơ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và quy tắc xuất xứ có thể khiến kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Tác động tiềm năng đến GDP trong các kịch bản như sau:

Giảm 10% xuất khẩu sang Mỹ: GDP có thể giảm khoảng 2%.

Giảm 20% xuất khẩu sang Mỹ: GDP có thể giảm khoảng 4%.

Mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong nước và việc chuyển hướng đơn hàng sang các thị trường khác.

Kết luận sơ bộ:

Mỗi 10% giảm xuất khẩu sang Mỹ tương đương giảm khoảng 2% GDP.

Nếu mất đơn hàng, thiệt hại có thể tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, lao động và cán cân thương mại.

Theo Reuters, Tổng thống Trump thông báo rằng Mỹ sẽ duy trì mức thuế cơ bản 10% áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với thuế 20% riêng biệt liên quan đến vấn đề fentanyl, khiến “tổng mức thuế thực tế” áp lên hàng Trung Quốc ở mức 55% (bao gồm thuế bổ sung từ các biện pháp khác)

•	 Mức 10% thuế cơ bản là thuế “đối ứng” áp dụng toàn cầu, tính từ tháng 4/2025 .

•	Theo sau, có 20% thuế fentanyl, được áp dụng riêng để phản đối hoạt động buôn bán chất fentanyl từ Trung Quốc, nâng tổng lên 30% cho một số thời điểm .

•	Khi cộng thêm các khoản thuế cũ (như từ “Section 301” và các mức điều chỉnh trước đó), tổng cộng có thể đạt 55%