Thanh khoản thị trường quay về thời tiền sử, lý do gì đằng sau?

, , , , ,
  • Tâm lý ít giao dịch và rút tiền về ăn tết đã phần nào tác động đến thanh khoản thị trường khi giảm trung bình mỗi phiên xuống còn 10.000 tỷ đồng, nhưng đây chỉ là một phần nguyên nhân. Sự suy giảm thanh khoản của thị trường chứng khoán không chỉ đơn thuần do yếu tố mùa vụ.

  • Vấn đề cốt lõi nằm ở những lo ngại của nhà đầu tư về tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là áp lực bán ròng liên tục của khối ngoại.
    Đặt ra câu hỏi: Nền kinh tế Việt Nam có thật sự đang phát triển hay không mà thị trường chứng khoán lại như thời chưa phát triển vậy?

> Không sớm thì muộn Nước ngoài cũng sẽ rút hết khỏi Việt Nam và cứ đà này chắc chỉ còn các nhà đầu tư cá nhân giao dịch với nhau!

  • Thị trường nửa cuối năm 2024 không có xu hướng, việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút ròng khỏi thị trường Việt Nam không chỉ bởi lo ngại tỷ giá, sợ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình mà còn bởi xu hướng dòng tiền đầu tư trong 3-5 năm trở lại đây tập trung vào thị trường phát triển, thị trường mới nổi và rút khỏi các thị trường cận biên rất nhiều mà Việt Nam mình lại chiếm hơn 30% thị trường cận biên.

  • Minh chứng là Quỹ ETF chuyên đầu tư vào thị trường cận biên nhưng trong 2024 cũng thông báo đóng quỹ sau 12 năm hoạt động, bán ra hàng loạt cổ phiếu. Do đó, nếu chúng ta không chịu ra khỏi thị trường cận biên thì xu hướng rút ròng này này chắc chắn sẽ còn mạnh mẽ hơn vào 2025. Điều này cũng giải thích cho lý do vì sao năm 2024 câu chuyện NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG liên tục được nhắc đi nhắc lại và đẩy mạnh nhiều hơn bao giờ hết.
    image

  • Bên cạnh đó, một phần cũng xuất phát từ yếu tố nội tại, khi các tổ chức nước ngoài họ cho rằng chúng ta tương đối giống Trung Quốc, mà giống Trung Quốc thì outflow rất mạnh trong 3-5 năm vừa qua.

Đan xen với thách thức thì cũng phải nói thêm về những cơ hội sắp tới, mới có niềm tin trên thị trường được.

  • Có lẽ, trong thời gian tới, họ sẽ có sự nhìn nhận lại bởi chúng ta không hề giống Trung Quốc Khi trong 2025 với một bộ máy lãnh đạo mới, hướng đi mới hoàn toàn khác Trung Quốc và Việt Nam cũng đang chứng kiến một làn sóng đầu tư nước ngoài chuyển dịch mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu. Cụm từ “Kỷ nguyên mới” cũng được nhắc tới rất nhiều trong các báo cáo chiến lược của các công ty chứng khoán.

  • Điều cuối cùng
    Rõ ràng, dòng tiền lớn cũng cần chờ đợi thêm tín hiệu rõ nét thông qua những đối sách từ phía Trump với Trung Quốc và các nước Châu Á như thế nào? Và đánh giá liệu Việt Nam mình có đang là một mắt xích quan trọng không? thì mới có thể giải ngân mạnh mẽ được. Các kỳ vọng quá mức về sự bứt phá có thể trở thành những quyết định mạo hiểm, nên dòng tiền nước ngoài chưa đổ vào Việt Nam mạnh mẽ khiến thị trường chưa sôi động trở lại là điều hoàn toàn dễ hiểu.

đi thăm người “anh em” về đã rồi áp thuế nó sau :sunglasses: :sunglasses:

Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đã có chuyến ghé thăm đằm thắm với người anh em Trung Quốc. Sau đó về nước TRUMP đánh thuế Trung Quốc 10%.