Thảo luận nhanh về nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp

, , ,

Nghị định 08/2023/NĐ-CP HIỆU LỰC từ 5/3/2023

1. THANH TOÁN GỐC, LÃI TPDN BẰNG TÀI SẢN KHÁC

PA này thì một số Chủ đầu tư đã làm ví dụ như Sunshine. Phương án này cũng khá tốt tuy nhiên khá nhạy cảm khi Bên nào dám đứng ra để thẩm định và với những Trái chủ với mức vốn không đủ thì cũng khó quy đổi. Chưa kể thời gian vừa rồi BĐS cũng bị thổi lên cao so với tình hình thực tế. Cho nên cũng cần có một quy định chuyên ngành rõ ràng làm cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh hơn việc xử lý nợ xấu TPDN.

2. KÉO DÀI KỲ HẠN KHÔNG QUÁ 2 NĂM

PA này cũng vậy, nhiều DN đã làm. Sẽ tốt khi có một quy định chuyên ngành rõ ràng. Chuyển nợ xấu về tương lai là cách làm hợp lý với ngành ngân hàng đã làm. Các doanh nghiệp sẽ dễ thở hơn. Nhưng với TPDN được sở hữu bởi NĐT cá nhân thì có lẽ cần thêm cơ chế hướng dẫn và giám sát. Tránh đưa NĐT vào thế khó, chờ đợi lâu dài hơn mà lại vẫn không thu được gì.

3. TẠM NGƯNG ĐỊNH NGHĨA NĐT CÁ NHÂN CHUYÊN NGHIỆP VÀ YÊU CẦU XẾP HẠNG TÍN NHIỆM

Tạm ngưng định nghĩa NĐT cá nhân chuyên nghiệp thì trước mắt sẽ hỗ trợ những NĐT cá nhân “ít tiền” <2 tỷ cũng có thể tham gia TPDN. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu có những quy định rõ ràng về việc hướng dẫn, quy chế xếp hạng tín nhiệm minh bạch, rõ ràng và có tính toán kỹ.

Việc lùi thời gian xếp hạng tín nhiệm thì hơi đáng tiếc vì đây là yếu tố góp phần minh bạch thông tin thị trường. Hơn nữa NĐ65 cũng mới chỉ quy định một số trường hợp bắt buộc XHTN nên đây cũng sẽ là 1 lỗ hổng.

4. SỬA LẠI QUY ĐỊNH VỀ TỪNG ĐỢT PHÂN PHỐI TRÁI PHIẾU

Điều này tốt cho việc thực tế phát hành nhằm tăng tỷ lệ thành công vì có thời gian hơn.

Tổng kết lại thì nghị định nà


y cũng không có nhiều điều mới lắm vì những cái này cũng đã có nêu trên các kỳ họp trước rồi. Nghị định 08/2023/NĐ-CP góp phần như một hành lang pháp lý, sẽ giúp thị trường có thêm thời gian để điều chỉnh và doanh nghiệp có thể duy trì nhu cầu đầu tư trái phiếu từ nhà đầu tư cá nhân có tiềm lực tài chính, đặc biệt trong bối cảnh thanh khoản khó khăn.

Vấn đề là không còn cách nào khác. Chỉ còn cách trả bằng tài sản. Nó giống như siết nợ

Nhưng thật sự rất khó vì ai là người đứng ra định giá BĐS để hoán đổi cho trái chủ đây

Như nhiều lần tôi chia sẻ, cái giá trị của Nghị định 08 lần này là hoãn lại 2 năm trái phiếu, chủ doanh nghiệp không lo bị HÌNH SỰ HOÁ nữa, tới đây sẽ lo làm ăn, lo bán tài sản trả nợ, lo thủ tục pháp lý hoàn thiện để giao nhà cho khách, sẽ có dòng tiền vào mua lại tài sản…

Tới đây chúng ta sẽ bớt phải nghe tin đồn đểu kiểu Anh A, chị B… đang vào tầm ngắm vì trái phiếu chậm, ko trả dc trái phiếu…

Bớt những thứ đó đi, loại trừ bớt thiên nga đen kiểu đó… Rồi thêm lãi suất hạ dần, tiền sẽ xoay dần từ kênh tiết kiệm qua chứng khoán, bđs khi mọi thứ ổn định lại dần…"

=>Sóng chính sách thì nó dài lắm mọi người, bây giờ mới chân sóng của sự đảo chiều chính sách vĩ mô thôi

Tích cực thì sẽ là như vậy. Nhưng nếu trường hợp sau 2 năm mà doanh nghiệp vẫn không thể hoàn thành nghĩa vụ thì sẽ ra sao? Trái chủ bị hoãn nợ tinh thần đã nơm lớp lo sợ, mà sau 2 năm doanh nghiệp vẫn tuyên bố phá sản hoặc không trả được thì sao?

TRẢ NỢ TRÁI PHIẾU BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nghị định 08 vừa ban hành đã cho phép doanh nghiệp đàm phán với trái chủ (chủ nợ) để trả nợ trái phiếu bằng tài sản, thực tế thường là BĐS.

Nghị định 08 đã mở ra hướng đi, nhưng vấn đề chính là thực thi. Có 2 câu hỏi đặt ra với trái chủ:

(1) Định giá tài sản (BĐS) là bao nhiêu khi trừ nợ trái phiếu? Với các trái chủ có số nợ nhỏ thì thanh toán bằng BĐS kiểu gì?

(2) Nếu tài sản là BĐS dở dang thì đánh giá năng lực hoàn thành BĐS của doanh nghiệp như thế nào?

Đây là điểm sẽ có thể gặp khó khi triển khai. Vấn đề nữa là trái chủ là Tổ chức (Ngân hàng, CTCK) và Cá nhân (số đông) sẽ khác nhau.

Giả sử có 10 trái chủ cá nhân, trong đó 7 người đồng ý nhận BĐS dở dang, 3 người không đồng ý và yêu cầu doanh nghiệp trả tiền. Nếu doanh nghiệp bố trí được tiền để trả cho 3 người thì lại quay trở lại câu hỏi (2), doanh nghiệp có đủ năng lực, đặc biệt là tiền để hoàn thành dự án dở dang hay không?

Trong thị trường cho vay không chính thống, chủ nợ đã nhận trả nợ bằng nhà cửa từ bao năm nay rồi, mà ở đó chủ nợ quyết định giá siết nhà đất chứ con nợ làm gì có quyền, chẳng có cách nào khác là phải nghe theo. Nhưng ở đây thì hoàn toàn ngược lại. Vấn đề đáng lưu tâm là định giá bất động sản đó giá cao thì DN phát hành khác gì ép chủ nợ mua tài sản giá cao hơn thực tế. Mọi lợi thế đều nghiêng về DN phát hành trái phiếu.

Chính phủ đã cứu BĐS bằng cái nghị định rồi đó. Còn doanh nghiệp thì…. Cứ tự đi tìm chủ nợ mà bàn bạc, kiểu siết nợ lô đất hét giá 5 tỷ chủ nợ nói tao siết 1 tỷ đó, không ok thì trả tiền cho tao

Nghị định này giúp cho doanh nghiệp BĐS có thêm thời gian tìm cách xử lý nợ. Nghị định vẫn trao quyền quyết định cho NĐT nhưng lại trao thời gian cho chủ doanh nghiệp BĐS. Vì không nói rõ thời gian thương lượng bao nhiêu nên doanh nghiệp BĐS sẽ dựa vào đó kéo thời gian thương lượng để xoay sở mà NĐT không thể khởi kiện được. Như vậy có khả năng doanh nghiệp BĐS sẽ kéo dài thời gian trả nợ TP thêm 2 năm mà NĐT có không đồng ý cũng chẳng thể làm gì được họ?

Nhưng sau 2 năm năng lực vẫn cứ là không thể trả được thì sao? Đây là câu hỏi khó

Cái ngân hàng gì ở thế giới mới phá sản hôm qua vì…… trái phiếu