THẮT CHẶT TÍN DỤNG , HẠN CHẾ CHO VAY BẤT ĐỐNG SẢN để Giảm Giá BĐS CHỈ LÀ TRÒ HỀ

Nếu nhà nước thực sự muốn làm giảm giá bds thì chỉ cần làm 1 việc duy nhất đó là đánh thuế sở hữu BĐS , thuế thừa kế BĐS cao như các nước tư bản Âu Mỹ. khi ấy giá BĐS sẽ giảm sâu.

Nếu đọc kỹ các bài của mình thì sẽ hiểu rõ là 2 năm tới chỉ có BĐS là cột trụ chống đỡ của nền kinh tế VN vượt qua khỏi khủng hoảng. Đất mà giảm giá thì chính phủ Việt Nam liêu xiêu, cả nền kinh tế đất nước sẽ chìm sâu vào khủng hoảng. Khi lạm phát càng cao thì càng cần tăng giá BĐS: nếu ko tăng giá bds thì dân sẽ dồn tiền mua đô, vàng, tiền ảo… nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ.

Vì thế nên trong giai đoạn 2022-2024 Chính phủ VN vẫn phải tiếp tục bơm tiền (cung tiền M2 > GDP) ; giữ lãi suất huy động Thấp < Tỉ lệ lạm phát Thật + tỉ lệ tăng trưởng GDP thật ; không đánh thuế bds và thuế thừa kế cao như Tây: do đó BĐS cả nước sẽ tăng (trừ một số khu vực đã FOMO tăng ảo quá cao)

Khi giá bds tăng cao thì xã hội sẽ có bức xúc: nhất là những ai ko đủ tiền mua đất , vậy nên thỉnh thoảng nhà nước sẽ có vài hành động mị dân : thể hiện là chính phủ cũng cố làm giảm giá bds để cho những người ko đủ tiền mua đất đó yên lòng.

Thắt chặt tín dụng , hạn chế cho vay bất động sản chỉ là trò hề: BĐS giai đoạn này 2022-2024 vẫn sẽ tăng nhé.

  • Giai đoạn 2007-2008 cũng thắt chặt tín dụng bds, nhưng nhà đất tăng gấp 2-3 lần đến 2010 mới vỡ nhé.
  • Năm 2020 cũng siết chặt tín dụng BĐS nhưng giá BĐS từ 2020-2022 cũng tăng mấy lần
  • ở thời điểm này: các ngân hàng tư nhân bị giới hạn bởi hạn mức cho vay bds (room tín dụng có giới hạn), nên phải hạn chế cho vay cá nhân (con ghẻ) để dồn tiền cho các CĐT vay (con ruột)

điều này càng chứng tỏ bds đang ở chân sóng.

nếu BĐS sắp xì hơi thì các CĐT đã cố bán thật nhanh các bds hiện có, đằng này Vin và các CĐT khác om hàng, ko bán vội, chờ giá cao mới bán.

  • Theo nguyên lý “đồng tiền thông minh” thì tiền vẫn sẽ chảy vào đất, BĐS vẫn sẽ tăng nếu KHÔNG có 3 yếu tố sau:

1- đánh thuế sở hữu bds, thuế thừa kế cao như Âu Mỹ

2- Tăng lãi suất Huy động vượt ngưỡng critical point (Lãi suất huy động >= Tỉ lệ % lạm phát Thật + Tỉ lệ tăng trưởng % GDP Thật) (như Tháng 10/2010)

3- Cải cách ruộng đất , cải tạo tư sản…

----//----

Đất là tài nguyên hữu hạn, là tư liệu sản xuất cơ bản nhất.

Trên đời có 3 cấp độ kiếm tiền từ thấp đến cao:

1- “tham gia lực lượng sản xuất” : tức là lao động sản xuất kinh doanh: loại này là vét đĩa,

2- “thâu tóm tư liệu sản xuất” : tức là có đất, bản quyền công nghệ, bằng sáng chế, mỏ quặng, tài nguyên thiên nhiên khác…

3- “kiểm soát quan hệ sản xuất” : tức là làm chính trị: là quan chức

  • Thằng bỏ sức ra lao động, bỏ công ra sản xuất kinh doanh thì cũng phải nuôi thằng có đất: đời con đời cháu nó cũng phải mua lại đất / hoặc thuê lại đất của con cháu những người đầu tư bds. Còn những thằng có đất lại thua những thằng làm quan : cướp được chính quyền là có tất cả.

**Cấp 3 là cao nhất : lợi nhuận cao nhất; nếu ai ko có chí làm quan, ko có gan làm cách mạng thì nên cố gắng đầu tư nhiều bds để trở thành cấp 2 : chứ đừng nên làm cấp 1

----//----

nếu đọc kỹ các bài của mình thì sẽ hiểu rõ là 2 năm tới chỉ có BĐS là cột trụ chống đỡ của nền kinh tế VN vượt qua khỏi khủng hoảng. Đất mà giảm giá thì chính phủ Việt Nam liêu xiêu, cả nền kinh tế đất nước sẽ chìm sâu vào khủng hoảng. Khi lạm phát càng cao thì càng cần tăng giá BĐS: nếu ko tăng giá bds thì dân sẽ dồn tiền mua đô, vàng, tiền ảo… nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ.

Chúng ta cùng nhau nhìn lại lịch sử kinh tế giai đoạn 2002-2012. Giai đoạn này GDP tăng trưởng tốt 6-8%.

Cung tiền M2 tăng dần từ 15% năm 2002 đến 47% cuối năm 2007 đầu năm 2008 với cú kích cầu kinh điển “Quả đấm thép”, lượng tiền bơm ra nền kinh tế giai đoạn này gấp hơn 10 lần. Giai đoạn này giá BĐS tích luỹ và tăng dần. Lãi suất huy động luôn nằm ở mức trên 10%/năm. Chỉ số CPI vượt ngưỡng 20%.

Năm 2008-2010 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngân hàng nhà nước bắt đầu thắt tín dụng cung tiền năm 2008 giảm đột ngột về 18% sau đó kích cầu lần 2 năm 2009 lên mức 37% đến cuối 2010 giảm mạnh về mức 12%. Giá BĐS lúc này gần như tăng điên dại và phình bong bóng. Cuối 2010 lãi suất huy động tăng lên 18%, CPI tiếp tục vượt 21%. Khi nguồn cung BĐS vô tận + lãi suất huy động tăng trần đột ngột + lạm phát phi mã + cung tiền giảm mạnh => Cộng hưởng lại gây nên khủng hoảng bong bóng bđs 2011 nổ BÒM.

Vậy nguyên nhân sâu xa đó là lượng tiền bơm ra tích tụ trong nền kinh tế 1 thời gian dài, lạm phát tích luôn ở mức cao và nóng đó chính là LẠM PHÁT KÉO (Lạm phát do cầu kéo). Khi LẠM PHÁT KÉO xảy ra thì chính phủ sẽ phải tăng lãi suất huy động đến hút tiền về, nhằm giảm lượng tiền lưu thông để kìm chế lạm phát.

Còn ở chu kì này, cung tiền từ đáy 2014 đến này chỉ ở mức 15-18%/năm. Lạm phát thấp, GDP tăng trưởng tốt (2012-2020). Nhưng từ 2020-nay thì GDP rất thấp. CPI nằm ở mức thấp 3-4%. Lạm phát hiện tại là do ảnh hưởng từ xung đột NGA-UKCRAINA, các lệnh cấm vận thương mại nhằm trừng phạt Nga khiến giá các hàng hoá, sản phẩm, dầu mỏ, nguyên vật liệu,… leo thang tăng nóng do thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn => đẩy chi phí lên cao sinh ra lạm phát. Vậy đây là LẠM PHÁT ĐẨY (Lạm phát do chi phí đẩy). Tính chất khác hẳn với lạm phát ở chu kì trước.

Việc chính phủ tăng lãi suất huy động lúc này sẽ khiến cho các doanh nghiệp chết lâm sàn đầu tiên chứ k phải là BĐS. Trong khi đó chính phủ sắp bơm gói kích cầu kinh tế 350.000 tỷ vào quý II/2022 thì việc tăng lãi suất là điều khó xảy ra và giá BĐS sẽ còn tăng nữa.!

Tiền không vào đất thì giá lợn gà tôm tép gạo tăng x3 x5 dân càng khóc thét.

BĐS tăng giá thì chính phủ cộng sản sẽ càng giầu mạnh: cần tiền đầu tư cơ sở hạ tầng thì cắt đất ra bán (còn chính phủ Tư bản ko cướp đất từ giai cấp tư sản & địa chủ nên ko có đất để bán)

Nếu Không tăng giá bds thì dân lười nhác ỉ lại, ko chịu lao động sản xuất tạo ra hàng hoá.

Bên Âu Mỹ nhà rẻ , đánh thuế thằng giầu trợ cấp cho thằng nghèo nên tỉ lệ lười nhác ko chịu đi làm ở âu mỹ cực cao: vì thất nghiệp cũng được hưởng trợ cấp đủ ăn tiêu thì tội gì phải đi làm: nền kinh tế sẽ suy vong.

Cộng sản như TQ thì bắt thằng ngèo cũng phải nai lưng ra kiếm sống, đứa nào lười thì đói, trừ một tỉ lệ nhỏ có sự trợ giúp gia đình là có thể “nằm thẳng” được , còn đại đa số phải cố gắng phấn đấu: nền kinh tế sẽ phát triển.

Mấy chục năm trước: nhờ tăng giá BĐS mà Trung quốc đã phát triển thành công , Việt Nam đi theo con đường thành công của TQ

Nguồn: Lucy Nguyen

17 Likes

Anh em múc đất hay cổ đất đây ?

2 Likes

nói dễ hiểu thì bảo là phán, nói dài dòng thì bảo là cao siêu… ông dạy làm Nghèo ngta còn nghe chứ dạy làm Giàu nó chả nghe đâu… bọn nhà nghèo nay xem tiktok nhiều quá nên quy chụp là " thằng giàu thời gian đâu mà dạy" hahaa…

1 Likes

Nói thì các ông chiên za lại tự ái, các ông ngu như bò

2 Likes

cao thủ

Cổ phiếu bđs hay bđs đều là dạng tài sản nhưng cổ đất có tính rủi ro cao hơn nhưng ai đủ tầm mới cưỡi được xích thố vì nó nhảy chồm chồm. Đất ngoài kia chỉ cần nhân 2 nhưng cổ bđs có thể nhân 10 do nó có đòn bẩy của doanh nghiệp cực cao và có nhiều tính đầu cơ nữa

3 Likes

bác cho e hỏi nguồn Lucy Nguyen này có đáng tin cậy/uy tín k ạ? e cảm ơn

UY tín hay không thì cái quan trọng mình đọc mình hiểu mình thấm chứ. Họ uy tín mà họ nói sai mà m nghe thì có mà toang à.

Đọc rồi thầm rồi tự suy ngẫm ra bạn ạ. Nhìn lại quá khứ xem đúng ko hay dự đoán thử tương lai nữa xem sao

E có nhiều thằng bạn cứ hô ls bank sắp tăng, bank sắp siết vay bđs mà trong bụng cười thầm. Tụi nó đi học bằng cấp từ thạc sĩ, tiến sĩ các kiểu mà không có tư duy. Khi mà bank tăng ls 1% nhưng cung tiền M2 qua các năm vẫn tăng bèo bèo 10% thì giá bđs vẫn cứ tăng theo thời gian. Chưa kể là nhà nc đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giá trị của bđs sẽ tăng cùng với giá. Thằng chết trc nếu bank tăng ls sẽ là bank thôi. Vì sao ư, vì tăng ls mà khách hàng không kinh doanh hiệu quả dẫn tới nợ xấu thì bank phải tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận giảm khi đó cầm tiền với cầm tài sản cái nào lợi hơn.
Haiz. Thương thay cho 1 kiếp người quá bận rộn với việc học hành bằng cấp mà không chịu ra đời quan sát xã hội

4 Likes

30 năm rồi có duy nhất 2011, 2012 do lãi suất huy động tăng lên hơn 20% còn thắt đột ngột cung tiền vào nên giá bđs mới rơi chứ ko còn lâu kkk

1 Likes

Lò gì, lò đựng tiền à ?

1 Likes

Thường thì siết bđs hay chết lắm ! Chết trên tờ giấy kkk

1 Likes

Đúng r bác. Bối cảnh năm 2007 là nền kte nó lạm phát sẵn từ năm 2000 r, sau đó bơm vào nó xịt . nhưng năm đó là bơm vào sản xuất nhé.
Còn bối cảnh hiện tại nền kte nó nát r, gói 350k tỷ trong đó có 165k tỷ đầu tư hạ tầng thì giá của bđs sẽ gia tăng cùng với giá trị. Lúc đó mặt bằng giá của bđs sẽ lên 1 nền khác đó. Hiện tại mặt bằng giá đã tăng theo từng ngày r, mà giá cp vẫn chưa phản ánh đầy đủ giá của bđs nên dư địa tăng của cổ bđs còn khủng khiếp lắm

2 Likes

Dư địa tăng còn vô tận đấy. Nhất là DIG, mới ra thêm dự án Bình Chánh hơn 800ha. Nồi cơm thạch sanh

3 Likes

Các anh toàn ng cầm dài tính theo năm chứ còn lên xuống ngắn hạn các anh ko quan tâm. Thích ăn nhanh thì đầy nhưng các anh chọn chỗ trũng nhất chơi thôi kk

1 Likes

Tờ giấy gì bác nhỉ? Giấy bạc in hình bác Hồ thì okela

1 Likes

Họ chì nói những gì phải nói . Năm nào mà chẳng thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực nhạy cảm là bđs . Rồi bằng cách thần kỳ nào đó , nguồn vốn lại “ vào đất mà nằm cho chắc “ kkk
Năm nào tín dụng cũng đặt kế hoạch tăng trưởng dư nợ >10% . Ko vào bđs chắc là ăn bánh mỳ trả bằng vàng miếng kkk

2 Likes

Mới ra tin chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt, nghe tin đồn đoán cả tuần nay rồi. Thường thì những tin đồn ở VN rất đúng kkkk
Dòng bđs mấy nay điều chỉnh kha khá rồi, CEO đã tiết cung còn DIG cũng gần tiết cung. Bán chán rồi lại đua thôi kkkk

2 Likes

Chỉ non non mới đưa ra đè bán những lúc thế này . Nói thế nào cũng nhìn xanh đỏ cutloss đè ra bán. Thôi chịu vậy hôm sau lại đua lại giá tím :face_with_hand_over_mouth:

1 Likes