Thấy gì ở hội nghị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 ngày 14.03.2024

THẤY GÌ Ở HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2024 NGÀY 14.03.2024

A CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CSTT, TÍN DỤNG NHẰM THÁO GỠ KHÓ KHĂN, TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

  1. Khẩn trương xây dựng Chỉ thị, Chương trình hành động để triển khai Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về trọng tâm hoạt động ngành ngân hàng như Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2024 về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2024, Chỉ thị 02/CT-NHNN về đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng, Quyết định 83/QĐ-NHNN về Chương trình hành động thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động ngân hàng năm 2024.

  2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý trong hoạt động cấp tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn : Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý trong hoạt động cấp tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

  3. Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu CSTT:điều hành các công cụ CSTT linh hoạt, đảm bảo thanh khoản dồi dào cho hệ thống các TCTD. Đồng thời giữ nguyên lãi suất điều hành tạo điều kiện để TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Đến ngày 29/02/2024, lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,3%/năm và 6,4%/năm, giảm khoảng 0,2%/năm và 0,7%/năm so với cuối năm 2023. Thị trường ngoại tệ hoạt động thông suốt, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

  4. Điều hành tăng trưởng tín dụng cung ứng vốn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế: NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2024 khoảng 15%.

  5. Tiếp tục quyết liệt triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng, ngành, hàng thiết yếu của nền kinh tế:

  • Lĩnh vực BĐSchương trình 120.000 tỷ đồng: đẩy mạnh triển khai chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư

  • Ngành hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, cà phê, thủy sản): NHNN tiếp tục có 02 văn bản chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu vốn, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn phục vụ SXKD ngành cà phê; Chương trình tín dụng 15.000 tỷ đồng để trở thành gói 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản ; Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • Lĩnh vực xăng dầu: NHNN yêu cầu các NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ hoạt động kinh

B CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CSTT THỜI GIAN TỚI

  1. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

  2. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT

  3. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

  4. Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống.

  5. Tập trung giám sát chất lượng tín dụng, cấp tín dụng

Đất, Vàng, Coin 3 thứ CP ko khuyến khích đầu cơ, đã lên đỉnh, dòng tiền thông minh đang quay sang chứng khoán Vàng chưa cầm trong tay đã lỗ nặng Sau chuỗi ngày tăng liên tiếp, liên tục lập kỷ lục mới, ngày 13/3, thị trường trong nước chứng kiến sự đảo chiều liên tục của giá vàng . Chỉ trong vòng một ngày, giá vàng được điều chỉnh giảm hơn 2 triệu đồng. https://cafef.vn/cu-quay-xe-dot-ngo...lo-kep-chua-bao-gio-cu-188240314064456876.chn