The Daily Business Insight _ Phân tích nhanh các câu chuyện cổ phiếu hàng ngày

Phần 1: LTG Giá gạo tăng cao – Xuất khẩu tăng cao - nhưng lợi nhuận lại thấp.

Bối cảnh thuận lợi cho 1 năm xuất khẩu bội thu

Năm 2023 là năm mà ngành gạo Việt Nam được hưởng nhiều cái lợi từ việc giá gạo tăng cao cũng như nhu cầu nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác trên thế giới tăng

Lý giải cho tình trạng trên có 2 nguyên nhân chính:

  • Giá gạo tăng nằm trong xu hướng giá lương thực tăng do ảnh hưởng từ các cuộc xung đột- chiến tranh thế giới (Nga – Ukraina/ Trung Đông…)
  • Quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu trên thế giới, chiểm khoảng 46% tổng lượng gạo xuất khấu trên thế giới, Ấn Độ, áp mức thuế suất xuất khẩu 20% vào loại gạo trắng. Chính sách này bắt đầu từ lo ngại an ninh lương thực- cũng như khống chế lạm phát trong nước từ chính phủ Ấn Độ.

Hai nguyên nhân chính trên đã góp phần thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu đối với gạo Việt Nam. Giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam có thời điểm đạt kỷ lục 663 USD/tấn, góp phần thúc đẩy tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 đạt 4,78 tỷ usd, tăng 38,4% so với năm 2022.

LTG - Giá trị xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm

Năm 2023, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) đạt doanh thu 16.068 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022

Mảng kinh doanh lúa gạo, trong đó chủ yếu là xuất khẩu gạo đóng góp tới 70% doanh thu của công ty, tăng mạnh từ tỷ lệ 55% năm 2022 và 40% vào năm 2021. Về mặt giá trị tăng trưởng so với cùng kỳ, đạt 75% so với năm 2022, quy mô doanh thu gần đạt mức hơn 11.000 tỷ đồng.

Nguồn Smoney.vn

Doanh thu xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh mẽ là vậy- nhưng Lợi nhuận cả năm 2023 của LTG lại sụt giảm 35% so với năm 2022, đạt 265 tỷ đồng Net profit.

Doanh thu tăng – nhưng lợi nhuận suy giảm của LTG có thể diễn giải theo mấy nguyên nhân chính sau:

  • Nợ vay ngắn hạn (áp dụng để thu mua nguyên liệu) tăng hơn 66% lên mức 6.227 tỷ đồng so với năm 2022 ~~> Chi phí tài chính tăng, lên mức 528 tỷ đồng ~ 2,5 lần so với năm 2022.
  • Quản lý xuất khẩu không tốt khiến nợ khó đòi LTG tăng mạnh- đạt 1.000 tỷ đồng cuối năm 2023 ~~> Trích lập dự phòng tăng mạnh lên mức 564 tỷ đồng ~~> chi phí quản lý tăng hơn 320 tỷ so với năm 2022- lên mức 720 tỷ đồng.

Dù chiến lược về lâu dài của LTG là hướng tới câu chuyện xuất khẩu gạo, chuỗi liên kết vùng trồng gạo và chế biến xuất khẩu theo hướng USDP- Orgranic là một chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, ngắn hạn công ty phải có Phương thức quản trị phù hợp đối với hoạt động nhiều rủi ro này- so với mảng kinh doanh truyền thống là bán thuốc bảo vệ thực vật.