❤️ The King is returned 😁

, , , ,

Diễn biến tiếp theo của trận đấu (3 vs 3) đây chỉ là nhận định theo quan sát của cá nhân, chưa chắc đã chính xác nhé.

Sau khi có thêm 1 cục 23k8 đặt vào được vài phút thì phe Bò đã bất ngờ ăn luôn lệnh này. Lúc này làm cho phe Gấu chỉ còn 2 con :smiley:

Diễn biến như hình ảnh dưới đây:

Liệu phe Bò có thắng thế? chắc chắn là chúng ta phải đợi thêm và nhất là khoảnh khắc quyết định lúc 1h chiều này khi 278.400 cổ phiếu về tài khoản. Chúc ta cùng đón xem nhé :smiley:

2 Likes

Phe Gấu lại được bổ sung thêm lực lượng là cục 10k8 giá 34. Quả là hấp dẫn, quan điểm cá nhân của tôi thì nhỏ lẻ cứ nên ngồi xem ít nhất hết phiên chiều nay vì mấy lý do sau:

1- Thị trường có vẻ đang vùng thử thách, không biết vượt được hay sập
2- Nước ngoài vẫn bán nhiều quá, chưa biết lúc nào mua lại

Chúc quý vị bình an, hay để lại bình luận về ý kiến của bạn để post được xôm hơn nhé.

2 Likes

Mod đã đổi tên chủ đề theo yêu cầu của bạn. Cám ơn bạn

Cám ơn Mod nhiều, chúc Mod nhiều may mắn nhé!

3 Likes

Mặc dù thanh khoản bé tẹo nhưng em chạy rất chi là đúng kỹ thuật nhé mấy anh :smiley:

Đúng là cổ phiếu được đào tạo bài bản có khác nhỉ mấy anh, kaka :dagger:

Anh em chỉ vào xem bài mà không có bình luận gì cho xôm nhỉ :smiley:

Không biết là nhà đầu tư hay lái vào nhìn trộm bài nữa, haha.

Nhưng dù sao có người ghé nhà chơi cùng vui ha :heart:

1 Likes

Đỉnh nhất là mấy anh nước ngoài, xả hàng ầm ầm mà chỉ số vẫn tăng nhỉ :smiley:

Sắp toang chưa không biết?

:stuck_out_tongue:

2 Likes

Còn lên được nữa không anh em? :smiley:

Tây mũi lõ như muốn nới, anh em cứ đẩy đi, ta còn nhiều hàng lắm. :smiley:

Vừa rồi chỉ là bán thí dụ một chút thôi, kaka :stuck_out_tongue:

Thật là dã man :dagger:

2 Likes

Cho em góp ý cái tiêu đề topic của bác nha.
The King is returned - bác dùng thể bị động, vậy King này mất khả năng tự di chuyển, phải dùng trợ giúp à bác :smile:

Đúng rồi, nó không tự di chuyển được bạn ơi :smiley:

Cám ơn bạn đã ghé qua post và bình luận. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

2 Likes

Dạ cảm ơn ạ!
Chúc ae vui vẻ :grin:

Em ăn được it cung vui bac

1 Likes

Bài phân tích nay rraatz chi tiêys

Cám ơn bacs đã bỏ thời gian viết bài

1 Likes

Việt Nam bứt phá, chính thức vào nhóm thu nhập trung bình cao sau 15 năm, trong khi Thái Lan mất 22 năm, Philippines mất 30 năm

Năm 2023, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 4.180 USD, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao

Việt Nam bứt phá, chính thức vào nhóm thu nhập trung bình cao sau 15 năm, trong khi Thái Lan mất 22 năm, Philippines mất 30 năm- Ảnh 1.

Theo công bố năm 2022 của World Bank, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 4 nhóm: Các quốc gia có thu nhập bình quân dưới 1.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân trong khoảng 1.046-4.095 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân trong khoảng 4.096-12.695 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có thu nhập bình quân trên 12.696 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1986, thu nhập bình quân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 95 USD, thuộc nhóm thu nhập thấp. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 1.120 USD, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2023, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 4.180 USD, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao. Như vậy, Việt Nam mất 15 năm để chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao.

Trong khi đó, năm 1986, thu nhập bình quân của Thái Lan đạt khoảng 860 USD, thuộc nhóm thu nhập thấp. Đến năm 1988, thu nhập bình quân của Thái Lan đạt khoảng 1.190 USD, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của Thái Lan đạt khoảng 4.180 USD, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao. Như vậy, Thái Lan mất 22 năm để chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao.

Cùng với đó, năm 1986, thu nhập bình quân của Philippines chỉ đạt khoảng 620 USD, thuộc nhóm thu nhập thấp. Đến năm 1994, thu nhập bình quân của Philippines đạt khoảng 1.060 USD, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2023, thu nhập bình quân của Philippines đạt khoảng 4.230 USD, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao. Như vậy, Philippines mất 30 năm để chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao.

Việt Nam bứt phá, chính thức vào nhóm thu nhập trung bình cao sau 15 năm, trong khi Thái Lan mất 22 năm, Philippines mất 30 năm- Ảnh 2.

Thu nhập bình quân các nước ASEAN giai đoạn 1986 – 2023. Nguồn: WB.

Xét trong khối ASEAN, thu nhập bình quân của Việt Nam xếp thứ 7/10, xếp trên Lào, Campuchia và Myanmar. Thu nhập bình quân các nước trong khối ASEAN lần lượt là: Singapore là 70.590 USD, Brunei là 34.970 USD; Malaysia là 11.970 USD; Thái Lan là 7.180 USD; Indonesia là 4.870 USD; Philippines là 4.230 USD; Việt Nam là 4.180 USD; Lào là 2,120 USD; Campuchia là 1.810 USD và Myanmar là 1.210 USD.

Trong giai đoạn 1986 - 2023, thu nhập bình quân của Việt Nam có sự cải thiện lớn nhất trong khối ASEAN, tăng 44 lần. Các quốc gia khác có sự cải thiện nhưng chậm hơn: Myanmar tăng 30 lần, Campuchia tăng 15 lần; Singapore tăng 9,6 lần; Indonesia tăng 9,5 lần; Thái Lan tăng 8,3 lần; Philippines tăng 6,8 lần; Malaysia tăng 6,2 lần; Lào tăng 3,8 lần và Brunei tăng 3,5 lần.

Minh Tiến

An ninh Tiền tệ

PS: Chúc mừng Việt Nam

2 Likes

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tham vọng mở 1.000 quán cà phê tại Trung Quốc, Trung Nguyên đã ‘mở cõi’ được đến đâu?

Mới đây, Trung Nguyên Legend tiếp tục khai trương quán cà phê tiếp theo tại Thượng Hải. Từng ôm tham vọng mở 1.000 quán cà phê trên đất nước tỷ dân, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm được đến đâu?

Sáng 8/7, Trung Nguyên Legend chính thức khai trương không gian Thế Giới Cà Phê Trung Nguyên Legend thứ 5 tại Thượng Hải.

Địa điểm mở quán của Trung Nguyên lần này nằm trong một con ngõ trên đường Trung Hưng, Quận Tĩnh An, Thượng Hải, Trung Quốc (đối diện Ga cao tốc Thượng Hải). Kể từ thời điểm thâm nhập thị trường tỷ dân, đây là cửa hàng cà phê thứ 11 của Trung Nguyên tại Trung Quốc.

“Mộng Trung Hoa” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Mở 1.000 quán cà phê, mỗi người Trung Quốc chi 1 USD cho cà phê thì Trung Nguyên sẽ thu về tỷ USD

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tham vọng mở 1.000 quán cà phê tại Trung Quốc, Trung Nguyên đã 'mở cõi' được đến đâu?- Ảnh 1.

Cửa hàng mới của Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải. Ảnh: Trung Nguyên.

Nhìn vào thị trường Trung Quốc, ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend - từng chia sẻ: Nếu 1 người Trung Quốc chi 1 USD cho cà phê Trung Nguyên, tập đoàn này sẽ thu về tỷ USD.

Trung Nguyên tiến hành việc mở cửa hàng đầu tiên tại Thượng Hải, vào tháng 9/2022.

"Trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Trung Nguyên Legend đã xuất khẩu đến, Trung Quốc là một thị trường đặc biệt quan trọng", đại diện Trung Nguyên Legend cho biết vào thời điểm khai trương cơ sở Trung Nguyên đầu tiên trên đất nước tỷ dân, tại 699 đường Nanjing, Thượng Hải.

"Không chỉ vì chia sẻ chung nền tảng văn hóa, triết lý phương Đông, mà còn vì đây là thị trường có sức tăng trưởng nhanh, xu hướng cà phê có khả năng nắm bắt các xu hướng cà phê mới nhanh chóng, năng động, đặc biệt tại Thượng Hải – nơi Trung Nguyên Legend chọn làm địa điểm đặt văn phòng trụ sở cũng như giới thiệu flagship store đầu tiên trên thế giới – nơi hội tụ 3 nền văn minh cà phê Ottoman – Roman – Thiền đã được Trung Nguyên Legend nghiên cứu và tinh lọc".

Đường đến 1.000 cửa hàng còn xa…

"Sắp tới, Trung Nguyên Legend sẽ mở rộng qua hình thức hợp tác đầu tư (nhượng quyền) với kế hoạch phát triển 1.000 quán tại khắp các tỉnh thành Trung Quốc. Đó chính là “tính mới” của Trung Nguyên mà Vũ ấp ủ bao năm qua: Đẩy mạnh sự hiện diện của cà phê Việt ra thế giới thông qua các không gian mang văn hóa bản địa, không chỉ là “con buôn” kiếm lời như giai đoạn trước", ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng chia sẻ trên báo giới.

Mô hình nhượng quyền nằm trong kế hoạch mở rộng mô hình chuỗi cửa hàng giai đoạn 1 của Trung Nguyên tại Trung Quốc. Cuối năm 2023, tập đoàn này đã thành công trong việc mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại Trung Quốc, tọa lạc trên con đường mua sắm sầm uất Hongmei South của Thượng Hải.

Tuy không đề cập chính xác mốc thời gian đạt được 1.000 cửa hàng, sau khi mở thành công cửa hàng nhượng quyền đầu tiên, tập đoàn này đã lên kế hoạch sẽ mở 130 cửa hàng trên toàn lãnh thổ Trung Quốc vào năm 2024.

Đã qua nửa năm 2024, chặng đường 130 cửa hàng, Trung Nguyên chưa đi được 1/10.

Theo Bình An

An ninh tiền tệ

2 Likes

Khối ngoại thẳng tay “xả hàng” kịch liệt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đà bán bao giờ ngưng?

Chuyên gia DSC kỳ vọng áp lực bán ròng từ khối ngoại hạ nhiệt dần, thậm chí quay trở lại, khi câu chuyện nâng hạng thị trường Việt Nam đang cận kề.

Động thái xả hàng ồ ạt của khối ngoại đang trở thành tâm điểm trên thị trường chứng khoán Việt nam. Gần nhất, khối ngoại đã có một phiên (8/7) bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay với giá trị bán ròng lên tới gần 2.500 tỷ đồng.

Thống kê từ đầu năm, giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường đã vượt mốc 54.000 tỷ đồng trên sàn HoSE, gấp 2,2 lần so với mức bán ròng cả năm 2023. Con số này cũng gần chạm đến ngưỡng bán ròng kỷ lục trong lịch sử năm 2021 với trên 58.000 tỷ đồng. Sau thời gian miệt mài bán ròng, liệu bao giờ dòng vốn ngoại đảo chiều?

Ảnh chụp Màn hình 2024-07-08 lúc 22.01.42.png

Tại hội thảo đầu tư với chủ đề “Đón đầu chu kỳ phục hồi nửa cuối năm 2024” do Chứng khoán DSC tổ chức mới đây, ông Bùi Văn Huy – Giám đốc điều hành Chi nhánh phía Nam CTCP Chứng khoán DSC cho rằng khối ngoại đã bán ròng hơn 50.000 tỷ đồng kể từ đầu năm, nhưng mức độ ảnh hưởng lên thị trường Việt Nam không quá lớn.

Minh chứng là bất chấp khối ngoại bán ròng rã, thị trường vẫn không rơi mà neo trên vùng 1.280 điểm. Quy mô giao dịch của khối ngoại chỉ chiếm quanh 18-20% trên tổng quy mô giao dịch toàn thị trường, thấp hơn nhiều so giai đoạn trước năm 2020, đạt mức 30-50% tổng quy mô toàn thị trường.

Một số nguyên nhân dẫn đến áp lực bán ròng của khối ngoại trong thời gian qua là chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế; Quỹ ngoại đánh giá tương quan về định giá, lợi nhuận kỳ vọng giữa các khu vực đầu tư; Một số quỹ ETF rút ròng, giải thể; TTCK Việt Nam thiếu tính đa dạng về sản phẩm, và lĩnh vực đầu tư (nhóm ngành).

Tuy nhiên, ông Huy nhìn thấy áp lực bán ròng của khối ngoại cũng đã giảm rõ rệt trong thời gian gần đây. Vị chuyên gia này kỳ vọng áp lực bán ròng từ khối ngoại hạ nhiệt dần, thậm chí quay trở lại, khi câu chuyện nâng hạng thị trường Việt Nam đang cận kề.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng sự chênh lệch lãi suất tiếp diễn khiến dòng tiền trong nước và nước ngoài liên tục rút ra khỏi Việt Nam. Để giải bài toán này, cần cân đối giữa lãi suất và tỷ giá.

Động thái của NHNN thời gian gần đây cho thấy, một mặt NHTW bán dự trữ ngoại hối, mặt khác nâng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng để ổn định tỷ giá. Dù có cái nhìn thận trọng về tỷ giá trong những tháng cuối năm, song chuyên gia kỳ vọng việc Fed hạ lãi suất phần nào giảm áp lực tỷ giá.

Theo vị chuyên gia, mối tương quan giữa tỷ giá và chứng khoán không lớn, lãi suất là yếu tố quan trọng nhất tác động đến thị trường chứng khoán. Dòng tiền khối ngoại sẽ quay trở lại khi các môi trường đầu tư khác không còn hấp dẫn. Trong môi trường lãi suất thấp và nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ tăng trưởng top đầu thế giới của Việt Nam được kỳ vọng thu hút dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài rất e sợ việc tỷ giá biến động hơn là việc tỷ giá cao hay thấp, chính vì thế ổn định tỷ giá là mục tiêu quan trọng để thu hút dòng vốn chảy vào Việt Nam.

“Tôi cho rằng dòng vốn ngoại sẽ mua ròng quay trở lại trong nửa cuối năm nhờ (1) Nền kinh tế Việt Nam tích cực hơn trong hai quý cuối năm (2) Fed hạ lãi suất giảm áp lực tỷ giá (3) Thị trường vẫn hấp thụ không rơi cho thấy thị trường khá vững vàng, động thái bán ròng khối ngoại tác động không lớn”, ông Nguyễn Tú Anh dự báo.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trung Hiếu - Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ NTP-AM cho rằng dòng tiền ngoại đã quay trở lại một số nước ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia. Theo đó, vị chuyên gia kỳ vọng dòng tiền ngoại sẽ giảm bán ròng trong quý 3 và có thể quay trở lại trong quý 4.

Mai Chi

An ninh Tiền tệ

2 Likes

Công ty chứng khoán đầu tiên công bố BCTC quý 2/2024: Lợi nhuận cao kỷ lục, dư nợ margin tăng vọt lên gần 10.000 tỷ

Công ty chứng khoán đầu tiên công bố BCTC quý 2/2024: Lợi nhuận cao kỷ lục, dư nợ margin tăng vọt lên gần 10.000 tỷ

Sau 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành gần 54% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024.

CTCP Chứng khoán MB (mã MBS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý 2/2024, qua đó trở thành cái tên đầu tiên trong nhóm hé lộ số liệu tài chính, kinh doanh nửa đầu năm 2024.

Tính riêng trong quý 2/2024, MBS ghi nhận tăng trưởng trong hầu hết các mảng nghiệp vụ chính, doanh thu hoạt động đạt 883 tỷ đồng, tăng trưởng 120% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 271 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ 2023. Lãi ròng thu về gần 217 tỷ đồng, tăng 74% so với quý 1/2023 và là mức lợi nhuận cao kỷ lục theo quý trong lịch sử hoạt động của công ty chứng khoán này.

Screen Shot 2024-07-08 at 12.47.49.png

Trong quý 2, lãi từ cho vay và phải thu đóng góp gần 262 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối quý 2/2024, dư nợ cho vay của MBS ghi nhận 9.979 tỷ đồng, trong đó cho vay ký quỹ (margin) gần 9.823 tỷ đồng, tăng 549 tỷ đồng so với cuối quý 1.

Screen Shot 2024-07-08 at 13.02.18.png

Mảng môi giới của MBS trong quý 2 cũng tiếp tục khởi sắc với doanh thu đạt hơn 179 tỷ đồng, tăng 32 cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết giá trị và khối lượng giao dịch chứng khoán toàn thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ.

Về mảng tự doanh, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) ghi nhận 341 tỷ, gấp gần 5 lần con số của quý 2 năm ngoái; lãi từ các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) ghi nhận 33 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước âm hơn 4 tỷ); ngược lại, lãi từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) giảm 22% xuống 36 tỷ đồng.

Thời điểm cuối quý 2/2024, khoản mục FVTPL của MBS có giá trị thị trường gần 1.600 tỷ đồng, tăng gầ 480 tỷ so với đầu năm, chủ yếu là trái phiếu niêm yết (843 tỷ), giấy tờ có giá khác (689 tỷ). Khoản mục AFS tại thời điểm 30/6/2024 chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết (1.889 tỷ đồng) và gần 118 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết. Công ty không thuyết minh cụ thể về khoản mục này.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của MBS đạt 1.557 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ năm 2023. LNTT tăng 63% lên 500 tỷ, lãi ròng tương ứng 399 tỷ đồng

Năm 2024, MBS lên kế hoạch 2024 với tổng doanh thu đạt 2.786 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 930 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 53% và 36% so với thực hiện năm trước.

Như vậy sau 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành gần 54% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024.

photo-1720418504193

Tuệ Giang

An ninh Tiền tệ

3 Likes

Em xin phép nhờ các BRO từ vấn giúp em. Chẳng là mấy hôm nay nhiều bạn môi giới gọi điện nói em nên đi học một lớp đầu tư cho bài bản thì mới kiếm được nhiều lợi nhuận. Đầu tư chứng khoán mà không ăn được vài lần thì vứt, chưa biết đầu tư đâu.

Về cơ bản, em cũng chỉ là lính mới tò te thôi. Cái hình ảnh là em chụp từ tài khoản của em 9 tháng nó báo thế chứ thực tế chắc không đến vậy đâu ạ. Hình như bên MBS làm động tác nịnh nhà đầu tư, nhưng em cũng phải rất là cố gắng mới được có vậy. Trong khi nghe các bạn tư vấn em đang thấy phân vân quá, không biết có nên đăng ký một lớp học giá khoảng 50 củ để nâng tầm tư duy mình lên không ạ. Chứ cứ thế này chẳng biết bao giờ kiếm được tiền vì vốn bé quá các bác ạ.

Em xin các BRO hay cho em vài lời khuyên chân thành ạ. Em xin cảm ơn các PRO nhiều ạ!

2 Likes

Lịch chốt quyền cổ tức 8/7-12/7: Cổ tức tiền mặt cao nhất 50%, một ngân hàng chuẩn bị chi hơn 2.900 tỷ đồng trả cổ tức

Lịch chốt quyền cổ tức 8/7-12/7: Cổ tức tiền mặt cao nhất 50%, một ngân hàng chuẩn bị chi hơn 2.900 tỷ đồng trả cổ tức

Trong tuần này có 21 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, mức cao nhất là 50% và thấp nhất là 3,5%.

Theo thống kê, có 33 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 8/7– 12/7. Trong đó, 21 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần này, mức cao nhất là 50% và thấp nhất là 3,5%. Ngoài ra, tuần này có 9 doanh nghiệp trả cổ tức cổ phiếu, 2 doanh nghiệp phát hành thêm, 1 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp.

Ảnh chụp Màn hình 2024-07-06 lúc 18.34.35.png

Ngày 10/7 tới đây, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (mã NCT) sẽ chốt quyền nhận cổ tức còn lại năm 2023 với tỷ lệ 50% bằng tiền (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 5.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 8/8. Với gần 26,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, NCT dự chi khoảng 131 tỷ đồng để trả cổ tức lần này.

Trước đó, vào cuối tháng 12 năm ngoái, NCT đã chi gần 79 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 30%. Như vậy, tính cả cổ tức đợt này, cổ đông của NCT sẽ nhận được cổ tức cho năm 2023 với tổng tỷ lệ 80% tương ứng 8.000 đồng/cp. Phần lớn số cổ tức thuộc về công ty mẹ Vietnam Airlines (mã HVN).

Tại ngày 31/03/2024, Vietnam Airlines nắm quyền chi phối 55,13% vốn tại NCT và dự kiến sẽ bỏ túi khoảng 72 tỷ đồng trong đợt cổ tức tới đây. Ngoài ra, doanh nghiệp hàng không này còn có 2 cổ đông lớn khác là quỹ ngoại America LLC với tỷ lệ 10,7% và CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (Nasco – mã NAS) với tỷ lệ 6,98% vốn.

Ngày 10/7 tới đây, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng (mã HPP) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 2.000 đồng.

Với gần 8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến HPP sẽ chi khoảng 16 tỷ để thanh toán cổ tức cho cổ đông. Thời gian chi trả dự kiến từ 31/7/2024.

Trước đó vào tháng 12/2023, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Như vậy hoàn tất đợt chi trả mới, tổng tỷ lệ cổ tức cổ đông HPP nhận về là 30%, đúng theo kế hoạch đề ra.

Ngày 12/7 tới đây sẽ là ngày Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn (mã: SGH) chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức còn lại của các năm trước và năm 2023 bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 47,6% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận về 4.760 đồng). Đây cũng là mức trả cổ tức kỷ lục bằng tiền mà doanh nghiệp thực hiện từ trước tới nay. SGH dự kiến thanh toán cổ tức vào ngày 23/7/2024.

Tại thời điểm cuối năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt hơn 61 tỷ đồng. Với hơn 12 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Khách sạn Sài Gòn sẽ phải chi gần 60 tỷ đồng để thanh toán đợt cổ tức kỷ lục này, đồng nghĩa với việc dốc gần hết lợi nhuận chưa phân phối để chia cổ tức.

Ngày 12/7 tới đây, CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Hino Trường Long – mã HTL) sẽ chốt danh sách chi trả cổ tức đợt 2/2023 với tỷ lệ 30% bằng tiền (01 cp nhận 3.000 đồng). Với 12 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Hino Trường Long dự kiến sẽ chi khoảng 36 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 30/7.

Trước đó hồi tháng 2 năm nay, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 với tỷ lệ 20% bằng tiền. Như vậy, tính cả đợt cổ tức lần này, cổ đông Hino Trường Long sẽ nhận cổ tức cho năm 2023 với tổng tỷ lệ 50%. Đây là mức cổ tức cao nhất trong vòng 7 năm kể từ năm 2016 khi doanh nghiệp này chia cổ tức tỷ lệ 60%. Những năm gần đây, tỷ lệ cổ tức thường dao động trong khoảng 10-20%.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – HoSE: HDB) vừa chốt ngày chia cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 10% là 15/7/2024, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/7/2024. Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt dự kiến là 26/7/2024. Cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ được nhận 1.000 đồng/cổ phiếu. Với hơn 2,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính HDBank sẽ chi hơn 2.900 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Mai Chi

An ninh Tiền tệ

2 Likes

Vol bé tẹo thế này có sập được không các chuyên gia nhỉ?

Nhìn tây lông bán phát khiếp, nhỏ lẻ Việt Nam thật kiên cường thào nào giặc Pháp Mỹ qua đều bị đánh bại hết :smiley:

:smiley:

2 Likes

Thật là đẳng cấp :stuck_out_tongue:

1 Likes